Sẽ có điểm check-in với bạt ngàn hoa cúc biển tại Cửa Lò
UBND thị xã Cửa Lò đã triển khai xây dựng và thực hiện đề án Bảo tồn, phát triển và quảng bá hoa cúc biển giai đoạn 2022 – 2025 với mục tiêu: xây dựng hoa cúc biển trở thành loài hoa đặc trưng và là một trong những biểu tượng của du lịch Cửa Lò.
Mỗi mùa Hạ về, hoa cúc biển lại nở vàng bên lối đi ra bãi tắm, dưới rừng phi lao ở phố biển Cửa Lò… Hoa cúc biển hiện diện ở nhiều địa phương thuộc vùng duyên hải miền Trung, nhưng dường như hoa cúc biển ở nơi đây là nhiều và đẹp nhất. Ảnh: Thành Cường
Cuống hoa màu xanh ngọc thon dài, có lớp lông tơ mịn màng từ cành đến đài hoa. Mỗi cánh hoa hình răng cưa xếp xen kẽ nhau thành một vòng tròn quanh nhụy hoa… Bông cúc biển nở khiêm nhường mà sắc màu rực rỡ. Những bông hoa vươn lên như vô số mặt trời bé con bừng dậy. Ảnh: Thành Cường
Cúc biển ở Cửa Lò chủ yếu có 2 loại: một loại cánh hoa có loại màu vàng tươi đơn sắc. Loại khác, cánh hoa có hai màu với rìa hoa ngoài màu vàng còn bên trong màu đỏ cam. Ảnh: Thành Cường
Mùi hương của hoa cúc biển dịu nhẹ, thơm ngòn ngọt rất đặc trưng. Hương hoa đã đi vào lời thơ tiếng hát “Mùi hoa cúc biển quyện vào rừng dương.. Lan Châu ..” (Lời biển); “Có người lính nhớ màu hoa cúc biển/Màu hoa vàng nỗi nhớ hoàng hôn” (Chiều đảo xa – Nguyễn Trọng Tạo). Ảnh: Thành Cường
Video đang HOT
Đã có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc loại hoa cúc biển ở đây như vị Vua đa tình Bảo Đại đưa về trồng trong một dịp tới thăm thú; hay người Pháp đã đưa hoa tới trồng tại khu nghỉ dưỡng… Nhưng khả dĩ nhất là hạt giống hoa theo chim, theo sóng cập bến Cửa Lò, để rồi hiện hữu khoe sắc nơi đây. Ảnh: Thành Cường
Hiện nay, UBND thị xã Cửa Lò đã cho triển khai xây dựng và thực hiện đề án “Bảo tồn, phát triển và quảng bá hoa cúc biển” giai đoạn 2022 – 2025 với mục tiêu: xây dựng hoa cúc biển trở thành loài hoa đặc trưng và là một trong những biểu tượng của du lịch Cửa Lò. Ảnh: HC
Theo đề án này, hoa cúc biển sẽ được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã tiến hành trồng, chăm sóc và nhân rộng tại các địa điểm: Khu vực đồi hoa tự nhiên phía Nam Quảng trường Bình Minh với diện tích 10.000 m2. Khu vực tại các ô bôn va đường 72m giao nhau với trục đường Bình Minh với diện tích 2.000 m2. Khu vực Công viên Hoa Cúc biển với diện tích 500 m2. Ảnh: Thành Cường
Ngoài ra, thị xã cũng sẽ nhân rộng mô hình tại các cơ quan, trường học, các khách sạn, nhà nghỉ, hai bên các trục đường chính và tại các khu dân cư trên địa bàn thị xã. Ảnh: Thành Cường
Khi Đề án “Bảo tồn, phát triển và quảng bá hoa cúc biển” được thực hiện thành công sẽ góp phần gìn giữ và phát triển được giống hoa đẹp và quý này, đồng thời vừa hình thành thêm không gian mới để khi du khách khi về với du lịch biển Cửa Lò có thêm điểm tham quan, check-in, chụp ảnh, ghi hình lưu niệm đầy ấn tượng. Ảnh: Thành Cường
Tàu hàng gặp khó khi vào cảng biển Cửa Lò vì tàu cá giành chỗ đậu
Nghịch lý này đang diễn ra ở cảng biển Cửa Lò (Nghệ An) khi nhiều năm qua, hàng chục tàu cá phải giành chỗ của tàu hàng để neo đậu, trong khi bến tàu cá xây xong nhưng không sử dụng được vì lạch quá cạn.
Giành chỗ neo đậu
Cảng Cửa Lò (TX.Cửa Lò, Nghệ An) là cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối của nhóm cảng biển khu vực Bắc Trung bộ, có chức năng đón nhận, bốc xếp hàng hóa cho các tàu vận tải biển lớn trong nước và khu vực vào neo đậu. Năm 2021, hàng hóa qua cảng này đạt hơn 4,6 triệu tấn.
Để nâng cấp cảng, tỉnh Nghệ An đã kêu gọi doanh nghiệp đến đầu tư, nâng cấp xây dựng cầu cảng số 5 và số 6. Dự án đã hoàn thành, đưa vào vận hành bến cảng số 5 từ năm 2018, có khả năng đón tàu có tải trọng 30.000 tấn. Khu vực hậu cần của bến là bãi hàng hóa 9,5 ha, bãi container rộng 1,1 ha với hệ thống cẩu sức nâng dưới móc 50 tấn, tầm với 36 m cũng đã đi vào hoạt động.
Tàu cá đậu ngay khu vực bốc dỡ của cảng Cửa Lò. Ảnh K.HOAN
Tuy nhiên, từ nhiều năm qua, khu vực bốc dỡ hàng hóa tại bến cảng số 4 và số 5 của cảng bị hàng chục chiếc tàu cá của ngư dân địa phương giành chỗ neo đậu. Việc tàu hàng và tàu cá "sống chung" với nhau vừa gây nguy hiểm cho tàu cá, đồng thời gây khó khăn cho tàu hàng.
Ông Yên Văn Phúc, Phó giám đốc Xí nghiệp bốc xếp cảng Cửa Lò, cho biết việc tàu cá vào neo đậu tại khu vực này đã khiến tàu hàng rất khổ sở. Trước khi tàu ra vào, cảng đều phải gọi điện cho chủ tàu cá đưa tàu ra khỏi khu vực để nhường chỗ cho tàu hàng. Có những thời điểm, tàu hàng phải nằm chờ cả ngày vì chủ tàu cá đến muộn.
"Chúng tôi rất mong cơ quan chức năng sớm đưa tàu cá của ngư dân vào khu vực neo đậu riêng để tránh va chạm với tàu chở hàng. Ngoài ra, cần quan tâm đầu tư nạo vét hệ thống luồng lạch, vì hiện nay tàu 20.000 tấn vào cảng đang gặp khó do sợ bị mắc cạn", ông Phúc nói.
Tại khu vực này đã xảy ra sự cố đâm va giữa tàu biển và tàu cá tại cảng, gây hỏa hoạn ở các tàu cá khi chiếm dụng cầu tàu số 4. Khá nhiều vụ xung đột, va chạm giữa tàu hàng và tàu cá đã xảy ra khiến nhiều hãng vận tải ngại đến cảng Cửa Lò.
Ông Phúc cũng cho biết tình trạng này đã được cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tổ chức rất nhiều cuộc họp bàn giải quyết, nhưng đến nay vẫn chưa xử lý dứt điểm. Chủ các tàu cá cũng cho rằng bất đắc dĩ họ mới phải neo đậu tàu tại khu vực này vì bất tiện, vì chẳng còn chỗ nào khác.
Bến tàu cá bị... mắc cạn
Năm 2015, UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt dự án xây dựng bến tàu cá tại địa bàn P.Nghi Tân, TX.Cửa Lò, cách cảng Cửa Lò khoảng hơn 1 km về phía thượng nguồn sông Nam Cấm. Dự án gồm các hạng mục nạo vét luồng tuyến cho tàu thuyền vào nơi neo đậu, vũng neo đậu cho tàu cá. Do khó khăn về kinh phí nên dự án bị treo.
Năm 2018, dự án được tái khởi động với việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung thêm bờ kè chống sạt lở và nơi neo đậu tàu, thuyền phòng tránh thiên tai, với tổng mức đầu tư 76 tỉ đồng.
Đến nay, các hạng mục bến cảng dành riêng cho khu vực neo đậu của tàu cá ngư dân đã hoàn thiện. Tuy nhiên, do luồng từ cửa sông Nam Cấm vào khu bến neo đậu quá cạn vì bị bồi lấp nên tàu cá loại lớn không thể ra vào. Ngư dân vẫn tiếp tục phải neo đậu tàu ở cảng Cửa Lò.
Ông Võ Văn Hùng, Phó chủ tịch UBND TX.Cửa Lò, cho biết sau khi hoàn thành, chỉ loại tàu thuyền nhỏ mới vào được bến này do luồng bị cạn. Để tàu cá công suất lớn vào được phải nạo vét luồng lạch, nhưng chi phí lớn nên chưa thể làm được.
"Chúng tôi đã có văn bản gửi Sở GTVT Nghệ An để cơ quan này kiến nghị với Bộ GTVT và các bên liên quan sớm có dự án nạo vét luồng lạch, để tàu lớn có thể vào được bến neo đậu tàu thuyền. Hiện kết quả vẫn đang chờ Bộ trả lời", ông Hùng nói.
10 năm thực hiện Đề án trường chuyên, Bộ GD báo cáo gì về đội ngũ giáo viên? Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá, cơ chế, chính sách thu hút giáo viên giỏi về công tác giảng dạy tại trường chuyên ở một số nơi chưa hấp dẫn. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau 10 năm thực hiện Đề án "phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020" cho...