Sẽ cố gắng để quản lý chặt hơn

Theo dõi VGT trên

Chiều qua, 19-11, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của các ĐBQH.

Lên tiếng đầu tiên, ĐB Trần Văn Minh (Quảng Ninh) nói: “Cử tri rất lo ngại vật tư nông nghiệp, thuố.c bảo vệ thực vật ngoài danh mục, kích thích tăng trưởng… sử dụng tràn lan, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân, gây hoang mang dư luận, vậy trách nhiệm của Bộ NN&PTNT ở đâu?”. ĐB Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu) tiếp: “Hàng giả, hàng nhái trong lĩnh vực nông nghiệp gây bức xúc lớn. Bộ trưởng có thể hứa bao giờ kiểm soát được tình trạng này?”.

Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời: “Bộ NN&PTNT không quản lý sản xuất và kinh doanh phân bón vô cơ. Dù vậy, khi kiểm tra, ngành cũng ghi nhận tình trạng lưu hành vật tư nông nghiệp có chất lượng kém, hàng giả, hàng ngoài danh mục… Xác định đây là nhiệm vụ số 1 của ngành, đích thân Bộ trưởng hàng tháng có họp để kiểm điểm, đôn đốc. Những nỗ lực đó có tạo chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Chúng tôi sẽ cố gắng để quản lý chặt chẽ hơn”. Bộ trưởng cũng phân trần, thanh tra nông nghiệp hiện rất yếu. Bắc Kạn chỉ có 1 thanh tra, Bắc Giang có 2 người. Bình quân cả nước mỗi tỉnh có 8-9 người…

ĐB Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) chưa hài lòng: “Quản lý Nhà nước về vật tư nông nghiệp đang bị tách rời (liên quan nhiều tới trách nhiệm của Bộ Công Thương), liệu chỉ giao cho Bộ NN&PTNT quản lý có được không”? Bộ trưởng đáp khéo léo: “Chúng tôi (Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương) phải phối hợp chặt chẽ nhưng 2 bộ cũng xác định phải “ngồi” với nhau thường xuyên hơn để chỉ đạo sát sao hơn…

Đáp lại câu hỏi của ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa – Vũng Tàu) về yếu kém trong lĩnh vực nông nghiệp, Bộ trưởng tâm sự: “Nói tới yếu kém của ngành thì rất rộng lớn, từ nông nghiệp, lâm nghiệp, tới chăn nuôi, thủy lợi, thủy sản… Có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, có lỗi từ hệ thống cơ chế, chính sách. Thứ nữa, công tác chỉ đạo của Bộ NN&PTNT và các địa phương, cấp ngành liên quan còn yếu kém”.

Nói về kỷ cương kỷ luật hành chính trong ngành nông nghiệp, ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) hỏi: “Vì sao việc ngăn chặn phá rừng trồng cây cao su chưa hiệu quả, trách nhiệm Bộ trưởng ở đâu?”. Giải trình lại căn nguyên vấn đề, Bộ trưởng Cao Đức Phát thừa nhận: “Có tình trạng lạm dụng chính sách và sơ hở nên đã kiến nghị Chính phủ đình chỉ chính sách này. Bộ và các địa phương đã nghiêm túc kiểm tra và kiến nghị Chính phủ giải pháp xử lý, chấn chỉnh. Rõ ràng, chúng tôi đồng trách nhiệm với địa phương trong việc thiếu kiểm tra, chưa sâu sát”.

Chưa yên tâm, ĐB Trương Văn Vở tái chất vấn: “Bộ trưởng có thể nói rõ để cử tri an tâm, từ nay, có chấm dứt được vấn đề này không?”. Đưa ra hàng loạt số liệu, Bộ trưởng nói, có hàng trăm nghìn ha trồng vượt quy hoạch. Tất nhiên, con số này không hoàn toàn trồng trên đất rừng mà có nhiều diện tích trồng trên đất nông nghiệp. Bộ trưởng nói: “Tới đây sẽ dừng, không cho khai thác rừng tự nhiên để trồng cao su thêm nữa. Dù vậy, có nơi bà con vẫn tự ý khai thác rừng. Việc này địa phương phải quản lý. Ngành chúng tôi chịu trách nhiệm chung, song Bộ trưởng không thể lặn lội tới từng cánh đồng xem có đúng quy hoạch hay không? Ở đây có trách nhiệm liên đới của địa phương”.

Quan tâm tới vấn đề biển đảo, ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) hỏi: “Ngư dân đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, hiểm nguy. Trong khi đó, chính sách dành cho ngư dân rất hạn chế. Bộ trưởng có chính sách cụ thể nào hỗ trợ ngư dân vượt khó?”. Bộ trưởng Cao Đức Phát thông tin: “Chúng ta thường xuyên có 1 triệu người hoạt động trên biển nên việc tạo điều kiện cho ngư dân hoạt động là vấn đề rất lớn. Chúng ta sẽ tiếp tục hỗ trợ ngư dân song cần giải pháp đồng bộ, gồm cả chuyển giao kỹ thuật cho bà con để bảo quản hải sản tốt hơn, không mất đi 30% giá trị khi vào tới bờ. Cùng với đó, phải tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn ngư dân hình thành những tổ đội để đán.h bắt, sản xuất hiệu quả hơn…”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: 1.200 cái đậ.p ấy liệu có vỡ không?

Nghe Bộ trưởng Cao Đức Phát giải trình về an toàn hồ, đậ.p thủy lợi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng băn khoăn: “Bộ trưởng phải khẳng định liệu 1.200 cái hồ, đậ.p ấy có khả năng bị vỡ không? Chúng ta chưa có tiề.n hiện đại hóa, nâng cấp nhưng không được phép để vỡ vì như thế hết sức nguy hiểm. Nếu thiếu kinh phí, cần báo cáo Quốc hội, Chính phủ bố trí vốn để làm”.

Sẽ cố gắng để quản lý chặt hơn - Hình 1

ĐB Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu): “Hàng giả, hàng nhái trong lĩnh vực nông nghiệp gây bức xúc lớn. Bộ trưởng có thể hứa bao giờ kiểm soát được tình trạng này?”

Sẽ cố gắng để quản lý chặt hơn - Hình 2

Video đang HOT

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát: “Xác định đây là nhiệm vụ số 1 của ngành, đích thân bộ trưởng hàng tháng có họp để kiểm điểm, đôn đốc… Chúng tôi sẽ cố gắng để quản lý chặt chẽ hơn”.

Truy trách nhiệm thủy điện xả lũ gây hại

Nhiều ĐBQH tỏ ra vô cùng bức xúc với tình trạng thủy điện xả lũ khiến “lũ chồng lũ”, gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Có ý kiến đề nghị truy trách nhiệm tới cùng. Đáng tiếc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng lại đi công tác vắng nên không thể đăng đàn trả lời trực tiếp các ĐBQH.

ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM): Trữ nước kiếm vài tỷ nhưng dân thiệt hại gấp cả nghìn lần

Sẽ cố gắng để quản lý chặt hơn - Hình 3

“Hôm nay chúng ta ngồi đây, đồng bào miền Trung đang ngập chìm trong lũ. Dư luận cho rằng lũ chồng lũ do nguyên nhân từ xả nước không đúng quy trình của các hồ chứa thủy điện. Vậy tôi hỏi Bộ trưởng Bộ Công Thương việc này như thế nào? Đáng ra, cần quy định trước khi bão, mưa lớn, phải xả hết nước đi, tăng dung tích hồ chứa lên chứ cứ giữ lại để mà phát điện kiếm vài tỷ đồng, nhưng khi xả lũ hạ lưu gây thiệt hại hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng và còn liên quan cả tính mạng người dân nữa. Cần bắt buộc phải thực hiện như vậy. Nếu ai không làm thì phải xử lý trách nhiệm, truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý làm trái hoặc tội danh nào đó trong Bộ luật Hình sự thì mới đáp ứng được yêu cầu. Không thể vì lợi ích nhỏ mà hy sinh lợi ích lớn của nhân dân vùng hạ lưu như vậy.”

ĐB Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh): Phải điều tra, xử lý hình sự

Sẽ cố gắng để quản lý chặt hơn - Hình 4

“Ngay giờ phút này, bà con các tỉnh Nam Trung bộ đang khốn khổ vì lũ lụt. Chính phủ, các bộ, ngành địa phương rất tích cực và quyết liệt chỉ đạo phòng tránh bão lũ. Thế nhưng, bà con cử tri kiến nghị cần có giải pháp thật căn cơ để hạn chế thiệt hại về người, tài sản, bảo đảm đời sống của nhân dân vùng bị bão lũ. Phải quy hoạch lại hệ thống thủy điện, thủy lợi, vì việc xả lũ vừa qua gây thiệt hại rất lớn cho người dân. Không thể chấp nhận được việc xả lũ mà chính quyền địa phương và người dân không biết và cho đến nay vẫn tranh luận với nhau giữa các cơ quan quản lý các hồ, đậ.p này. Chính quyền địa phương có báo với nhau không, có thông tin cho nhân dân hay không? Phải điều tra để xử lý kỷ luật, thậm chí là trách nhiệm hình sự. Phải làm một vài vụ cho nghiêm, không thể để cho người dân bị chế.t và bị thương như thế, tài sản thiệt hại lớn vô cùng mà không có ai bị xử lý.”

Thành Nam

Theo ANTD

1.200 hồ, đậ.p thủy điện có vấn đề cần nâng cấp, sửa chữa

Theo thống kê của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, hiện cả nước có 6.800 hồ, trong đó có khoảng 1.200 hồ có vấn đề cần phải được tu bổ, nâng cấp, sửa chữa.

Trong phiên chất vấn chiều 19/11, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) Cao Đức Phát về sự an toàn của các hồ, đậ.p thủy điện hiện nay.

1.200 hồ, đậ.p thủy điện có vấn đề cần nâng cấp, sửa chữa - Hình 1

Thủy điện Đắc Mi 4 xả lũ.

Với hàng nghìn hồ, đậ.p trên cả nước, đại biểu yêu cầu Bộ trưởng Phát đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hồ, đậ.p, ngăn ngừa những thảm họa do hồ, đậ.p gây ra. Theo thống kê của Bộ trưởng Bộ NN&PTNN, hiện cả nước có 6.800 hồ, trong đó có khoảng 1.200 hồ có vấn đề cần phải được tu bổ, nâng cấp, sửa chữa.

Trong những năm qua, Chính phủ đã đầu tư nâng cấp được 500 hồ, hiện nay còn 1.200 hồ. Năm nay có 317 hồ hư hỏng, Chính phủ đã chi hơn 500 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương nhưng chỉ mới sửa chữa được 90 hồ.

"Chúng tôi đã hướng dẫn các địa phương, trong mỗi trận bão có thông báo rất cụ thể cho từng địa phương là cái hồ nào của các đồng chí thấy nguy hiểm, đề nghị cử người đến gác và nguy hiểm thì phải có biện pháp xử lý ngay, đặc biệt phải có cảnh báo cho nhân dân để đề phòng. Nhưng về lâu dài, chúng tôi thấy phải tăng cường quản lý", Bộ trưởng Phát nói.

Theo Bộ trưởng Phát, Thủ tướng Chính phủ đã giao và Bộ đang cùng với các Bộ liên quan sửa đổi nghị định về quản lý an toàn hồ, đậ.p; đồng thời đề nghị Quốc hội quan tâm dành một phần kinh phí khoảng 3.000 tỷ đồng để sửa chữa hơn 200 hồ.

Trước thiệt hại lớn do trận lũ cách đây ít ngày gây ra với miền Trung và Tây Nguyên, đại biểu Phan Văn Quý (Nghệ An) yêu cầu Bộ trưởng Phát tham mưu cho Chính phủ để có cơ chế đột phá, giúp người dân sống chung với lũ, ổn định cuộc sống lâu dài.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Phát cho rằng, một trong những giải pháp là xây nhà tránh lũ. Bộ trưởng nói: "Cơn bão Haiyan với những gì nhìn thấy ở Philippin làm cho chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều, làm sao để giúp cho nhân dân trải qua, có thể nói đất nước ta đã may nhưng chúng ta không thể may mãi".

Bình luận về con số 1.200 chiếc hồ, đậ.p có vấn đề cần nâng cấp, sửa chữa, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu Bộ trưởng Phát khẳng định liệu những hồ này có vỡ không? "Chỗ này là phải khẳng định. Nếu chưa có tiề.n thì phải tìm cách báo cáo Chính phủ, Quốc hội để tính, nếu không sửa thì rất nguy hiểm. Còn 3.000 tỷ như Bộ trưởng nói phải tính thêm", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Tiếp tục nghiên cứu nhà chống lũ

1.200 hồ, đậ.p thủy điện có vấn đề cần nâng cấp, sửa chữa - Hình 2

Nhà chống lũ (ảnh minh họa).

Cũng trong khuôn khổ phiên chất vấn Bộ trưởng Cao Đức Phát chiều cùng ngày, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng tham gia trả lời đại biểu quốc hội về việc xây dựng nhà tránh lũ.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình xây dựng vùng, tuyến dân cư vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó xây dựng các bờ bao với những khu dân cư có sẵn và nền vượt lũ.

Hiện, giai đoạn 1 đã hoàn thành với 804 cụm, tuyến dân cư và bờ bao khu dân cư có sẵn và đã bố trí 140.000 hộ thuộc khu vực lũ, đạt 92% so với kế hoạch. Số vốn giai đoạn 1 đạt 5.842 tỷ đồng.

Theo Bộ trưởng Dũng, Chính phủ đặc biệt quan tâm và dành phần kinh phí đáng kể để khắc phục tình trạng thiệt hại do lũ ở ĐBSCL. Do vậy, những cơn lũ gần đây đã giảm thiểu tối đa thiệt hại, nhân dân cũng yên tâm hơn.

Với giai đoạn 2, chương trình xây nhà chống lũ được triển khai ở 7 tỉnh, thành là Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Tiề.n Giang, Hậu Giang và Cần Thơ. Đến nay, các địa phương đã hoàn thành 150/176 cụm, tuyến dân cư và bờ bao khu dân cư có sẵn, đạt 85% và đã bố trí 22.423 hộ/27.252 hộ. Bộ Xây dựng đang cùng các Bộ rà soát, báo cáo Chính phủ.

Đối với miền Trung, những năm qua khu vực này liên tục hứng chịu nhiều bão lớn và mưa lũ, nguyên nhân là do địa hình phức tạp, đồi núi cao nên nước dồn về nhanh gây thiệt hại lớn cho nhân dân. Trước tình hình đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng tham mưu cùng các bộ ngành xây dựng giải pháp ứng phó bão lũ miền Trung, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân.

Theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Xây dựng cùng 14 địa phương từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đã tập trung nghiên cứu, khoanh vùng để có giải pháp cụ thể cho từng vùng. Trước mắt, xác định được vùng người dân bị ngập từ 1.5 m trở lên và chưa có nhà kiên cố, các hộ nghèo sẽ được hỗ trợ.

Bộ Xây dựng đã lập đề án và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt làm thí điểm 700 nhà chống lũ, mỗi nhà có 2 sàn, tầng 1 và 2 là sàn cứng, khung bê tông, diện tích từ 10-15m2. "Chúng tôi kiểm tra, nhiều gia đình được sự hỗ trợ của cộng đồng và họ hàng có thể làm rộng hơn, lên tới 40m2. Thời gian qua, mưa lũ nhưng những nhà thí điểm này rất an toàn", Bộ trưởng khẳng định.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đang cùng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung có nguồn vốn đầu tư cho 40.000 hộ với sự hỗ trợ từ ngân sách 10 triệu đồng, vay của Ngân hàng chính sách là 15 triệu đồng, còn lại do người dân bỏ ra và cộng đồng hỗ trợ. Các địa phương cũng đề nghị mở rộng sang hộ cận nghèo, khoảng 30.000 hộ. Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu để có giải pháp cụ thể và cân đối ngân sách để làm tiếp.

"Bộ cũng đang nghiên cứu những qui hoạch đô thị vùng ven biển, đặc biệt là theo bản đồ ngập lũ, ứng phó biến đổi khí hậu để xây dựng phù hợp", Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho hay.

Trước đó, trong phiên làm việc buổi sáng 19/11, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) đề nghị quy trách nhiệm của Bộ Công Thương về "một trong những nội dung tồn tại, hạn chế là vấn đề xem xét tạo điều kiện hỗ trợ cho đồng bào nghèo tại các công trình thủy điện".

Đại biểu Học cho rằng: "Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4 nói về trách nhiệm của Bộ Công Thương có nêu, trong năm 2013, Chính phủ ban hành chính sách đặc thù cho đồng bào vùng tái định cư các công trình thủy điện và tôi còn nhớ rất rõ, khi trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng có ghi nhận ý kiến đề nghị của đại biểu Quốc hội và hứa sẽ phối hợp các bộ, ngành để sớm ban hành chính sách.

Như vậy, trong cả 2 kỳ họp thứ 3 và thứ 4, nghị quyết của Quốc hội đều giao cho Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành tham mưu Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ cho đồng bào nghèo tại các công trình thủy điện, nghị quyết Quốc hội xác định trong năm 2013 chính sách này phải được ban hành".

Nguyễn Hiền

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024
Vàng nhẫn "cháy hàng" khi giá lập kỷ lục, mua thêm 1 chỉ phải chờ cả tiếng
17:41:30 28/09/2024
Vụ học sinh nhập viện, lộ bất thường của trường: Thành phố họp vào tuần tới
13:13:17 28/09/2024

Tin đang nóng

Học trò cưng để lộ tin chấn động về Diddy, còn khẳng định chắc nịch 1 điều!
14:45:38 29/09/2024
Bức ảnh và 2 chi tiết làm rầm rộ chuyện Diệu Nhi đang bầu lần 2 khi đi xem các Anh Trai
16:04:35 29/09/2024
Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều
16:51:56 29/09/2024
Người phụ nữ ở Hậu Giang 10 năm trồng cỏ làm cảnh từ hạt thanh long
14:58:51 29/09/2024
Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Ngay lúc này: Khu du lịch Đại Nam ra thông báo khẩn vì nhiều đoạn đường tắc cứng, người dân đội nắng đi bộ cả 2km
15:14:57 29/09/2024
Kỳ Duyên gặp biến trước thềm "xuất khẩu" fan lo sốt vó, có liên quan Minh Triệu?
16:25:20 29/09/2024

Tin mới nhất

Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích

18:08:30 29/09/2024
Tính đến 15 giờ chiều nay, lũ quét và sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích, 6 người bị thương và nhiều ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Hàng ngàn người đổ về Đại Nam, CSGT phần luồng cách xa 15km

16:21:58 29/09/2024
Từ sáng nay (29/9), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về KDL Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một để vui chơi, tham quan trong ngày đầu tiên KDL này mở cửa miễn phí cho người dân.

15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

16:18:44 29/09/2024
Ngày 29/9, tại Phú Thọ đã diễn ra hội nghị triển khai các phương án tiếp theo để trục vớt cầu Phong Châu và tìm kiếm người mất tích trong sự cố sập cầu.

Lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

16:09:21 29/09/2024
10h30 ngày 29/9, cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu đã được lắp đặt thành công. Từ ngày mai (30/9), người dân có thể lưu thông qua cầu phao từ 6-22h hàng ngày.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà và xe ở Hà Giang

15:42:47 29/09/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đang nỗ lực tìm kiếm nạ.n nhâ.n mất tích. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường bị sạt lở.

Đã lắp xong cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập

15:26:19 29/09/2024
Trưa 29.9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cầu phao thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã được lắp đặt xong. Công việc hoàn tất lúc 10 giờ 32 cùng ngày.

Sạt lở đất ở Hà Giang vùi lấp nhiều ngôi nhà

15:20:48 29/09/2024
Lực lượng chức năng H.Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đang thống kê thiệt hại sau vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn xã Việt Vinh vào sáng nay.

Người vi phạm nồng độ cồn 'dọa' CSGT TP.HCM

15:14:02 29/09/2024
Bị Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phát hiện, xử lý vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông 50 tuổ.i đập điện thoại và hù dọa: Nhớ mặt thằng này, sẽ sớm gặp lại thôi! .

Lãnh đạo huyện ở Quảng Ngãi nói gì về 2 lần chống sạt lở núi Van Cà Vãi?

14:55:26 29/09/2024
Núi Van Cà Vãi ở TT.Di Lăng (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) lại bị sạt lở, tiếp tục đ.e dọ.a nhà dân dưới chân núi. 2 lần khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi n núi.

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Có thể bạn quan tâm

"Bố bỉm sữa" Hyun Bin dưới ống kính người qua đường

Sao châu á

19:48:18 29/09/2024
Xuất hiện trước ống kính team qua đường , Hyun Bin diện một bộ đồ thể thao với áo phông 3 lỗ kết hợp quần short khỏe khoắc, khoe cơ bắp săn chắc.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?

Netizen

19:44:00 29/09/2024
Vụ việc cô giáo N.T.V. (giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP.Ninh Bình) có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.

Chú chó Chopper gây sốt vì chinh phục 7 đỉnh núi khó trèo ở Việt Nam

Lạ vui

19:34:02 29/09/2024
Nguyễn Thị Hà Mai là người đam mê leo núi. Mỗi lần đi leo núi, chị phải mang Chopper đi gửi. Lúc về, chị Mai thấy cún cưng của mình có dấu hiệu stress và đôi lần còn bị nhiễm chéo bệnh từ các bạn chó khác.

Ngày 30 tháng 9 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 30/9/2024

Trắc nghiệm

17:55:46 29/09/2024
Xem lịch âm ngày 30/9/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 30/9/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Bom tấn có giá cả triệu bạc đột ngột ngừng phát triển, game thủ hoảng loạn khi bị đẩy vào "thế khó"

Mọt game

17:32:36 29/09/2024
Việc đóng cửa, hay đơn giản hơn là ngừng phát triển một tựa game trên Steam luôn để lại những hậu quả khôn lường cũng như bức xúc cho không ít người chơi. Nếu là một dự án miễn phí, mọi thứ có thể đơn giản hơn.