Sẽ có tuyến đường sắt Trảng Bom – Sài Gòn
Với tổng số vốn đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, tuyến đường sắt nối Trảng Bom (Đồng Nai) – Hòa Hưng (TP HCM) dài gần 46 km được cho là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa ngày càng tăng.
Chiều 27/2, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cùng Công ty tư vấn TEDI South đã có buổi làm việc với UBND TP HCM để bàn về phương án xây dựng tuyến đường sắt Trảng Bom – Sài Gòn.
Theo đơn vị tư vấn thiết kế, chiều dài đoạn tuyến Trảng Bom – Hòa Hưng gần 46 km, trong đó đoạn đi trên cao gần 20 km. Toàn bộ tuyến bố trí 15 ga và trạm khách. Trong đó đoạn từ ga Bình Triệu đến Hòa Hưng được đánh giá là quan trọng nhất. Theo quy hoạch, sẽ xây dựng 3 đường đôi khổ 1.000 mm nhằm khai thác đường sắt khổ 1 m trong giai đoạn hiện hữu. Về lâu dài sẽ xây thêm 2 đường khổ 1.435mm. Hành lang tuyến đường sắt dự kiến theo quy hoạch của TP HCM là 30 m.
Do số vốn đầu tư rất lớn nên tư vấn kiến nghị phân kỳ đầu tư theo từng đoạn và chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể, chia ra làm 2 đoạn để đầu tư gồm, đoạn Dĩ An (Bình Dương) – TP HCM (dự kiến sẽ được khởi công xây dựng trước năm 2020) và đoạn Dĩ An – Trảng Bom (Đồng Nai).
Sơ đồ tuyến đường sắt Trảng Bom – Hòa Hưng (màu đỏ). Ảnh: Google maps
Video đang HOT
Trong đó, đoạn Dĩ An – TP HCM được phía tư vấn đưa ra hai phương án. Phương án 1 là kết cấu đường 1.000 mm và 1.435 mm độc lập với nhau. Phương án này sẽ có tổng chi phí tạm tính là 41.566 tỷ đồng (chưa bao gồm tiền đầu tư tàu).
Phương án 2 làm chung kết cấu đường khổ 1.000 mm và 1.435 mm với tổng chi phí dự kiến 39.952 tỷ đồng. Còn đoạn Dĩ An – Trảng Bom nếu đi qua TP Biên Hòa tổng mức đầu tư là 23.714 tỷ đồng và nếu đi theo hướng tuyến mới quy hoạch mức đầu tư sẽ là 27.375 tỷ đồng.
Cũng theo đơn vị tư vấn, nếu xây dựng đường sắt khổ 1.000 mm đoạn Trảng Bom – Hòa Hưng năng lực chạy tàu tối đa là 30 đôi tàu/ngày. Còn đối với đường đôi khổ 1.000 mm từ 75 đến 120 đôi tàu/ngày (thời gian giãn cách từ 12 đến 20 phút). Đối với đường đôi khổ 1.435 mm là 150 đôi tàu/ngày (thời gian giãn cách là 10 phút). Đơn vị tư vấn kiến nghị trước mắt đầu tư xây dựng đoạn từ ga Bình Triệu (quận Thủ Đức) đến Trảng Bom với đường đôi khổ 1.000 mm.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP HCM cho rằng ranh giới hiện tại của tuyến đường sắt quốc gia từ ga Bình Triệu đến ga Sài Gòn chỉ rộng dưới 10m, nếu mở rộng lên 30m thì việc đền bù giải tỏa rất khó khăn. Do đó yêu cầu tư vấn thiết kế tính toán phương án làm sao để giảm ranh giới nhằm giảm giải tỏa. Đồng quan điểm, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chỉ đạo tư vấn giám sát phối hợp với Sở GTVT nghiên cứu ranh giới tuyến đường sắt Hòa Hưng – Sài Gòn, trong đó quan trọng nhất là đoạn Bình Triệu – Sài Gòn theo hướng giảm ranh giới giải phóng mặt bằng.
Phía Bộ GTVT và TP HCM đều thống nhất xây dựng phương án đường sắt trên cao từ Bình Triệu đến Hòa Hưng, kể cả các depot, đồng thời xem xét kết nối với các tuyến đường sắt đô thị trong tương lai. Tuy nhiên, cần xem xét phương án ưu tiên đầu tư sao cho hợp lý.
“Bộ GTVT sẽ làm việc với các nhà tài trợ để kêu gọi nguồn vốn đầu tư hạ tầng, tuy nhiên phần vốn giải phóng mặt bằng thì TP HCM xem xét cân đối để bố trí khi triển khai dự án”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết.
Theo quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết đường sắt khu vực đầu mối TP HCM của Bộ GTVT, đến năm 2020 sẽ có các tuyến đường sắt gồm: Trảng Bom (Đồng Nai) – Hòa Hưng (ga Sài Gòn); TP HCM – Mỹ Tho – Cần Thơ (dài 174km); TP HCM – Nha Trang (dài 366km); TPHCM – Tây Ninh (dài 139km); Dĩ An – Lộc Ninh (dài 128km); Thủ Thiêm – Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai); tuyến chuyên dụng ra cảng Hiệp Phước là tuyến chỉ vận chuyển hàng hóa; tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu (dài 54,6km); Tổng mức đầu tư cho các tuyến này là 341.261 tỷ đồng; dự kiến nguồn vốn đầu tư sẽ được huy động từ vốn vay ODA, trái phiếu chính phủ, ngân sách nhà nước, doanh nghiệp tư nhân tham gia…
Theo VNE
Gấp rút giải phóng mặt bằng tuyến metro đầu tiên của TP.HCM
Ngày 15.10, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín cho biết thành phố đang gấp rút giải phóng mặt bằng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên để các đơn vị thi công thực hiện dự án theo đúng tiến độ đề ra.
Thi công khoan cọc nhồi đoạn từ cầu Sài Gòn đến Nút giao Trạm 2, quận 2
Đây là tuyến metro đầu tiên của TP.HCM được triển khai xây dựng.
Theo ông Nguyễn Hữu Tín, dự án đi qua các quận 1, Bình Thạnh, Thủ Đức, 2, 9 (TP.HCM) và một phần qua thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Tổng kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật hơn 6.097 tỉ đồng.
Hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn thành trên địa bàn các quận 1, Bình Thạnh, 2, 9 và đạt 93% trên địa bàn quận Thủ Đức; còn lại trên địa bàn quận Thủ Đức (66 hộ) và tỉnh Bình Dương (5 hộ) dự kiến sẽ được hoàn thành trong tháng 10 này.
Tổng mức đầu tư dự án hơn 47.325 tỉ đồng, trong đó vốn vay ODA của JICA (Nhật Bản) hơn 41.833 tỉ đồng, số còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách thành phố.
Quy mô dự án gồm xây dựng đoạn tuyến đường sắt đi ngầm dài 2,6 km; xây dựng đoạn tuyến đường sắt đi trên cao dài 17,1 km; trên chiều dài tuyến có 11 ga trên cao, 3 ga ngầm và 1 depot...
Dự kiến năm 2018 sẽ hoàn thành dự án và đưa công trình vào khai thác.
Theo TNO
Về cầu Long Biên: Tranh luận sôi nổi chưa ra phương án Khi chưa tìm được phương án cuối cùng cho số phận cầu Long Biên, trong giới nghiên cứu tiếp tục nổ ra những cuộc tranh luận khá gay gắt. Cầu Long Biên phải được ứng xử như "quần thể sống" Có đến mức phải di dời? "Không thể tìm một vị trí khác thích hợp hơn cho tuyến đường sắt Ngọc Hồi -...