Sẽ càng hay nếu Ngô Thanh Vân “cắn răng” cắt các nhân vật và điểm sạn này ở “Hai Phượng”
Để lại dấu ấn mạnh mẽ với các phân cảnh hành động, “Hai Phượng” của Ngô Thanh Vân lẽ ra sẽ còn hay hơn nữa nếu cắt bỏ đi những chi tiết thừa thải trong bộ phim.
Trong tất cả các bộ phim Ngô Thanh Vân từng sản xuất, Hai Phượng là tác phẩm chỉn chu và “được lòng” công chúng nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên không thể phủ nhận việc Hai Phượng có một kịch bản khá lỏng lẻo, ngay cả khi NSX cố “nhồi nhét” 7 phân cảnh hành động mãn nhãn, thì yếu tố câu chuyện – “drama” trong hành trình tìm lại bé Mai (Cát Vi) của Hai Phượng (Ngô Thanh Vân) còn mờ nhạt.
Hai Phượng thừa mứa với 7 phân cảnh hành động, nhưng lại thiếu đi một câu chuyện logic.
Việc xuất hiện một số nhân vật sau đây thậm chí còn làm khán giả hoang mang hơn, không biết ý đồ của biên kịch là gì khi mang những nhân vật này lên phim mà không giải quyết, hoặc giải quyết nhưng không cụ thể, trong mạch truyện “đánh nhanh thắng lẹ” của Hai Phượng đang cố tìm cách cứu con gái mình khỏi bọn buôn người man rợn.
1. Tại sao phải cố “nhét hài” vào một bộ phim hành động như Hai Phượng?
Biết là giữa 7 phân cảnh hành động nghẹt thở, Hai Phượng cần có những giây phút thả lỏng cho khán giả. Vậy nên NSX để dành ra vài phút “quý báu” của bộ phim cho sự xuất hiện của y tá (Lê Trang). Tuy nhiên, tình tiết này càng cho thấy rõ yếu điểm của kịch bản Hai Phượng, thay vì giữ nhịp phim căng như dây đàn từ đầu đến cuối cho khán giả, Hai Phượng chọn cách “thư giãn” cho người xem bằng những tràng cười nhạt nhoà và dễ dãi.
Lẽ ra Hai Phượng phải quyết liệt hơn ở tình tiết này, nếu đã để cho vai diễn của Ngô Thanh Vân bất chấp mọi thứ để cứu bé Mai, thì hãy để cô ta tự có chủ ý đe doạ y tá và làm chuyện này thật nghiêm túc. Tiếng cười giữa 7 phân cảnh hành động đoạn này là không cần thiết.
2. Anh ruột và chị dâu đang bầu của Hai Phượng
Từ đầu chí cuối, Hai Phượng được khắc hoạ là một tay giang hồ, chuyên đời nợ thuê ở vùng quê nhỏ. Việc gặp lại “đàn em” nay đã thành chị đại tại vũ trường là đã đủ để khắc hoạ quá khứ “oanh liệt” của Hai Phượng, chẳng thể ngờ biên kịch bộ phim còn “tham chi tiết” muốn làm rõ hơn chuyện nhà của Hai Phượng bằng cách cho cô đi gặp lại người anh trai ruột mình. Với suy nghĩ khá “ngây thơ” là sẽ được ông chú đường sắt nào đó giúp đỡ, mà đâu ngờ ông ta chẳng còn khả năng để giúp đỡ.
Tuyến nhân vật gia đình của Hai Phượng khá thừa thải trong phim.
Sau đó, khán giả nghe được một màn tỉ tê dài lê thê của hai anh em về chuyện “bỏ nhà theo trai” của chị Hai Phượng cách đây nhiều năm. Ai nấy trong rạp đều nghĩ không sớm thì muộn, “ông anh trai ruột” sẽ ra tay tương trợ, giúp đỡ cô em cứu lấy cháu mình. Ngờ đâu ánh mắt “nguy hiểm” ở cuối cảnh gặp Hai Phượng của người anh này chẳng có công dụng gì thêm cả?
3. “Flash back” quá nhiều!
Trong một bộ phim hành động “nặng đô” như Hai Phượng, việc sử dụng quá nhiều chi tiết “flash back” (hồi tưởng về quá khứ) tạo nên cảm giác thừa thải, thậm chí khá “quê mùa”, bởi xu hướng làm phim hiện đại, đạo diện càng hạn chế để nhân vật của mình liên tưởng về quá khứ càng tốt. Tất cả đều có thể sử dụng thoại, tình huống hiện tại là người xem thừa sức hiểu phông nền quá khứ của nhân vật.
Mỗi lần bị giang hồ đánh gục, nhờ “flash back” mà Hai Phượng lại căng sức chiến đấu.
Chính vì có quá nhiều “flash back”, đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc khán giả của Hai Phượng cảm giác bộ phim này khá rời rạc.
Tạm kết
Sẽ rất khó để tạo nên một công thức chung, chuẩn mực cho bất kì bộ phim nào. Ngay cả với Hai Phượng cũng vậy, sẽ có người cho rằng cô y tá duyên dáng, hay nhớ là người cha với slogan “nỗi sợ chỉ là cảm giác” là cần thiết. Tuy nhiên, Hai Phượng vốn dĩ là một bộ phim hành động, lại được coi là cột mốc đánh dấu sự nghiệp làm “đả nữ” của Ngô Thanh Vân. Lẽ ra “mẹ Cám” không nên thoả thuận với những tình tiết “bánh bèo” này, Hai Phượng có lẽ đã trọn vẹn hơn.
Lẽ ra Ngô Thanh Vân nên làm kịch bản Hai Phượng “chắt nịch” hơn như những đòn đánh của cô trong phim.
Theo trí thức trẻ
Ngô Thanh Vân: 'Vận may' của đạo diễn 'Hai Phượng' Lê Văn Kiệt?
May mắn của đạo diễn Lê Văn Kiệt không phải là tìm được Ngô Thanh Vân, mà chính cái tôi liều lĩnh, táo bạo của anh và sự quyết liệt, nhiệt huyết của "đả nữ" đã tìm thấy nhau, để rồi anh có thể tạo nên những thước phim hành động vừa mãn nhãn xứng tầm Hollywood, vừa mang đậm dấu ấn Việt Nam.
"Bộ phim hành động đáng xem nhất", "Tác phẩm Việt Nam sánh ngang Hollywood", "Vai diễn hành động ấn tượng nhất của Ngô Thanh Vân" là những mỹ từ được khán giả đại chúng và truyền thông sử dụng để nhận xét về bộ phim Hai Phượng do đạo diễn Lê Văn Kiệt cầm trịch. Song ít ai biết rằng, đây là tác phẩm đầu tiên gây tiếng vang mạnh mẽ đến vậy của người đạo diễn liều lĩnh, táo bạo nhưng lắm lận đận này. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng, Ngô Thanh Vân chính là "ngôi sao may mắn" của anh.
Lê Văn Kiệt và quá khứ lắm gian truân
Chỉ cần xem Hai Phượng, khán giả đã có thể nhận định rằng Lê Văn Kiệt là một đạo diễn có tâm, có tầm và liều lĩnh. Song ít ai biết rằng, đây là tác phẩm mà anh phải tiết chế lại sự táo bạo, quyết liệt của mình. Trước đây, ngay từ bộ phim điện ảnh đầu tiên, đạo diễn sinh năm 1978 đã được truyền thông và công chúng chú ý, bộ phim Bụi đời kể về một thanh niên gốc Việt nhập cư tại Mỹ vào đầu những năm 90 cho thấy tư duy mới lạ, thoát ra khỏi khuôn mẫu của đạo diễn Việt kiều này.
Đạo diễn Lê Văn Kiệt khi thực hiện "Hai Phượng".
Sau đó, anh tiếp tục bắt tay vào sản xuất Nữ đại gia và Dịu dàng, cả hai bộ phim đều được sử dụng nhiều thủ thuật mới lạ, thấm đẫm tính nghệ thuật cùng với sự đào sâu tâm lý nhân vật. Song, hai tác phẩm được cầm trịch bởi đạo diễn sinh năm 1978 thất bại nặng nề trên cuộc chiến thương mại dù được đánh giá cao về nội dung.
Trailer phim "Dịu dàng".
Đáng tiếc hơn, cả hai bộ phim sau đó của đạo diễn Lê Văn Kiệt là Rừng xác sống và Bẫy cấp ba đều bị cấm chiếu, khiến anh mất trắng sau quá trình làm phim gian nan. Từ đó đến nay, người đàn ông liều lĩnh của điện ảnh Việt được khán giả nhớ đến với con đường sự nghiệp lắm truân chuyên cùng những dự án không được chiếu hay cắt gọt nhiều chỉ vì sự táo bạo trong kịch bản và cách tạo dựng hình ảnh nhân vật.
Ngô Thanh Vân - Vận may của đạo diễn Lê Văn Kiệt?
Trong số những bộ phim bị cấm chiếu, bị cắt gọt hay thất bại nặng nề về doanh thu của đạo diễn Lê Văn Kiệt, duy chỉ có Ngôi nhà trong hẻm - tác phẩm kinh dị có sự tham gia của Ngô Thanh Vân - khá thành công trên đường đua thương mại. Phim xoay quanh bi kịch xảy đến với đôi vợ chồng trẻ: họ mất đứa con đầu lòng do người vợ (Ngô Thanh Vân thủ vai) sảy thai. Trở về nhà sau thời gian dưỡng thương trong bệnh viện, cặp vợ chồng Thành (Trần Bảo Sơn) - Thảo gặp những thay đổi kì lạ ở chính ngôi nhà.
Phim được đánh giá cao về những chi tiết hù dọa "rất đắt", từ tiếng bước chân người chạy qua chạy lại, tiếng trẻ con khóc, cho đến các không gian hẹp, u ám: con hẻm nhỏ, ngôi nhà vắng, cánh cổng tự khép lại, mở ra... Đặc biệt, nỗi đau mất mát đến điên dại của người mẹ mất con được "đả nữ" Ngô Thanh Vân thể hiện sâu sắc, đẩy lên cao trào bằng hình ảnh cô cầm rìu đuổi chồng mình. Ngoài tình tiết kinh dị, nội tâm nhân vật là yếu tố không nhỏ tạo nên màu sắc trầm uất, bi thương đến "lạnh người" trong Ngôi nhà trong hẻm.
Trailer "Ngôi nhà trong hẻm".
7 năm sau vai diễn người mẹ mất con, Ngô Thanh Vân một lần nữa lạc mất con trong phim của đạo diễn Lê Văn Kiệt. Cầm trịch một bộ phim hành động giật gân, mang tính thời sự, đề cập trực diện đến những bè cánh giang hồ; song, vị đạo diễn Việt kiều này vẫn giữ nguyên sự liều lĩnh và tư duy mới lạ tạo nên đặc trưng riêng của mình trong Hai Phượng. Không những thế, cái tôi của anh còn cộng hưởng với "lửa" của Ngô Thanh Vân - một diễn viên, nhà sản xuất có tâm với nghề và đã trưởng thành hơn rất nhiều sau Ngôi nhà trong hẻm.
Không ngôn ngoa khi nói rằng, Hai Phượng là bộ phim hành động Việt Nam hiếm hoi có thể vươn tầm Hollywood. Song, đó không phải là sự rập khuôn, bắt chước máy móc, ăn theo. Trên hành trình Hai Phượng tìm con từ Cần Thơ đến Sài Gòn, những cảnh đánh đấm nổi bật trên phông nền đa dạng nhưng đậm màu sắc Việt Nam: từ bờ sông, cánh rừng cho đến hẻm nhỏ trong thành phố, chuyến tàu chạy trong đêm... Không những thế, các cảnh cận chiến cũng được dàn dựng riêng với thế võ sáng tạo mới, phù hợp với vóc dáng người Việt, tôn lên vẻ đẹp của người mẹ nhỏ bé nhưng lăn xả Hai Phượng.
May mắn của đạo diễn Lê Văn Kiệt không phải là tìm được Ngô Thanh Vân, mà chính cái tôi liều lĩnh, táo bạo của anh và sự quyết liệt, nhiệt huyết của "đả nữ" đã tìm thấy nhau, để rồi vị đạo diễn sinh năm 1978 có thể tạo nên những thước phim hành động vừa mãn nhãn xứng tầm Hollywood, vừa mang đậm dấu ấn Việt Nam, từ đó hứa hẹn một sự nghiệp thuận buồm xuôi gió hơn cho chính anh.
Theo saostar
Sạn "Hai Phượng": Ngô Thanh Vân nhầm lẫn địa danh chính quê hương Trà Vinh của mình? Các khán giả miền Tây khi xem "Hai Phượng" sẽ phát hiện ra chi tiết Ngô Thanh Vân nói nhầm một huyện từ Trà Vinh sang Vĩnh Long. Thú vị, huyện này cũng chính là nơi sinh của nữ diễn viên. Xem Hai Phượng, không khó đề nhận ra bối cảnh của bộ phim nằm ở một vùng quê sông nước thuộc miền...