Sẽ có hình phạt chung thân không giảm án
Nhiều ý kiến đề nghị siết chặt hơn điều kiện để xét giảm án tù chung thân đối với những trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm.
Chiều 13/7, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo chỉnh lý Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi trên cơ sở tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vừa qua và việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi.
Tử hình được ân giảm sẽ không được xét giảm án
Một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của Dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS) sửa đổi là các quy định liên quan đến hình phạt tử hình như việc bỏ hình phạt tử hình ở một số tội; quy định không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình trong một số trường hợp; quy định không xét giảm án đối với người bị kết án tử hình được ân giảm xuống thành tù chung thân.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường chủ trì cuộc họp nghe báo cáo chỉnh lý Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi
Báo cáo về quy định không xét giảm án đối với người bị kết án tử hình được ân giảm xuống thành tù chung thân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự – Hành chính Trần Văn Dũng cho biết: BLHS hiện hành không quy định chế định này, còn Dự thảo BLHS có quy định không xét giảm án đối với những bị án chung thân được ân giảm từ án tử hình.
Nhiều ý kiến tán thành và cho rằng xét từ góc độ quyền sống của con người, việc áp dụng tù chung thân không giảm án là giải pháp có ý nghĩa lớn vì tạo cho người đã bị kết án tử hình một cơ hội để tiếp tục được sống, được lao động, gặp gỡ người thân, đồng thời cũng tạo cơ hội khắc phục sai lầm có thể xảy ra trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với người bị kết án tử hình.
Những việc này sẽ không thực hiện được nếu án tử hình được thi hành. Hơn nữa, chế định trên vừa góp phần giảm hình phạt tử hình trên thực tế vừa là một bước quá độ tiến tới việc loại bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình.
Video đang HOT
Cạnh đó, một số ý kiến Đại biểu Quốc hội không đồng tình với chế định trên nên trong Dự thảo, ngoài phương án 1 giữ nguyên như Dự thảo trình Quốc hội, đã bổ sung thêm phương án 2 quy định theo hướng siết chặt hơn điều kiện để xét giảm án tù chung thân đối với những trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm.
Theo đó, trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội tham ô tài sản hoặc tội nhận hối lộ đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả thì thời gian đã chấp hành để được xét giảm lần đầu là 20 năm và phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 25 năm.
So với trường hợp bị kết án chung thân thông thường, thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 12 năm và phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm.
Cân nhắc một số tội danh cụ thể
Đối với một số tội danh cụ thể, Dự thảo BLHS đưa ra nhiều quy định sửa đổi, bổ sung. Đáng chú ý, Dự thảo BLHS dự kiến thay thế tội phạm của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong cấu thành của các tội phạm cụ thể trong từng lĩnh vực; bổ sung tội trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm và những dự kiến này đều nhận được hai loại ý kiến khác nhau.
Chẳng hạn, loại ý kiến tán thành việc bổ sung tội trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm thì phân tích: Mặc dù về nguyên tắc có thể vận dụng một số điều khoản của BLHS hiện hành để xử lý hành vi gian lận bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và hành vi trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm.
Tuy nhiên, do lĩnh vực bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và kinh doanh bảo hiểm có những đặc thù riêng (tiền bảo hiểm bị chiếm đoạt không xảy ra ngay lập tức mà xảy ra trong tương lai; phương thức thủ đoạn phạm tội cũng có tính chất đặc thù…).
Không những thế, việc gian lận, trục lợi trong lĩnh vực này có tính chất tương đối phổ biến, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, người tham gia bảo hiểm mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự ổn định và phát triển của chính sách an sinh xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm…
Loại ý kiến khác lại đề nghị không bổ sung tội trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm bởi đây là quan hệ dân sự. Trường hợp nếu có dấu hiệu của tội phạm hình sự, có thể vận dụng các tội danh khác để xử lý như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số tội danh cụ thể, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng cho rằng cần thận trọng để tránh hình sự hóa quan hệ dân sự. Đặc biệt, Bộ trưởng rất tâm tư với tội trộm cắp khi đây là tội phổ biến ở Việt Nam, nhất là trong trường hợp tài sản bị trộm cắp có giá trị không lớn nhưng là phương tiện kiếm sống chủ yếu của người dân, gắn liền với tình cảm của họ như nạn trộm chó gây bức xúc dư luận vừa qua.
“Hay như việc nói dối, báo cáo láo, sử dụng bằng giả, bảo kê là những hành vi rất xấu của người Việt Nam thì cố gắng thông qua lần sửa đổi BLHS phải xử lý được quyết liệt hơn” – Bộ trưởng mong muốn./.
Theo Hoàng Thư
Theo_VOV
Cẩn trọng để tránh dùng tiền mua mạng sống
Dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS - sửa đổi) quy định về việc không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình nhưng sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục hậu quả của tội phạm do mình gây ra, tự nguyện giao nộp cho Nhà nước ít nhất 1/2 số tiền, tài sản do phạm tội mà có.
Tử hình thì tài sản vẫn thất thoát
Với mục tiêu "thu hồi tối đa lợi nhuận và khoản tiền bị chiếm đoạt phi pháp", một số Đại biểu Quốc hội (ĐB) đồng tình với qui định trên. ĐB Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng, không phải lúc nào biện pháp hình sự cũng có thể giúp đạt mục tiêu thu hồi được tài sản trong các vụ án kinh tế.
Nếu để người phạm tội vì mục đích kinh tế sống thì có thể thu hồi được tài sản, đền bù được tài sản bị chiếm đoạt, không để như thời gian qua, nhiều tội phạm vào tù hoặc bị tử hình, còn tài sản thì vẫn thất thoát.
Không đồng tình với phân tích của ông Vinh, ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) cho rằng: "Hình thức này chỉ áp dụng cho người nhiều tiền, giàu của, có tiền nộp cũng mua được mạng sống, làm cho pháp luật mất công bằng, méo mó, ngân sách nhà nước rất cần tiền nhưng không phải cần tiền mà bất chấp mọi nguy hại" nên đề nghị cân nhắc hết sức thận trọng để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tạo công bằng trong xã hội.
Dẫn giải bị cáo trong một vụ án liên quan đến tội phạm kinh tế. (Ảnh minh họa)
Thậm chí, ĐB Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận) còn thấy qui định đó sẽ "tạo kẽ hở, khuyến khích, dung túng, bao che tội tham nhũng vì có thể dùng tiền để đổi mạng". Trên thực tế các tội phạm thuộc nhóm tội về tham nhũng, tội xâm phạm quyền sở hữu, tội về ma túy đều có mục đích kinh tế nên ĐB Giàng Thị Bình (Lào Cai) lưu ý, nếu không quy định thật chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để phạm tội và lạm dụng, tùy tiện trong áp dụng pháp luật khi xử lý tội phạm.
Vì vậy, để tránh xu hướng mọi trường hợp đều có thể "dùng tiền thoát án tử hình", Ủy ban Tư pháp cho rằng nên loại trừ người đã phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng, các tội phạm về ma túy; người phạm tội là người tổ chức, người phạm tội có tính chất côn đồ, tái phạm nguy hiểm, người thực hiện tội phạm một cách man rợ, dã man, tàn bạo hoặc có nhiều tình tiết tăng nặng.
Dự thảo BLHS (sửa đổi) bổ sung quy định về chuyển đổi hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù trong trường hợp người bị kết án không chấp hành hai hình phạt này để góp phần bảo đảm tính khả thi, tăng tính răn đe, phòng ngừa của hai hình phạt này. Không có tiền thì phải đi tù?
ĐB Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) cho rằng thực tế việc thi hành hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ là rất hạn chế, không hiệu quả nên việc Chính phủ đề xuất cơ chế chuyển đổi là khả thi để có cơ chế đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tính răn đe của hình phạt.
Nhưng một số ĐB vẫn thấy cần phải cân nhắc hết sức thận trọng việc bổ sung quy định này vì đây là việc chuyển đổi hình phạt theo hướng nặng hơn (từ không tù thành tù). Từ kinh nghiệm trong công tác xét xử, ĐB Huỳnh Ngọc Ánh (TP.HCM) cho biết, không bao giờ thẩm phán để phạt tiền mà biết rằng người đó không có khả năng thi hành vì đã cân nhắc đến cả khả năng kinh tế của bị cáo nhưng vẫn thấy "việc quy đổi tiền qua hình phạt tù là không thực tiễn và khó áp dụng trên thực tiễn, khó tổng hợp hình phạt nếu người bị phạt tiền không thi hành chuyển sang phạt tù, sau đó phạm tội mới".
Còn ĐB Nguyễn Trọng Trường (Bắc Ninh) lo ngại: "Nếu không quy định rõ sẽ dẫn đến sự phân biệt tầng lớp người giàu với người nghèo, nhất là trong trường hợp người nghèo do không có tiền thì bị đi tù, còn người giàu thì không bị đi tù". Do đó, ĐB đề nghị phải làm rõ cách quy đổi "tiền thành tù" một cách hợp lý, nếu không thống nhất thì sẽ dẫn đến tùy tiện.
Bức cung, nhục hình là một trong các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến oan, sai nhưng xử lý đối với cán bộ vi phạm còn nhẹ, kể cả một số trường hợp xử lý hình sự chưa nghiêm minh, chưa tương xứng với tính chất, mức độ và hành vi phạm tội, hậu quả gây ra.
Vì vậy, ĐB Đỗ Ngọc Niễn cho rằng, để góp phần ngăn chặn hành vi bức cung, nhục hình, tăng thêm tính răn đe của pháp luật cần tăng mức án phạt hoặc hình phạt bổ sung, thu hẹp khoảng cách về án phạt để hạn chế việc lợi dụng xử lý nhẹ với người có hành vi dùng nhục hình, bức cung và phải cấm người phạm tội đảm nhiệm chức vụ suốt đời hoặc ít nhất đình chỉ 5 năm.
Theo Pháp luật Việt Nam
Đề xuất giảm án tử hình, tham nhũng được nộp tiền thay thế Ngươi bi kêt an tư hinh ma khăc phuc đươc khoan tiên nhât đinh, co thê nghiên cưu giam hinh phat tư hinh xuông con chung thân. Ông Trân Văn Dung, Vu pho Vu phap luât hinh sư hanh chinh (Bộ Tư pháp) đã dẫn quy đinh trong dư thao để trả lời câu hỏi của báo chí về việc có một số...