Sẽ bàn việc đưa Đại tướng vào SGK
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, sắp tới Bộ sẽ chọn lọc nhân vật gắn với sự kiện lịch sử để đưa vào sách giáo khoa. Trong đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng được Bộ xem xét, cân nhắc kỹ để đưa vào chương trình đổi mới sách giáo khoa sau năm 2015.
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học chuyên trách về đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 cho biết, sách lịch sử ở phổ thông cơ sở ông chưa khảo sát kỹ nhưng khi xem qua ông thấy tuy không nhắc đến tên Đại tướng nhưng có đề cập đến Đại tướng trong nội dung về đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Sách ngữ Văn lớp 12 cũng có hình ảnh Đại tướng trong phần trích hồi ký “Những năm tháng không thể nào quên” của Đại tướng.
“Vừa qua cũng có nhiều ý kiến nói rằng nên đưa công lao của Đại tướng vào sách giáo khoa. Về ý kiến này, sắp tới chúng tôi sẽ cân nhắc chọn những nhân vật lịch sử có công lao lớn đối với đất nước để đưa vào sách. Hình ảnh Đại tướng cũng sẽ được chúng tôi bàn đến, xem xét để đưa vào sách”, ông Thống chia sẻ.
Theo ông Thống, nếu đưa Đại tướng vào sách thì cũng phải nói đến các nhân vật lịch sử khác như Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng…Do vậy, trong chương trình sách giáo khoa sau năm 2015, nếu Bộ mở rộng thêm các nhân vật lịch sử thì những người này phải gắn với từng sự kiện cụ thể sau đó mới cân nhắc đưa vào sách.
PGS.TS, Đỗ Ngọc Thống, thành viên ban chỉ đạo soạn sách giáo khoa sau năm 2015
Video đang HOT
Trước đó, ngày 21/10, trả lời báo giới bên hành lang Quốc hội, phiên khai mạc kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XII, luật sư Trương Trọng Nghĩa, Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh cho rằng sách giáo khoa lịch sử hiện nay cần phải sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện. Công lao to lớn của Đại tướng trong sách lịch sử cần phải được đề cập đến nhiều hơn.
“Đáng tiếc là việc phản ánh trong sách giáo khoa về lịch sử về thân thế, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa được như mong muốn và chưa tương xứng với vai trò cũng như công lao của Đại tướng. Do vậy, chắc chắn chúng ta phải sửa chữa vấn đề này và phải bắt đầu cải tiến từ bộ sách lịch sử các cấp 1 và 2″, luật sư Nghĩa chia sẻ.
Về hướng đổi mới sách giáo khoa sau năm 2015, PGS.TS Thống cho hay, xu hướng chung của thế giới hiện nay là một chương trình, nhiều bộ sách. Việt Nam cũng mong muốn điều ấy, nhưng bao giờ chủ trương cũng phải đi đôi với điều kiện để đảm bảo chủ chương ấy đúng. Chủ chương nhiều bộ sách giáo khoa là đúng nhưng Bộ cũng cần phải chuẩn bị được điều kiện để thực hiện chủ trương đó. Ví dụ như việc chuẩn bị đội ngũ tác giả, quy chế và cách điều hành cũng như cách lựa chọn các tiêu chí, các phân bổ sách giáo khoa sẽ như thế nào…
Đối với điều kiện của nước ta hiện nay, những vấn đề nêu trên đang cực kỳ khó khăn. Bộ phải xem trình độ giáo viên, học sinh để lựa chọn sách giáo khoa nào cho phù hợp, điều ấy không đơn giản.
“Với tinh thần đó chúng tôi sẽ từng bước nghiên cứu kỹ, trước mắt vẫn phải là Bộ chủ trì rồi sau đó khuyến khích cá nhân, tập thể theo hướng đa dạng hóa tài liệu. Cái đó có thể là sau một vài năm chương trình rõ rồi thì các tổ chức cá nhân có thể đăng kí soạn sách với quy trình kiểm duyệt chặt chẽ của Bộ. Trong tương lai đây cũng là một hướng đi tốt”, PGS.TS Thống nói.
Theo Khampha
Chính thức hủy dự án khách sạn trong công viên Thống Nhất
UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định chấm dứt dự án khách sạn SAS Hanoi Royal Hotel tại 295 Lê Duẩn. Toàn bộ số vốn hơn 13 triệu USD phía nước ngoài đã đầu tư vào dự án này được đối trừ vào tiền sử dụng đất ở địa điểm mới trên đường Phạm Hùng.
Sau khi UBND thành phố Hà Nội chấm dứt dự án SAS Hanoi Royal Hotel (tên sau này là Novotel Hanoi on the Park), diện tích đất tại 295 Lê Duẩn này được thu hồi làm bãi đỗ xe ngầm, cây xanh và dịch vụ.
Hà Nội chính thức dừng dự án khách sạn trong công viên Thống Nhất
Hà Nội ghi nhận vốn Công ty SIH Investment Limited đã đầu tư vào dự án này là hơn 13 triệu USD. Số tiền này được đối trừ vào tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp theo quy định tại địa điểm mới trên đường Phạm Hùng.
Hà Nội cũng đồng ý để Tổng Công ty Du lịch Hà Nội không tham gia góp vốn vào dự án mới trên đường Phạm Hùng. Tổng Công ty Du lịch Hà Nội có trách nhiệm thực hiện việc ghi nhận vốn với Sở Tài chính đối với khoản hỗ trợ 1 triệu USD của Công ty SIH Investment Limited.
Hà Nội cho phép Công ty SIH Investment Limited thực hiện 100% vốn nước ngoài đầu tư dự án HH đường Phạm Hùng theo quy định và quy hoạch được phê duyệt. Thủ tục cho thuê đất và các nghĩa vụ tài chính về đất của nhà đầu tư được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Công ty SIH Investment Limited có nghĩa vụ kế thừa trách nhiệm thanh toán mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của Công ty liên doanh SAS Hanoi Royal Hotel sau khi giải thể. Đồng thời đơn vị này cũng phải cam kết tiến độ triển khai dự án, tránh kéo dài như trường hợp trước đây.
Thành phố Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các sở, ngành liên quan rà soát, kiểm tra năng lực và tư cách pháp nhân của chủ đầu tư để triển khai các bước tiếp theo của dự án. Trong quá trình dừng dự án khách sạn SAS Hanoi Royal Hotel cũng như thực hiện dự án tại địa điểm mới, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tham khảo ý kiến các bộ ngành để xử lý, giải quyết các phát sinh mới vượt quá thẩm quyền.
Theo quyết định trước đây, dự án khách sạn SAS Hanoi Royal Hotel có diện tích trên 10.000 m2, trong đó diện tích đất của công viên Thống Nhất là 9.000 m2. Dự án được khởi công năm 2008, đã vấp phải sự phản đối nhiều kiến trúc sư cũng như người dân. Không lâu sau đó, Thủ tướng chỉ đạo dừng dự án và giao Hà Nội lựa chọn địa điểm khác cho chủ đầu tư.
Quang Phong
Theo Dantri
Đà Nẵng huy động toàn dân dọn dẹp thành phố Đã 4 ngày sau khi bão số 11 đi qua nhưng ngày 18/10, nhiều tuyến đường trên địa bàn Đà Nẵng vẫn còn ngổn ngang rác thải, cây xanh gãy đổ... Dù các lực lượng đã khẩn trương dọn dẹp cả ngày lẫn đêm nhưng vẫn không xuể. Ngay sau khi bão tan, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã chỉ đạo các ban...