Sẽ có nhiều hoạt động hơn nữa về Luật quốc tế ở Việt Nam
Hội nghị “Luật pháp quốc tế và một châu Á năng động” đã kết thúc thành công tốt đẹp, tạo bước đà cho nhiều hoạt động về Luật quốc tế hơn nữa ở Việt Nam
Ngày 15/4 là ngày cuối cùng diễn ra Hội nghị “Luật pháp quốc tế và một châu Á năng động” do Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp tổ chức với Hiệp hội Luật quốc tế châu Á (ASIANSIL) tại Hà Nội. Hội nghị đã quy tụ hơn 100 đại biểu trong nước và quốc tế, gồm các quan chức, luật sư và học giả.
Trong 2 ngày diễn ra Hội nghị tích cực và sôi nổi, với 12 phiên thảo luận và hơn 50 bài tham luận, các học giả hàng đầu đến từ các nước châu Á đã cùng nhau bàn luận về các lĩnh vực khác nhau của Luật pháp quốc tế như: giải quyết tranh chấp thương mại, luật kinh tế quốc tế,tư pháp quốc tế đến các chủ đề như quyền con người, luật biển, giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và luật môi trường quốc tế.
Hội nghị “Luật pháp quốc tế và một châu Á năng động”.
Tiến sĩ Trịnh Hải Yến, Phó Trưởng khoa Khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao nhận định: “Hội nghị đã thu hút sự quan tâm đông đảo của các học giả, thúc đẩy sự trao đổi, hiểu biết hơn về các vấn đề về Luật quốc tế trong khu vực châu Á. Hội nghị đã tạo nên một diễn đàn hữu ích cho các chuyên gia, các luật sư, thậm chí là cả các nhà hoạch định chính sách đến từ các nước để trao đổi ý kiến xung quanh Luật quốc tế. Diễn đàn ấy đã giúp cho các bên hiểu rõ nhau hơn và tạo nên mạng lưới các học giả, các luật sư để phát triển hơn nữa những hoạt động tương tự như vậy”.
Bà Hải Yến cho biết thêm: “Sắp tới, sau khi Hiệp hội Luật quốc tế Việt Nam được thành lập, chắc chắn sẽ có nhiều hoạt động hơn nữa về Luật quốc tế, trong đó có việc tổ chức các hội thảo, các khóa học, liên kết với các Hiệp hội khác trên thế giới. Việc tổ chức thành công Hội nghị lần này là một bước tiến quan trọng, giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức những cuộc trao đổi, diễn đàn cho các chuyên gia, các luật gia về Luật pháp quốc tế”.
Video đang HOT
Giáo sư MOGAMI Toshiki, Đại học Waseda, Nhật Bản cho biết: “Điều đầu tiên, tôi muốn nói rằng tôi đánh giá cao về việc Việt Nam đã đăng cai và tổ chức Hội nghị thành công tốt đẹp. Với sự chuẩn bị chu đáo từ phía Việt Nam, Hội nghị đã tạo điều kiện cho các học giả châu Á có cơ hội được gặp gỡ và chia sẻ thông tin, kiến thức với nhau”.
“Tôi cho rằng, hiện nay có nhiều thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, như là thách thức về Hiệp định đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), hay vấn đề xung đột trên biển. Những thách thức này sẽ được giải quyết phần nào khi Việt Nam nắm rõ và có sự hiểu biết sâu sắc về Luật pháp quốc tế”, ông MOGAMI nhấn mạnh.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ký kết và thực hiện hiệu quả nhiều điều ước quốc tế trong các lĩnh vực khác nhau đồng thời tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam, đặc biệt trong xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế.
Hội nghị “Luật pháp quốc tế và một châu Á năng động” đã kết thúc thành công tốt đẹp, tạo cơ hội để Việt Nam chuyển tải thông điệp chính sách đến các đại biểu trong và ngoài khu vực, giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn quan điểm, quan điểm của Việt Nam về luật pháp quốc tế. Đồng thời, đây cũng là dịp để giới luật gia Việt Nam trao đổi cùng các đồng nghiệp nước ngoài về việc thúc đẩy xây dựng và tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế./.
Phương Chi
Theo_VOV
Lộn xộn vận tải thủy tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn: Cục Hàng hải vào cuộc
Đoàn công tác của Cục Hàng hải sẽ trực tiếp kiểm tra hoạt động của tuyến vận tải này và xử lý nghiêm trách nhiệm (nếu có).
Ngày 9/6, Báo Điện tử VOV.VN - Đài Tiếng nói Việt Nam đã có bài phản ánh về tình trạng lộn xộn trong công tác quản lý, sắp xếp hành khách tại cầu bến cũng như trên các phương tiện vận tải thủy từ bờ ra đảo tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn dẫn đến tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho hành khách, hàng hóa...
Nhiều hành khách chen lấn, leo trèo để lên xuống tàu không đúng nơi quy định tại tuyến vận tải thủy Sa Kỳ - Lý Sơn. (Ảnh: Internet)
Phản hồi về vấn đề này, Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh, Cục Hàng hải Việt Nam đã yêu cầu Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi là đơn vị quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo Sa Kỳ - Lý Sơn (tuyến vận tải đảo Lớn - đảo Bé được quản lý bởi chính quyền địa phương) khẩn trương xác minh các thông tin nêu trên.
Tiếp đó, ngày 10/6, đoàn công tác của Cục Hàng hải Việt Nam do lãnh đạo Cục dẫn đầu đã trực tiếp đi kiểm tra hoạt động của tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo Sa Kỳ - Lý Sơn và xử lý nghiêm trách nhiệm (nếu có), nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách và thuyền viên.
Cục Hàng hải Việt Nam cũng cho biết, song song với việc thanh, kiểm tra trực tiếp về tình hình hoạt động của tuyến vận tải thủy, Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã có Công văn số 2336 về việc bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong mùa mưa bão.
Trong đó yêu cầu các Cảng vụ Hàng hải tăng cường kiểm tra, giám sát các điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu biển và các phương tiện thủy nội địa hoạt động trong vùng nước cảng biển. Đặc biệt chú trọng đến các tuyến vận tải hành khách từ bờ ra đảo; tuyệt đối không cho phép phương tiện không bảo đảm các điều kiện an toàn, cứu sinh, cứu hỏa, chở quá tải, quá số lượng hành khách cho phép được rời cảng.
Cũng theo Cục Hàng hải Việt Nam, từ đầu năm đến nay đã triển khai nhiều biện pháp để chỉ đạo, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn giao thông hàng hải trong đó có các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trên toàn quốc.
Đặc biệt trong những ngày lễ, Tết có số lượng hành khách tăng đột biến, Cục Hàng hải Việt Nam đã chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải phối hợp với các cơ quan, đơn vị có chức năng tại các địa phương để đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải tại hai đầu cảng trên tuyến, không để xảy ra tình trạng quá tải, gây mất trật tự; kiểm tra chặt chẽ lượng hành khách, hàng hóa vận chuyển trên tuyến, tuyệt đối không cho phép các phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa vượt quá quy định rời cảng.
Theo phản ánh của VOV.VN, tại tỉnh Quảng Ngãi, hoạt động vận tải khách, đặc biệt là khách du lịch biển trên tuyến vận tải khách Sa Kỳ - Lý Sơn, đảo Lớn - đảo Bé đang tồn tại tình trạng nhiều hành khách vẫn chen lấn, leo trèo để lên xuống tàu không đúng nơi quy định. Chủ tàu để mặc hành khách đứng ở đầu tàu khi tàu đang hoạt động trên biển.
Một trong những nỗi lo hiện nay là trên tuyến này hiện có 7 phương tiện hoạt động nhưng hầu hết là do người dân tự mua phương tiện đưa vào khai thác. Do vậy, khi nhu cầu của du khách tăng cao đã xảy ra tình trạng các phương tiện chạy quá tốc độ để quay đầu, tăng chuyến.
Lo ngại hơn, hành khách đi tàu cao tốc, đi ca nô tham quan du lịch ở đảo Lý Sơn cũng chưa được quan tâm trang bị áo phao nhằm phòng ngừa rủi ro trên biển. Tình trạng các tàu vận tải, ca nô đưa đón khách hoạt động tự phát trên tuyến từ đảo Lớn sang đảo Bé của huyện Lý Sơn vẫn chưa được kiểm soát tốt, tạo ra nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro, tai nạn đường thủy./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Tổ chức lại hợp tác xã theo luật: Lúng túng, kết quả thấp Thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Hà Nội đã nỗ lực tham mưu triển khai, đưa Luật HTX 2012 vào cuộc sống. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn, nên việc tổ chức lại HTX còn lúng túng, hiệu quả thấp, đòi hỏi các địa phương cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo để mang lại lợi ích cho xã...