Sẽ có sách về linh vật truyền thống Việt Nam
Nhằm giúp cán bộ văn hóa nhận diện linh vật Việt Nam, tránh sử dụng linh vật ngoại lai, Bộ Văn hóa đã chỉ đạo Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh nghiên cứu và xuất bản bộ sách cẩm nang về hoa văn, biểu tượng trang trí trong mỹ thuật truyền thống Việt Nam.
Linh vật ngoại lai xuất hiện tràn lan tiếp tục là chủ đề nóng tại hội thảo “Mỹ thuật ứng dụng hiện nay và vấn đề biểu tượng trang trí trong quá trình hội nhập ở Việt Nam”, diễn ra ngày 22/11, tại Hà Nội. Nhiều nhà văn hóa, mỹ thuật, khảo cổ tỏ ra bức xúc khi suốt 10 năm qua, sư tử đá Trung Quốc nghễu nghện ở mọi nơi, trên khắp các tỉnh thành.
PGS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam gọi đó là hành động “tự đồng hóa mình”, “tự xâm lăng” văn hóa. Ông kể các bạn của ông khi đi qua di tích, công sở Việt Nam, nhìn thấy sư tử đá Trung Quốc án ngữ trước cửa, đều hỏi: “Đây có phải di tích của Trung Quốc”.
Theo PSG Tín, tất cả dân tộc trên thế giới đều có sự giao lưu, nhưng sau đó sẽ được tinh lọc, nhào nặn thành đặc trưng văn hóa từng quốc gia. Sư tử đá, thực chất cũng được người Trung Quốc sao chép từ khu vực Lưỡng Hà (Trung Đông) rồi biến thành cái riêng của mình.
Sư tử Trung Quốc đặt ở chùa Gia Quất, trước khi được di dời. Ảnh: Trà Mỹ.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Đặng Thị Liên thừa nhận, trước sự hội nhập và giao lưu quốc tế, việc dùng sản phẩm, biểu tượng, linh vật của nước ngoài khá tràn lan. Vì vậy, Bộ đã ban hành công văn số 2662 về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Bộ cũng đã xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện công văn và nhận được sự hưởng ứng tích cực.
Để công tác này đạt được hiệu quả, Thứ trưởng Liên đã chỉ đạo Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm sớm nghiên cứu và xuất bản bộ sách cẩm nang về hoa văn, biểu tượng trang trí trong mỹ thuật truyền thống Việt Nam; tổ chức cuộc thi sáng tác biểu, tượng linh vật mang dấu ấn đương đại, thực hiện trong năm 2015.
Video đang HOT
Bộ Văn hóa cũng yêu cầu thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về hình tượng sư tử và nghê truyền thống đến đương đại – từ lý thuyết đến các mẫu ứng dụng. Đề tài sẽ tổng hợp các mẫu mã về tượng, phù điêu sư tử và nghê tại những di tích truyền thống của cả nước; làm rõ bản sắc Việt Nam trong các mẫu linh vật đó. Tùy vào chất lượng của đề tài, Bộ có thể xuất bản thành bộ sách.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã yêu cầu Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm thực hiện đề tài nghiên cứu cấp bộ và hình tượng sư tử và nghê trong truyền thống đến đương đại. Ảnh: Quỳnh Trang.
Cục Di sản văn hóa được giao trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Bộ tiếp tục thanh kiểm tra tại các di tích, làm tốt công tác tuyên truyền để người dân thực hiện tốt việc không sản xuất, không sử dụng cũng như không cung tiến các biểu tượng, linh vật ngoại lai…
“Chúng tôi đã vạch ra lộ trình, trong năm 2014 này chúng ta làm công tác tuyên truyền, kiểm tra, đánh giá và khuyến cáo. Từ tháng 7/2015 chúng ta tiến hành xem xét theo đúng quy định Luật Di sản của các đơn vị, cá nhân tại di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng, tiến tới khuyến cáo với các công sở, cá nhân”, Thứ trưởng Liên nhấn mạnh.
Quỳnh Trang
Theo VNE
Sách giáo khoa của TPHCM sát thực tế hơn
Tiếp theo SGK môn vật lý được biên soạn và sử dụng từ năm 2011, năm học này, TPHCM tiếp tục sử dụng SGK môn toán lớp 6 bậc THCS và dự kiến tiếp tục biên soạn ở các lớp theo hướng mới.
Ông Trần Đức Huyên, giáo viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, một trong những người trực tiếp tham gia biên soạn sách giáo khoa (SGK) môn toán, cho biết cuốn sách mới của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) được biên soạn theo hướng tích hợp, mang tính thực tiễn và ứng dụng, nhất là ứng dụng về kinh tế.
Ứng dụng thực tiễn
Ông Huyên cho biết SGK ở các quốc gia khác trên thế giới có tính ứng dụng rất cao, gần chúng ta nhất là Singapore. Đặc biệt là Nhật Bản và Úc, sách toán của họ được biên soạn với các chủ đề có tính ứng dụng như toán kinh tế, toán trong cuộc sống hằng ngày với những ứng dụng thực tiễn như thống kê lời lỗ trong kinh doanh và toán thuần túy. "Sách toán của chúng ta bao lâu nay chỉ dừng lại ở toán thuần túy, tức là toán lý thuyết và những bài tập sư phạm ứng dụng lý thuyết mang tính hàn lâm, chỉ dành để đào tạo những nhà giáo dạy toán. Chính vì thế có tình trạng học sinh của chúng ta giải bài tập rất giỏi, giải những bài phương trình không thua kém học sinh nước nào nhưng quay lại tự đặt một phương trình khác thì không biết. Đó là lý do vì sao học sinh chúng ta giỏi nhưng kinh tế vẫn thua kém những quốc gia khác" - ông Huyên nhận định.
Học sinh Trường THCS Hồng Bàng, TPHCM sử dụng SGK vật lý do Sở Giáo dục và Đào tạo biên soạn trong một tiết học. (Ảnh: Hạ Văn)
Trên thực tế, từ năm 2011, TPHCM đã thí điểm đưa vào sử dụng SGK vật lý do Sở GD-ĐT TPHCM biên soạn ở khối lớp 6 bậc THCS và dần mở rộng đến khối lớp 8 năm 2013. Tuy các trường chỉ sử dụng như sách tham khảo nhưng nhiều giáo viên, học sinh rất thích thú.
Một giảng viên đang trực tiếp giảng dạy môn vật lý Trường THCS Bạch Đằng chia sẻ: Sách có giao diện phong phú, in màu, nội dung y như SGK của Bộ GD-ĐT nhưng có mở rộng ra thực tế, liên quan đến thực tế và cập nhật những kiến thức mới. Chẳng hạn như bài đo độ dài ở lớp 6, ở SGK của bộ yêu cầu tìm thước đo phù hợp thì ở sách của sở mở rộng ra như ngoài yêu cầu tìm thước đo, học sinh có thể dùng những vật dụng gì để đo. Ở sách của sở, thông tin bài bản, hình và chữ hài hòa với nhau trong khi sách của bộ rất cô đọng, yêu cầu ngoài bài học trên lớp, học sinh về nhà tìm hiểu thêm thông tin trên mạng và thực tế, điều này hơi quá sức với học sinh lớp 6, 7. Trong khi sách do sở biên soạn thì hướng dẫn chi tiết hơn.
Mới chỉ để tham khảo
Ông Trần Đức Huyên nói thêm: Khi biên soạn sách, tính ứng dụng và tích hợp là điều kiện tiên quyết. Chẳng hạn như ở lớp 7, học về đo lường thì chúng tôi tích hợp thêm kiến thức về địa lý như đo mực nước biển, rồi từ đó mở rộng thêm như kiến thức về biển thì học sinh được tìm hiểu thêm về Trường Sa, Hoàng Sa. "Tôi tin nếu TPHCM làm tốt thì các địa phương khác cũng sẽ ủng hộ, học sinh vùng miền nào cũng có thể sử dụng sách do TPHCM biên soạn vì một khi internet tỏa rộng thì không lẽ học sinh không biết đến password, không biết đến thẻ ATM. Mà trong khi đó khi dạy về số nguyên trong sách toán thì chúng tôi có đưa những ứng dụng này vào" - ông Huyên nói.
Một chuyên gia giáo dục cho rằng ý tưởng làm SGK với đội ngũ biên soạn bao gồm những nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường là ý tưởng tốt của
TPHCM vì chỉ những người đang trực tiếp giảng dạy mới biết học sinh mình đang cần gì, thiếu gì, khắc phục được những kiến thức hàn lâm ở bộ sách cũ. Tuy nhiên, nếu có cơ chế được sử dụng sách riêng, cần phải công khai đấu thầu việc in sách để tìm giá hợp lý nhất cho học sinh.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều trường kêu giá sách quá cao, giá sách vật lý lớp 7 do Sở GD-ĐT TPHCM biên soạn 180 trang giá 40.000 đồng trong khi SGK vật lý 7 của Bộ GD-ĐT giá 5.500 đồng (88 trang).
Dù được đánh giá là tốt nhưng nhiều trường THCS tại TPHCM chỉ dùng SGK của TP HCM để tham khảo. Ông Lê Ngọc Hải, Hiệu trưởng Trường THCS Tăng Bạt Hổ A (quận 4), cho rằng do tính pháp lý của SGK do Bộ GD-ĐT biên soạn cao hơn nên nhà trường vẫn chỉ dùng SGK của sở như tài liệu tham khảo, mở rộng thêm, không dạy song song vì sợ học sinh quá tải.
Chờ chủ trương chính thức Ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết chủ trương xin bộ SGK riêng cho TPHCM đã được giám đốc sở trình bày trong kỳ họp HĐND TP vừa qua nhưng cụ thể thế nào phải chờ khi Bộ GD-ĐT có chủ trương chính thức. Khi có chủ trương rồi mới dễ huy động đội ngũ chuyên gia, thầy cô giáo tâm huyết và có kinh nghiệm soạn sách. Kể cả nguồn lực tài chính, vì hiện nay chưa có kinh phí để làm. Còn cuốn SGK vật lý và toán của sở chỉ dừng lại ở tài liệu dạy học và được biên soạn sát với khung chương trình nội dung SGK của bộ, chỉ thay đổi những từ ngữ phù hợp với đặc thù vùng, miền.
Theo Đặng Trinh
Người Lao Động
Phạt 252 triệu nhà xuất bản sử dụng hình ảnh phản cảm làm bìa sách luật Sau khi họp bàn và xin ý kiến lãnh đạo Bộ TT&TT, Cục Xuấn bản In và Phát hành vừa chính thức ra quyết định xử phạt Nhà xuất bản Lao động - Xã hội 252 triệu đồng vì sử dụng hình ảnh phản cảm làm bìa sách luật. Bìa cuốn sách luật in hình diễn viên Công Lý bị dư luận phản...