Sẽ có quả báo cho những kẻ giật chồng người
Sau khi đọc xong bài viết “Tôi căm hận kẻ giật chồng của mẹ” thì mình thật sự không biết nói thế nào bạn à. Lại một người nữa có hoàn cảnh giống như mình. Nỗi đau này thật khó diễn tả phải không bạn. Mỗi lần nhắc đến nó như cắt da, cắt thịt mình vậy.
Trước đây bố mình cũng là một người đàn ông thương vợ, thương con. Nhưng ông đã trở thành một con người hoàn toàn khác khi ông đi với người phụ nữ ấy. Ông sẵn sang rũ bỏ tất cả mọi thứ, coi như không quen biết mẹ con mình. Bỏ lại đằng sau lưng người vợ và ba đứa con thơ. Một mình mẹ mình ngày đêm gồng gánh, thức khuya dậy sớm để có tiền nuôi con. Mình cũng rất nhiều lần bắt gặp mẹ nằm khóc một mình. Lúc đó mình cũng chẳng biết làm gì hơn. Cùng là thân phận phụ nữ mà có người sa đài cát, còn những người mẹ của chúng ta lại phải sa ruộng cày.
Mẹ của mình cũng đã khóc cạn nước mắt. Bà cũng nhất quyết không ly hôn chỉ vì lúc đó chị em mình còn đang đi học. Bạn ít ra thì vẫn được sống trong tình thương của mọi người, còn chị em mình thì không.
Mình vẫn nhớ như in cái ngày đầu tiên khi mẹ con mình biết chuyện. Bà nội của mình cùng anh chị em của bố mình, họ đã kéo nhau vào đánh chửi mẹ con mình thậm tệ. Họ vứt quần áo của mẹ con mình ra sân. Họ thường xuyên kéo nhau vào đánh chửi mẹ con mình. Và có một câu nói mà có lẽ cả đời này mình sẽ không bao giờ quên “Từ nay tao coi ba chị em mày như ba giọt máu đánh rơi” được thốt ra từ chính miệng bà nội của mình.
Tất cả moị người đằng nội họ đều ngoảnh mặt với chị em mình. Họ coi như chị em mình không tồn tại trên cõi đời này vậy. Họ rêu rao, bêu riếu mẹ con mình khắp nơi. Ngay cả chồng và con trai của mình họ cũng ghét. Có những lúc, mẹ con mình sống mà tưởng chừng như không vượt qua nổi. Có những đợt nhà mình không còn lấy một đồng, một hạt gạo nào trong nhà. Bốn mẹ con chỉ biết nằm ngủ để qua cơn đói. Trong khi đó bao nhiêu tiền của bố mình đều mang đi cho người phụ nữ kia.
Giờ họ cũng có một cuộc sống sung túc, còn mẹ con mình thì hằng ngày vẫn phải vật lộn để mưu sinh. Một người phụ nữ một nách nuôi ba con cùng ăn học với biết bao lo toan bộn bề thật là khó khăn. Thử hỏi có niềm tự hào nào hơn niềm tự hào này không. Và chúng ta nên tự hào về những người mẹ của chúng ta bạn à.
Video đang HOT
Khóc cũng chỉ bốn mẹ con biết, vui thì cũng chỉ bốn mẹ con cười. Nhưng mẹ con mình cũng đã sống với nhau rất vui vẻ mà không cần đến ông ấy nữa. Lúc đầu, ông mới xa nhà, mình cũng rất nhớ nhưng giờ cũng nguôi ngoai rồi bạn à. Mình không giận ông nhưng mình hận người đàn bà đã cướp đi những thứ không phải của mình. Mình biết, giờ cô ta đang cười khi mẹ con mình khóc nhưng cũng sẽ có lúc cô ta sẽ phải khóc khi mẹ con mình cười. Và mình chắc chắn điều đó sẽ nhanh đến bởi vì mình tin ông trời có mắt mà. Chúng ta sẽ được đền bù xứng đáng.
Bây giờ không những những người tầm tuổi con người đã cướp bố tôi mà còn rất nhiều cô gái trẻ cứ thấy anh nào giàu rồi lại lao vào chài mồi. Họ còn nói, đó là tình yêu chân chính. Có người còn trơ trẽn van xin vợ người ta hãy bỏ chồng để cho họ được sống tật với tình yêu của mình. Thật chịu không nổi luôn. Tôi không hiểu những người như thế rồi bố mẹ họ sẽ nghĩ gì, rồi họ sẽ sống ra sao và có nghĩ tới một ngày, chính chồng của họ cũng đi theo người đàn bà khác?
Bố tôi giờ đây cũng đã già, chuyện cũ tôi cũng không còn muốn nhớ nhiều nữa. Nhưng có một điều mình luôn trăn trở. Không biết liệu mình có đủ bao dung để tha thứ cho ông không?!
Theo Khám Phá
Giật mình với bộ mặt thật của đứa em trai biệt tích hơn hai mươi năm
Đứa em trai mà khi vừa sinh ra, bố tôi đã đem cho người khác vì sợ không nuôi được, giờ đã trưởng thành và có thật như lời mẹ nuôi em ấy nói không?
Năm 1982 bố mẹ tôi vào Tây Nguyên lập nghiệp. Năm 1986 mẹ sinh tôi và 1990 sinh em trai. Em trai vừa chào đời thì mẹ mất vì băng huyết. Nhà nghèo lại không biết cách chăm con nên bố tôi buộc phải cho người khác đứa con trai vừa chào đời với hy vọng họ sẽ nuôi bé lớn lên được no đủ. Chưa tới hai năm sau bố tôi cũng qua đời vì bị ngã trong rừng vài ngày sau mới được tìm thấy.
Tôi được đưa về Quảng Bình sống nhờ những người họ hàng xa. Nay tôi ở nhà người này mai ở nhà người kia. Nhà nào cũng nghèo, nghèo cả tinh thần lẫn vật chất. Không bữa cơm nào tôi được ăn no, quần áo rách rưới. Ám ảnh nhất thời gian đó là những trận đòn của một người bác thường xuyên say rượu. Lần nào uống rượu về, chưa kịp chạy trốn là tôi bị ông tóm cổ và ném như một con mèo. Bây giờ trên trán tôi vẫn còn vết sẹo do bị ông ném trúng vào cột nhà.
Trong làng có vợ chồng là giáo viên. Họ có bốn đứa con nhỏ. Biết hoàn cảnh của tôi, cô thầy thương lắm và xin làm được nhận về làm con nuôi. Từ đó tôi trở thành đứa con út trong gia đình có 5 chị em.
Bố mẹ nuôi không phân biệt con nuôi, con đẻ, thậm chí, theo như lời của những người trong làng kể lại thì tôi được cưng chiều hơn cả bốn anh chị. Tết nào mẹ cũng mua váy hoa đẹp cho tôi dù gia đình còn thiếu ăn. Mẹ dẫn tôi ra thị trấn chụp ảnh rồi phóng to treo sang trọng ở phòng khách. Mẹ muốn bù đắp cho những thiệt thòi tôi đã phải hứng chịu.
Tôi và em trai vẫn liên lạc với nhau qua điện thoại. (Ảnh minh họa)
Sau khi tốt nghiệp một trường đại học ở Sài Gòn, tôi xin được việc làm trong một công ty xuất nhập khẩu. Dịp nghỉ lễ Tết lao động năm tôi 24 tuổi, bố mẹ nuôi rủ tôi về Tây Nguyên, thăm lại nơi mình được sinh ra. Do hài cốt của bố mẹ tôi đã được chuyển về nghĩa địa ở Quảng Bình nên tôi chưa bao giờ về Tây Nguyên do sợ và ám ảnh những chuyện cũ.
Trong chuyến thăm lần đó, tôi được tin em trai mình vẫn còn sống. Gần 10 năm trước, mẹ nuôi từng đi dò hỏi giúp tôi tin tức của em nhưng không ai rõ hiện giờ gia đình em đang ở đâu. Trước khi tôi và mẹ nuôi ra về, tôi gửi lại địa chỉ và số điện thoại dặn một họ hàng xa rằng nếu có tin tức gì của em thì báo cho tôi biết.
Hơn hai mươi năm qua tôi chưa khi nào nghĩ về em trai mình. Tôi chỉ nhớ lờ mờ là mình có một đứa em trai vậy thôi chứ không có cảm xúc gì. Nay biết tin em vẫn còn, đã là một thanh niên, trong lòng tôi không khỏi xúc động. Em là mối quan hệ ruột thịt duy nhất trên cuộc đời này của tôi.
Bằng rất nhiều cách, qua nhiều manh mối, sau ba năm tôi đã liên lạc được với em trai. Rất nhiều người xúc động, vui mừng cho chị em đoàn tụ. Tôi cũng nghẹn ngào và rơi nước mắt khi nghe giọng em qua điện thoại.
Em trai tôi đang làm thợ nhôm kính ở Đà Nẵng. Học hành dở dang, công việc lương thấp. Thời gian đó tôi đang mang bầu tháng cuối và ở nhà chờ sinh con nên chưa thể ra thăm em được dù trong lòng rất muốn. Hai chị em liên lạc với nhau qua điện thoại.
Nói ra điều này tôi thấy như mình có tội với cả bố mẹ đã khuất và bố mẹ nuôi nhưng thực sự cuộc sống của tôi bắt đầu có những xáo trộn, mệt mỏi kể từ ngày gặp lại em. Tôi phát hiện ra em mình hay nói dối và có biểu hiện của một thanh niên có lối sống không lành mạnh. Em kể lể bất hạnh của mình, em kể xấu mẹ nuôi đối xử với em không tốt và cuộc đời bất công với em. Ban đầu tôi còn đồng cảm, chia sẻ và thương em, tôi gửi cho em rất nhiều tiền vì muốn cuộc sống của em đỡ chật vật. Nhưng dần dần, bằng sự nhạy cảm tôi cảm nhận gì đó không đáng tin ở em.
Nếu thật sự như lời mẹ nuôi của em nói, thì tôi nên làm gì với em bây giờ?
Vài lần tôi gọi điện cho mẹ nuôi em ở quê. Bà đã khóc và bảo rằng em tôi hỗn láo với bà. Dù bà nuôi em từ khi em lọt lòng nhưng em luôn có ý nghĩ mình là con nuôi, không được thương yêu. Em bỏ học, cá độ bóng đá và thường xuyên bỏ nhà ra đi. Khi nào đi chán lại về nhà hoạnh họe với bà, bắt bà thanh toán đống nợ em gây ra. Một lần bà nói với tôi rằng tôi không nên cho em biết địa chỉ nhà và đừng để lộ ra mình là người có tiền, nếu biết em sẽ không tha đâu. Bà khẳng định với tôi rằng sớm muộn gì em tôi cũng vào tìm tôi và sau đó là tính chuyện vay tiền làm ăn.
Hôm qua em gọi cho tôi, cách nói chuyện của em rất mùi mẫn khiến tôi phải bối rối. Trước khi kết thúc cuộc gọi em đề nghị được vào Sài Gòn thăm tôi. Tôi hiện đang sống với gia đình chồng. Bố mẹ chồng là người khó tính và tất nhiên ông bà không biết câu chuyện về đứa em trai tôi. Suốt cả đêm hai vợ chồng thao thức, dù sao tôi vẫn là chị ruột em, là chỗ dựa cho em. Tôi không biết phải như thế nào lúc này? Nếu như những lời mẹ nuôi nói là đúng thì tôi cần làm gì để giúp em? Và liệu có giúp được gì cho em thay đổi không?
Theo 2sao
Có phải tôi đang gặp quả báo vì 'sát gái'? Có phải tôi đang gặp quả báo vì trước kia giã tâm ép người cũ phá bỏ chính giọt máu của mình? Khi tôi còn là một chàng trai ngoài 20, tôi như một lãng tử. Gia đình cũng thuộc dạng có điều kiện, có của ăn của để. Tôi lại được nuông chiều nên tiền tiêu rủng rỉnh, mua cái này, sắm...