Scotland: Giữa đêm đột nhập đồn cảnh sát chụp “tự sướng”
Người đàn ông này đã thâm nhập đồn cảnh sát suốt 3 tiếng rưỡi, lục lọi hồ sơ các vụ án và thậm chi còn mặc cảnh phục để chụp ảnh selfie.
William Linton, 25 tuổi đã đột nhập vào trụ sở cảnh sát Motherwell, Lanarkshire ở Scotland vốn mở cửa 24/24.
Lúc 3h30 sáng, Linton bấm chuông cửa tòa nhà và được một công nhân cho vào. Anh ta lang thang ở hành lang, bước vào một căn phòng, đọc các hồ sơ để xung quanh và vận cảnh phục và chụp ảnh “tự sướng”.
Ngoài ra, Lindon còn đập vỡ cửa kính một ô tô tuần tra, vẽ bẩn lên những quyển sổ tay và lấy đi một chùm chìa khóa còng tay. Tới khoảng 7h sáng, một nhân viên tới sở làm và nhìn thấy Linton đang ngồi vô tư trong văn phòng đọc tài liệu, chân gác lên ngăn kéo. Toàn bộ đồ vật xung quanh đều bừa bộn. Anh ta còn yêu cầu cô đóng cửa lại. Cho đến khi anh ta bỏ mũ xuống, cô phát hiện Linton không phải nhân viên cảnh sát. Trong lúc cô chạy đi báo, Linton tẩu thoát bằng cửa sau.
Linton chụp ảnh “tự sướng”
Đại diện cảnh sát Lisa Lann cho biết Linton đã đọc một vài hồ sơ thuộc loại không được công bố ra công chúng với tên họ, địa chỉ và số điện thoại rõ ràng, thậm chí còn cố mở máy tính.
Vào 08.10.2014, cảnh sát đã khởi tố vụ việc. Linton tới đồn tự thú ngay hôm sau. Tại tòa, anh ta thừa nhận thực hiện hành vi này nhằm mục đích bị bắt và thu hút sự chú ý sau khi mất việc và bạn gái. Không những bị phạt 400 bảng Anh, việc dính án phá hoại này càng khiến anh khó tìm việc hơn.
Trụ sở cảnh sát Lanarkshire
Video đang HOT
Tại buổi xét xử mới đây, cảnh sát trưởng cho biết thủ phạm đã thú tội và không tìm kiếm những hồ sơ mật, chưa kể đã bị tạm giam thời gian dài và đang trải qua thời gian khó khăn, nên đưa ra án phạt nặng sẽ tạo tâm lý xấu trong dư luận, và chỉ yêu cầu nộp phạt. Linton phải nộp phạt 20 bảng/tháng.
Tuy đây là vụ việc ngẫu nhiên và không gây hại cho cộng đồng, nhiều người vẫn tỏ ra lo lắng vì quy trình an ninh ở trụ sở cảnh sát lại lỏng lẻo tới vậy. Đại diện cảnh sát Scotland đã phải lên tiếng:”Sau vụ việc đã có đợt kiểm tra củng cố an ninh để đảm bảo vụ việc tương tự không diễn ra”.
Theo Danviet
Đột nhập căn cứ quân sự Mỹ lớn nhất ở Afghanistan (1)
Hóa ra căn cứ quân sự Mỹ lớn nhất nằm tại Afghanistan từng được Liên Xô đầu tư xây dựng trong giai đoạn 1979-1989.
Bagram là căn cứ quân sự lớn nhất của Quân đội Mỹ tại Afghanistan kể từ năm 2001 cho tới nay. Đây cũng có thể được xem là đại bản doanh của liên quân do Mỹ đứng đầu tại quốc gia Trung Á này. Theo thiết kế, Bagram có sức chứa từ 3.000-13.000 binh sĩ cùng một lúc.
Bagram có vị trí khá thuận lợi khi nằm tại tỉnh Parwan, miền đông Afghanistan, nằm ở phía bắc thủ đô Kabul 47km.
Tuy nhiên Mỹ không phải quốc gia đầu tiên sở dụng Bagram như một đại bản doanh tại Afghanistan. Trong những năm 1980, Liên Xô cũng từng sử dụng Bagram như một sân bay quân sự và hậu cần chiến lược với đường băng dài tới 3.000m đủ khả năng tiếp nhận mọi loại máy bay của Liên Xô lúc đó.
Hình ảnh bên trong căn cứ quân sự Mỹ lớn nhất ở Afghanistan luôn hạn chế công bố với giới truyền thông quốc tế nhất là trong giai đoạn các chiến dịch quân sự của liên quân tại Afghanistan đang ở thời kỳ đỉnh điểm.
Trong ảnh là một nhân viên kỹ thuật đang bảo dưỡng một chiếc F-16C tại Bagram.
Quân đội Mỹ tái xây dựng lại Bagram từ năm 2006 với việc cải tạo lại đường băng do Liên Xô xây dựng cùng với đó là các khu phức hợp quân sự hổ trợ việc đóng quân lâu dài của Mỹ tại Afghanistan và biến nơi này một pháo đài bất khả xâm phạm.
Dù vậy không có nghĩa Bagram an toàn trước các đợt tấn công của Taliban, mặc dù Mỹ đã bảo hàng chục triệu USD để xây dựng hệ thống tường bê tông vành đai bảo vệ căn cứ này.
Hình ảnh căn cứ không quân Bagram nhìn từ trên cao với 2 đường băng chính, một do Liên Xô xây dựng và cái thứ hai được Mỹ xây mới vào năm 2006. Đến năm 2009, Mỹ tiếp tục chi 200 triệu USD để mở rộng Bagram.
Với quy mô của mình Bagram hoạt động như một thị trấn giữa vùng hoang mạc Afghanistan, tuy nhiên điều kiện sinh hoạt ở Bagram được binh sĩ Mỹ đóng quân tại đây mô tả là khá tệ.
Bagram cũng là một trong những căn cứ quân sự hiếm hoi của Mỹ tại nước ngoài được Tổng thống Mỹ Barack Obama ghé thăm nhiều lần trong suốt hai nhiệm kỳ của mình.
Tương lai của Bagram phụ thuộc khá nhiều vào kế hoạch rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan. Trước đó vào năm 2015 Tổng thống Barack Obama cũng tuyên bố sẽ rút toàn bộ binh sĩ nước này khỏi Afghanistan vào cuối năm 2016 tuy nhiên kế hoạch này bị tạm hoãn cho đến cuối năm 2017.
Bagram còn được ví như nước Mỹ thu nhỏ ở Afghanistan và các binh sĩ đóng quân ở đây có thể mua mọi thứ như ở quê nhà từ những chiếc Hamburger từ một cửa hành Burger King cho đến những chiếc Pizza của Pizza Hut.
Các binh sĩ cũng có thể thư giãn với một tiệm cắt tóc được đặt ngay trong căn cứ.
Đời sống tinh thần của binh sĩ khá quan trọng đối với Quân đội Mỹ và họ luôn đáp ứng mọi nhu cầu được đề xuất tất nhiên nếu nó hợp lý. Trong ảnh là một binh sĩ Mỹ trong một cửa hành cho thuê đĩa phim bên trong căn cứ Bagram.
Một nhóm binh sĩ Mỹ chơi bóng ném bên trong một khu thể thao trong nhà.
Theo_Kiến Thức
Đột nhập hệ thống đường hầm của phiến quân IS ở Iraq Lực lượng an ninh Iraq đã phát hiện nhiều đường hầm dài hun hút của phiến quân IS ở các thị trấn từng nằm dưới quyền kiểm soát của chúng. Nhiều đường hầm bí mật của phiến quân IS đã bị lực lượng an ninh Iraq phát hiện. Trong ảnh, một chiến binh thuộc Tổ chức Badr cầm súng tiến vào bên trong...