Sẽ báo cáo Thủ tướng đề xuất thu phí ăn ở của các đối tượng cách ly
Trong kết luận của Thủ tướng về công tác phòng, chống dịch Covid-19 có nêu: Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế đề xuất cụ thể việc thu phí (ăn, ở…) của các đối tượng cách ly, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp sau.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (ảnh VGP).
Tối nay (21/3), Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 118/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19.
Thông báo đã nhấn mạnh, công tác phòng, chống dịch đã bước sang giai đoạn mới, đòi hỏi quyết tâm cao hơn nữa, sự đoàn kết, trách nhiệm hơn nữa của cả hệ thống chính trị với các giải pháp mạnh mẽ, kiên quyết hơn nữa.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cấp, các ngành, nhân dân, nhất là các đoàn thể chính trị – xã hội tăng cường vận động, khuyến cáo và thực hiện từ từng cơ quan, tổ chức, nhóm dân cư, gia đình và từng người dân về thay đổi mạnh mẽ các thói quen, nếp sinh hoạt để thích ứng với các yêu cầu phòng chống dịch bệnh như tăng cường giao dịch trực tuyến, hạn chế tập trung đông người, đeo khẩu trang tại các nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông công cộng; khuyến cáo người dân ít ra những nơi công cộng, hạn chế tối đa việc tập trung đông trên 50 người tại các đám cưới, đám hiếu; tạm thời đóng cửa các cơ sở dịch vụ giải trí như karaoke, mát-xa; vận động các tổ chức tôn giáo tu hành tại gia, không tiến hành các nghi lễ tập trung đông người.
Các cơ quan nhà nước tiếp tục dừng, hạn chế các cuộc họp không cần thiết, tăng cường họp trực tuyến, tích cực cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn trong xử lý công việc.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả mạng xã hội để đảm bảo ổn định xã hội, chú trọng thông tin về các kết quả tích cực, các mô hình tốt, sự chung tay của cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh; chủ động thông tin về kết quả điều trị, các ca tiến triển tốt, các ca mắc bệnh nặng để tránh hoang mang trong xã hội; thông tin nhiều hơn nữa về cách phòng tránh dịch bệnh, cảnh giác đối với dịch bệnh, tránh đưa các thông tin gây bi quan, sợ hãi hoặc kỳ thị đối với người mắc, người nghi mắc bệnh. Gắn kết với các Trường Đại học, Viện nghiên cứu đưa thông tin khoa học tới cộng đồng.
Video đang HOT
Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục quán triệt mục tiêu ngăn chặn, hạn chế tối đa việc lây lan ra cộng đồng, tập trung thực hiện nghiêm các giải pháp như:
Tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài vào Việt Nam, áp dụng từ 0 giờ ngày 22/03/2020. Riêng đối với trường hợp nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ và các trường hợp đặc biệt (khách nước ngoài tham dự, phục vụ các hoạt động đối ngoại quan trọng; chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao…),
Tạm dừng nhập cảnh vì lý do dịch bệnh đối với tất cả các trường hợp mang Giấy miễn thị thực được cấp cho người gốc Việt Nam và thân nhân, áp dụng từ 0 giờ ngày 22/03/2020. Giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm việc kiểm soát người nhập cảnh cả đường biển, đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không.
Tiếp tục hạn chế kịp thời, tối đa và giãn cách các chuyến bay vận chuyển hành khách từ nước ngoài vào Việt Nam, kể cả đối với các hãng hàng không nước ngoài (vì dễ dẫn đến quá tải các khu cách ly). Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo ngành hàng không thực hiện ngay, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến bay chở hành khách là người nước ngoài rời khỏi Việt Nam.
Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục vận động, khuyến cáo người Việt Nam ở nước ngoài (học sinh, sinh viên, người lao động, Việt kiều) hạn chế tối đa về nước trong thời điểm hiện nay và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch ở nước sở tại.
Thực hiện cách ly tập trung đối với mọi trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam, trừ trường hợp người nước ngoài nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ, người Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ đi công tác nước ngoài quay về nước và các trường hợp đặc biệt khác nêu tại điểm a mục 5. Xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp không chấp hành cách ly, không khai báo và hành vi tiếp tay cho các trường hợp trốn cách ly.
Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế đề xuất cụ thể việc thu phí (ăn, ở…) của các đối tượng cách ly, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp sau.
Thủ tướng đồng ý Bộ Quốc phòng mua sớm 10 xe xét nghiệm lưu động như đề nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia.
Bình Thuận có 46 người tiếp xúc gần với bệnh nhân 34 'siêu lây nhiễm'
Trong số 244 người tiếp xúc gần với các bệnh nhân dương tính với COVID-19 ở Bình Thuận, có 46 trường hợp liên quan đến bệnh nhân 34 'siêu lây nhiễm'.
Lực lượng chức năng phun hóa chất khử khuẩn khu vực gần nhà của bệnh nhân dương tính với COVID-19 - Ảnh: A LỘC
Chiều 16-3, thông tin từ Sở Y tế Bình Thuận cho hay đến nay toàn tỉnh đã ghi nhận tổng cộng 244 trường hợp tiếp xúc gần (F1) với các bệnh nhân dương tính với COVID-19, tăng 30 ca so với hôm trước. Riêng các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân 34 được xác định lên tới 46 ca.
Bình Thuận đang cách ly tập trung hơn 100 trường hợp tại 3 cơ sở trên địa bàn, không người nào có biểu hiện nhiễm bệnh. Số còn lại có kết quả âm tính đang được cách ly tại nhà.
Đến hiện tại, Sở Y tế Bình Thuận đã lấy 275 mẫu xét nghiệm với kết quả 9 trường hợp dương tính, 249 trường hợp âm tính và 17 trường hợp đang chờ kết quả.
Một số trường hợp khác tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm tại Viện Pasteur Nha Trang, trong đó cả 9 ca dương tính với COVID-19 đều khỏe mạnh, không sốt.
Theo Sở Y tế Bình Thuận, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn trong tầm kiểm soát, người dân không nên hoang mang làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội của địa phương.
Sở cũng đề nghị người dân chủ động phòng ngừa dịch bệnh, thực hiện khai báo y tế trung thực các thông tin liên quan đến dịch... nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan và đảm bảo sức khỏe của mình.
Bệnh nhân 34 còn được gọi là bệnh nhân 'siêu lây nhiễm' vì đã lây bệnh COVID-19 cho 10 người khác tính đến thời điểm này.
Theo điều tra dịch tễ ngày 10-3 của Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 Bình Thuận, bệnh nhân 34 hành nghề buôn bán vật liệu xây dựng.
Ngày 22-2, bệnh nhân từ sân bay Tân Sơn Nhất đến New York (Mỹ), quá cảnh 3 giờ tại sân bay Incheon (Hàn Quốc). Ngày 25-2, bệnh nhân từ New York bay đến Washington tham quan, du lịch.
Trong quá trình lưu trú ở Mỹ, bệnh nhân khai không nhớ rõ mình ở quận nào, tiếp xúc với ai có triệu chứng ho, sốt.
Ngày 29-2, bệnh nhân bay từ Washington về sân bay Doha (Qatar) trên chuyến bay Qatar Aiways QR 708 để quá cảnh. Từ 18h45 ngày 1-3, bệnh nhân từ sân bay này về Tân Sơn Nhất trên chuyến bay Qatar Aiways QR 974, hạ cánh lúc 6h sáng 2-3.
Bệnh nhân khai rằng khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất là di chuyển thẳng về nhà bằng xe riêng, do một tài xế lái. Đồng thời, bệnh nhân khẳng định từ khi về đến trước lúc nhập viện chỉ ở nhà và lên công ty riêng. Tuy nhiên sau này mới phát hiện bệnh nhân từng ở lại TP.HCM để giao lưu với đối tác. Khi về đến TP Phan Thiết, ngoài nhà riêng và công ty, bệnh nhân còn đến nhiều nơi ăn uống.
Một lãnh đạo Sở Y tế Bình Thuận cho biết bệnh nhân đã không khai báo đầy đủ lịch trình và những người từng tiếp xúc với mình trong thời gian ủ bệnh, việc này gây ra rất nhiều khó khăn cho địa phương.
A.LỘC - Đ.TRONG - S.LÂM (tuoitre.vn)
Thủ tướng: Xử lý nghiêm, kể cả xử lý hình sự người phao tin đồn nhảm Việt Nam lên án hành động kỳ thị người bệnh và đã chỉ đạo Bộ Công an xử lý nghiêm, kể cả xử lý hình sự những người phao tin đồn nhảm trên mạng xã hội về dịch bệnh Covid-19. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này trong cuộc tiếp Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới...