Sẽ chuyển người tự cắt chân qua BV tâm thần điều trị
Sức khoẻ của anh P.D.K, nhân viên y tế tự cắt lìa chân, đã tạm ổn.
Sáng 16-11, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bác sĩ Nguyễn Minh Nghiêm, Trưởng Phòng Kế họach- Tổng hợp của Bệnh biện Đa khoa (BVĐK) Trung ương Cần Thơ, cho biết: “Hiện nay tình hình sức khoẻ của P.D.K. (kỹ thuật viên khoa Đông y thuộc BVĐK quận Cái Răng) đã ổn, tỉnh táo, tiếp xúc bình thường, mỏm cụt ở đùi trái đã khô… Dự kiến thứ 6 tuần này, bệnh nhân sẽ được chuyển qua Bệnh viện Tâm thần TP Cần Thơ tiếp tục điều trị”. Theo bác sĩ Nghiêm, đến nay K. cũng không có ý định nối lại khớp chân.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, chiều 10-11, khi các đồng nghiệp trong khoa đi làm về hết, K. vào nhà vệ sinh, ngồi trên bồn cầu và tự dùng dụng cụ để cắt khớp chân trái (từ đầu gối trở xuống) và tự cấp cứu cho mình. Sau đó, K. buộc phần khớp đã cắt vào chân trái, định đi ra ngoài tạo hiện trường giả bị tai nạn giao thông.
Nhưng khi đứng lên, phần khớp bị văng ra ngoài nên K. đem cất vào tủ trên đầu giường. Sau đó, người này gọi điện cho một hộ lý nói mình đang ngủ say thì có ai vào cắt lìa chân. Mọi người trong bệnh viện túa nhau đi tìm mới phát hiện phần chân cắt lìa nằm trong tủ và đưa K. đến BVĐK Trung ương Cần Thơ cấp cứu.
Anh K. đang được các bác sĩ tại BVĐK Trung ương tích cực điều trị. Ảnh: Lê Khánh
Theo Công an TP Cần Thơ, trong quá trình điều tra, K. thừa nhận mình bị mắc chứng rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể- BIID (có biểu hiện giống như bị ngáo đá), một trong những “quái bệnh” trong y học. Khi mắc phải bệnh này, người bệnh muốn cắt tay, chân của mình. Bản thân K. đã phát hiện căn bệnh này từ nhỏ nhưng không nói cho ai biết. Đến khi vào học tại một Trường Cao đẳng Y tế thì K. tự tìm hiểu về căn bệnh của mình thông qua mạng để tìm cách chữa trị nhưng bất thành.
Trong quá trình làm việc tại BVĐKquận Cái Răng, K. tự tìm hiểu về cách tháo khớp gối mà không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình.
Video đang HOT
Công an cũng xác định, việc K. tự cắt lìa chân là do bệnh lý, không phải án và không ai giúp sức.
Theo C.Linh (Người lao động)
Tự cắt lìa chân: Người mắc bệnh khao khát được tàn phế
Những người mắc chứng rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể luôn khao khát "được" tàn phế, dù tinh thần rất bình thường.
Bệnh nhân K. đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (Ảnh: Người lao động)
Ngày 12/11, Công an TP Cần Thơ cho biết, P.D.K (27 tuổi, kỹ thuật viên Đông y, công tác tại Bệnh viện Đa khoa quận Cái Răng) mắc bệnh rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID) cộng với có sử dụng ma túy đá gây ảo giác nên đã tự cắt lìa chân mình.
Sau khi cắt, K. gọi cho một hộ lý nói mình nằm ngủ say trong phòng thì bị người khác tháo khớp gối nhưng không hay biết. Mọi người tức tốc chạy tìm kiếm khắp nơi và phát hiện chân bị đứt lìa của K. nằm trong tủ. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Trung ương TP Cần Thơ điều trị nhưng K. từ chối nối lại chân. Hiện sức khỏe của K đã hồi phục.
Người mắc bệnh luôn khao khát được tàn phế
Chia sẻ về ca bệnh này, BS La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết, ông không khám nên chưa thể kết luận bệnh nhân mắc bệnh gì. Tuy nhiên, nếu cơ quan chức năng kết luận "bệnh nhân mắc bệnh rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể" thì đây là "quái bệnh" khủng khiếp nhất trong y học. Bởi hội chứng của nó chỉ cần nghe thôi cũng khiến người ta rùng mình.
Những người mắc chứng rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể luôn khao khát "được" tàn phế, dù tinh thần rất bình thường. Họ luôn có cảm giác một phần cơ thể của họ, như tay hay chân, là thừa. Họ cảm thấy lạ lẫm và ghê tởm với chính một phần cơ thể của mình, và họ thậm chí có thể khoanh đúng ranh giới của phần cơ thể muốn "cắt" đi.
BS La Đức Cương lý giải, người mắc căn bệnh này do trong não của những người mắc chứng bệnh này bị thiếu mất một phần nào đó. Chẳng hạn, một chi đủ trên cơ thể mà người bệnh tưởng "thừa" không được định vị đúng trên vùng não tương ứng, khiến cho bệnh nhân cảm thấy cực kỳ khó chịu với cái chi đó. Khi được toại nguyện thành tàn phế, người mắc bệnh này luôn thấy hạnh phúc hơn.
PGS.TS Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần - Bệnh viện Quân Y103, Học viện Quân Y cho biết, nếu theo những gì được miêu tả thì bệnh nhân mắc chứng giải thể nhân cách - một trong các rối loạn tâm lý, giác quan. Trong đó, bệnh nhân tri giác sai về vị trí cơ thể mình như tay dài ra, mũi ở gáy, không có tim, cơ thể nhẹ như bông....
"Những người bị rối loạn sơ đồ cơ thể luôn nhận thức cơ thể mình một cách lệch lạc và cho rằng như thế là không đúng, cần phải sửa chữa", PGS Đức cho hay.
PGS Đức cũng đồng tình với kết luận của công an Cần Thơ. Bởi người tự cắt chân mình là do chứng rối loạn sơ đồ cơ thể cộng với việc sử dụng ma túy đá, dẫn đến ngáo đá. Vì chỉ có ngáo đá mới làm như vậy. Trong trường hợp không phải do ma túy đá, thì phải mắc một bệnh lý nào đó gây hoang tưởng, ảo giác chi phối rất mạnh.
Phá hủy thần kinh vì ma túy đá
Theo bác sĩ Cương, ma túy đá đang được giới trẻ sử dụng nhiều. Dù không dùng hàng ngày nhưng nó vẫn gây rối loạn tâm thần, chi phối hành vi của người nghiện, tri giác hình ảnh, lời xui khiến và gây ra hành động và thực hiện hành vi dã man.
"Hoang tưởng ảo giác sẽ nảy sinh những nghi ngờ, ghen tuông, kết hợp với tiếng xui khiến "quện" vào nhau và thực hiện hành vi nguy hiểm như cắt chân, cắt tay, dóc thịt, dóc xương", bác sĩ Cương nói.
BS Cương cho biết, ma túy đá là một loại ma túy cực độc, tác dụng trực tiếp vào bộ não, gây kích thích thần kinh trung ương và có thể tạo ảo giác kéo dài tới 3 ngày cho người dùng nó. Ma túy đá mới nổi cộm ở Việt Nam khoảng năm khoảng 3 năm gần đây.
"Khoảng 3 năm trở lại đây, ma túy đá đã rất nổi cộm, có quá nhiều đối tượng gây án. Khi thực hiện hành vi man rợ, người nghiện ma túy đá đã bị mất nhân tính. Họ hành động để thực hiện ý đồ càng độc ác càng sướng, càng thỏa mãn", bác sĩ Cương nói.
Theo bác sĩ, ma túy đá khó từ bỏ hơn các loại chất gây nghiện khác như: Heroin, cần sa... Nếu đối tượng đã từng sử dụng lúc từ bỏ nó sẽ mất hứng thú. Nếu đã cắt cơn do sử dụng ma túy đá vẫn không hết triệu chứng rối loạn tâm thần và loạn thần.
Ma túy đá là một loại ma túy tổng hợp có chứa chất Methamphetanim. Chất này đi thẳng vào não, lâu dần làm phát sinh bệnh tâm thần phân liệt, làm biến đổi suy nghĩ của con người và biến một người lương thiện thành một kẻ hung hãn.
Ông Cương cho biết, triệu chứng ban đầu của người sử dụng ma túy đá không giống ma túy thông thường. Người sử dụng vẫn ăn được, ngủ nhiều, sau đó họ bị rối loạn thần kinh, loạn thị, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán ăn, nhạy cảm với âm thanh, tiếng ồn....
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Chòi tự cứu tránh lũ Xã Hưng Nhân có 962 hộ dân thì trên 75% hộ tự xây dựng chòi tự cứu để ứng phó mưa lũ Xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An là ốc đảo được bao bọc bởi sông Lam và sông Rùm. Do là vùng ngoài đê tả Lam nên mỗi khi có mưa lớn, lũ từ thượng nguồn đổ về là...