Sẽ có nhiều giống lúa chịu mặn thích ứng biến đổi khí hậu
Hiện, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đang có rất nhiều nghiên cứu, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong việc chọn tạo các giống lúa. Chính vì vậy, thời gian tới chúng ta sẽ có nhiều giống lúa chống chịu mặn, phù hợp với tác động của biến đổi khí hậu.
Đó là chia sẻ của ông Dương Hoa Xô, Phó Giám đốc Sở NNPTNT kiêm Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM bên lề Hội thảo khoa học quốc tế lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp năm 2018, diễn ra tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh mới đây.
Hội thảo có sự tham gia của các học giả trong và ngoài nước, như: Trung tâm Biotec Thái Lan, University of Malya – Malaysia, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM. Chủ đề trình bày tại Hội thảo là các nội dung đang nhận được sự quan tâm trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học Nông nghiệp như: Ứng dụng của marker phân tử trong chọn tạo giống cây trồng, sử dụng thiên địch trong phòng trừ sinh học sâu hại và ứng dụng kỹ thuật DNA mã vạch trong hỗ trợ định danh côn trùng, phương pháp chuẩn đoán nhanh vi sinh vật gây hại…
Đặc biệt, trong Hội thảo cũng trình bày về Cơ chế chống chịu mặn của cây trồng. Đây là chủ đề khá nóng, được nhiều nhà Quản lý và các nhà khoa học quan tâm do tình trạng xâm nhập mặn dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng có xu hướng tăng lên.
Đại biểu tham dự Hội thảo Hội thảo khoa học quốc tế lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp năm 2018. Ảnh: HQ
Trao đổi với NTNN, ông Dương Hoa Xô cho biết: “Đây là một Hội thảo rất có ý nghĩa, các báo cáo tham gia đề cập đến các chủ đề khá hay. Ví dụ như Báo cáo về cơ chế chống chịu mặn của cây trồng là một chủ đề mà các nhà khoa học trong nước cũng đang rất cần”.
Cũng tại Hội thảo, PGS.Ts. Nguyễn Minh Hà, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, Trưởng Khoa Công nghệ Sinh học cho biết: “Ngành Công nghệ Sinh học ở Việt Nam đã đặt nền móng cho sự phát triển của nông nghiệp., với sự quan tâm của nhà nước, các Viện nghiên cứu và các cơ sở giáo dục, chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của lĩnh vực này và Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ”.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Minh Hà, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Thành Phố Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: HQ
Tuy nhiên, theo Ts. Hà mặc dù Việt Nam đã có những bước tiến nhanh trong những năm gần đây trong lĩnh vực này, xong một thực tế là chúng ta vẫn còn đi sau các nước phát triển. Do đó, Hội thảo chính là cơ hội để các học giả, nhà khoa học có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ và kết nối cùng nhau. Đồng thời cũng là dịp để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang hoạt động và học tập trong lĩnh vực Công nghệ sinh học có thể cùng phân tích, thảo luận về những thách thức và hướng đi tiềm năng hỗ trợ cho các hoạt động chuyên môn.
Theo Danviet
Hiến kế nuôi dê, cừu cho lãi tiền tỷ của dân vùng hạn
Đó là đánh giá tại Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp được Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Cục Chăn nuôi, Sở NNPTNT Ninh Thuận tổ chức tại TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) mới đây.
Hạn hán làm hàng ngàn gia súc chết
Tham dự diễn đàn có các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các viện, trường, trung tâm thuộc Bộ NNPTNT cùng lãnh đạo trung tâm Khuyến nông và gần 100 nông dân chăn nuôi dê, cừu ở 5 tỉnh gồm: Bình Thuận, Đăk Nông, Khánh Hòa, Đồng Nai, Ninh Thuận.
Phát biểu khai mạc, bà Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, từ năm 2015 đến nay, Việt Nam nói chung và khu vực duyên hải nói riêng chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng biến đổi khí hậu. Đợt hạn hán kéo dài năm 2015 - 2016 đã làm hàng trăm ngàn con dê, cừu, bò của các tỉnh Nam Trung bộ rơi vào tình trạng thiếu thức ăn, nước uống và một số khu vực xảy ra hiện tượng gia súc chết.
Bà Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia phát biểu khai mạc Diễn đàn. Ảnh: C.T
Chính vì thế, diễn đàn là dịp để những người chăn nuôi dê, cừu cập nhật các chủ trương, chính sách của Bộ NNPTNT, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.
Ông Nguyễn Tin - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận cho biết, thời gian qua, tỉnh phải đối diện với một số khó khăn như lượng mưa ít, thời gian mưa ngắn dẫn đến thường xuyên thiếu nước tưới cho cây trồng và nước uống cho gia súc, hạ tầng thủy lợi chưa đáp ứng kịp thời...
Ông Phạm Minh Quang - chủ trang trại kiêm Giám đốc HTX Tân Hà bật mí về cách nuôi cừu trong mùa nắng hạn. Ảnh: Công Tâm
Từ đầu năm 2015 đến hết vụ hè thu 2016, hạn hán đã làm 5.933 con gia súc bị chết. Những tháng đầu năm 2018, tại một số khu vực hồ chứa có dung tích thiết kế và lưu vực nhỏ đã xảy ra tình trạng thiếu nước, gây hạn hán cục bộ, xuất hiện gia súc suy dinh dưỡng. Tính từ tháng 4 - 6.2018 đã có 118 con gia súc chết.
Hiến kế nuôi dê, cừu trên vùng hạn
Trước khó khăn trên, giải pháp để phát triển bền vững nghề chăn nuôi dê, cừu được ông Nguyễn Tin hiến kế, là trồng những giống cỏ có chất lượng, đảm bảo chất dinh dưỡng. Phải có kế hoạch dành diện tích đất thích hợp để trồng cỏ chăn nuôi, chủ động nguồn thức ăn phục vụ phát triển chăn nuôi dê, cừu trong mọi điều kiện.
Triển khai chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển từ đất trồng lúa sản xuất một vụ hiệu quả thấp tại các vùng sản xuất phụ thuộc vào những hồ chứa thường xuyên thiếu nước tưới, sang trồng cỏ chăn nuôi để nâng cao giá trị canh tác trên đơn vị diện tích, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững. Đi đôi với phát triển, cần quan tâm đầu tư cho phòng chống dịch bệnh.
Trước đó, các đại biểu dự hội thảo đã đến thăm HTX Tân Hà (xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) - một trong những HTX được đánh giá làm ăn có hiệu quả, cho thu nhập cao và có nghề chăn nuôi gia súc phát triển điển hình của địa phương.
Mô hình nuôi gia súc thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân Ninh Thuận.
Ông Phạm Minh Quang - chủ trang trại kiêm Giám đốc HTX Tân Hà chia sẻ, thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông, HTX đã mạnh dạn áp dụng vào sản xuất. Các khâu từ thiết kế chuồng trại, chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng, sản xuất, cách chế biến, bảo quản thức ăn, phòng chống và trị các bệnh thường gặp trên cừu được thành viên nắm vững chắc.
Hàng tháng, chuồng nuôi được tẩy uế đúng quy định bằng vôi, tẩy giun sán 3 tháng/lần, tắm định kỳ (1-2 lần/tháng). Đặc biệt, chủ động thức ăn vào mùa khô hạn, HTX đầu tư trồng hơn 1ha cỏ, lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, đáp ứng khoảng 7 tạ cỏ/ngày cho đàn cừu. Bên cạnh đó, bổ sung thức ăn tinh cho cừu, bình quân 0,3kg/con/ngày.
Ông Quang cũng bật mí, do diện tích đồng cỏ tự nhiên bị thu hẹp, nguồn thức ăn khan hiếm nên HTX đã chuyển từ chăn nuôi thả sang nuôi nhốt chuồng. Cách làm này đang phát huy hiệu quả, chủ động nguồn thức ăn, hạn chế dịch bệnh, ít rủi ro và cừu sinh sản, phát triển nhanh.
Với quy mô hơn 1.000 con cừu, trung bình mỗi năm HTX xuất chuồng 5 đợt cừu đực vỗ béo với 100 con/đợt, 3 tháng/đợt, khối lượng xuất chuồng đạt 30kg/con. Với giá bán 80.000 đồng/kg, HTX có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
HTX còn đầu tư cho một số hộ nhận nuôi cừu gia công, với quy trình khép kín từ cung cấp con giống, chuồng trại, thức ăn, thuốc thú y và bao tiêu sản phẩm. Bình quân mỗi hộ gia đình thu về từ 60 - 70 triệu đồng/năm. Nhờ liên kết cùng doanh nghiệp và nhận được sự hỗ trợ của các cấp, ngành của tỉnh, HTX đã ổn định đầu ra, tình trạng bán tháo gia súc do mất giá đã không còn.
Theo Danviet
Người Thái, người Ấn giữ giống lúa như thế nào? Không phải ngẫu nhiên Thái Lan trở thành cường quốc xuất khẩu lúa gạo thế giới, và cũng không phải tự nhiên mà Ấn Độ nổi tiếng với cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp... họ đều có kế hoạch và chính sách rất cụ thể, rõ ràng. Một trong những chính sách đó là bảo hộ và phát triển những giống cây...