Sẽ có ‘kịch bản’ cung ứng thịt cho TP.HCM khi Vissan dừng sản xuất
Vissan, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thịt tươi sống và chế biến các loại đảm nhiệm gần 29% lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, buộc tạm dừng sản xuất do có nhiều lao động nhiễm COVID-19.
Vissan, nhà cung cấp thịt của chương trình bình ổn giá của TP.HCM đã tạm dừng sản xuất do có nhiều lao động nhiễm COVID-19 – Ảnh: N.TRÍ
Đầu giờ chiều 28-7, đại diện Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cho biết đã khẩn trương đặt hàng các loại thịt từ các nhà cung cấp khác như Nam Phong, Anh Hoàng Thy… nhằm bổ sung lượng thịt thiếu hụt từ Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan), sau khi doanh nghiệp này phải dừng sản xuất do có nhiều lao động trở thành F0 trong những ngày gần đây.
Xác nhận với Tuổi Trẻ Online, giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP.HCM Đinh Minh Hiệp cho hay do có các ca nhiễm COVID-19 nên Vissan dừng sản xuất kể từ ngày 28-7 và “TP.HCM đã có kịch bản cho nguồn cung thịt”.
Video đang HOT
Có sản lượng giết mổ chiếm 9,47% của thị trường thành phố lúc bình thường và tăng lên xấp xỉ 27-28% khi TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, Vissan là một trong những doanh nghiệp có quy mô sản xuất, kinh doanh thịt tươi sống và các sản phẩm từ thịt lớn nhất hiện nay trong lĩnh vực bình ổn giá của ngành hàng chế biến thực phẩm TP.HCM.
Ngoài 42 cửa hàng giới thiệu sản phẩm trực thuộc, Vissan còn cung cấp thịt heo tươi sống cho hàng ngàn điểm bán thuộc hệ thống các siêu thị của Saigon Co.op, Aeon, MM Mega Market…
Theo Sở NN&PTNT, trong tổng số 13 cơ sở giết mổ của TP.HCM, hiện có 3 cơ sở ngưng hoạt động hẳn, một số cơ sở giết mổ quy mô lớn tạm ngưng hoạt động có thời hạn do ảnh hưởng dịch COVID-19 như An Nhơn, Xuyên Á…
Còn Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết hiện đơn vị đã có những trao đổi với các cơ quan liên quan để có những phương án hỗ trợ nguồn cung thực phẩm nói chung và thịt heo nói riêng cho TP.HCM trong trường hợp Vissan gặp khó.
Doanh nghiệp Hải Phòng chuẩn bị phương án thí điểm 3 tại chỗ khi có ca COVID-19
Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp hoặc có ca nhiễm COVID-19, doanh nghiệp ở Hải Phòng thực hiện 3 tại chỗ vừa đảm bảo sản xuất, vừa an toàn cho người lao động.
Chiều 28/7, UBND TP Hải Phòng tổ chức họp nghe phương án thí điểm thực hiện 3 tại chỗ (ăn, nghỉ, làm việc) đối với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Tại cuộc họp, đại diện 3 doanh nghiệp gồm Công ty Cổ phần Thép Việt Nhật, Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam và Công ty LG Display trình bày phương án thí điểm thực hiện 3 tại chỗ khi có yêu cầu trong công tác phòng chống dịch bệnh.
UBND TP Hải Phòng tổ chức họp nghe phương án thí điểm thực hiện 3 tại chỗ (ăn, nghỉ, làm việc) đối với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Theo đó, các phương án thực hiện bố trí chỗ ăn, nghỉ, sinh hoạt, di chuyển và làm việc cho người lao động khi doanh nghiệp xuất hiện ca dương tính, phải thực hiện cách ly các trường hợp F1 tại nhà máy; hoặc trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố, doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ để vừa đảm bảo sản xuất, vừa đảm bảo an toàn cho người lao động.
Sau khi nghe ý kiến của đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng ghi nhận các doanh nghiệp đã chủ động, tích cực xây dựng các phương án kịch bản khi dịch bùng phát.
Lãnh đạo thành phố chủ trì cuộc họp.
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng yêu cầu huyện An Dương phối hợp bố trí địa điểm để Công ty LG Display tổ chức thực hiện chỗ ăn nghỉ cho công nhân lao động; đồng ý phương án diễn tập tại tầng 1 của Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam; đề nghị Công ty Cổ phần Thép Việt Nhật bố trí địa điểm khác để hạn chế lây lan sang các F2.
Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị các doanh nghiệp xây dựng phương án sử dụng tối đa nhân lực của doanh nghiệp; đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm túc xây dựng các phương án để đề phòng trường hợp dịch bệnh bùng phát có diễn biến phức tạp như tại TP.HCM, Hà Nội và tại các khu công nghiệp như tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh...
Gà rẻ như mớ rau: Sớm mở lại lò mổ, khơi thông đầu ra Giá gà rớt còn 7.000 đồng/kg. Khoảng 170.000 con gà công nghiệp lông trắng của ông Hải đã quá lứa xuất chuồng một tuần nay nhưng không thể tiêu thụ được. Ông mong các lò mổ được hoạt động trở lại để gà không còn ùn ứ. Đã rẻ lại không bán được Trao đổi với PV. VietNamNet sáng 27/7, ông Lê Phương...