SCMP: Trung Quốc mời lãnh đạo 4 nước châu Âu gặp ông Tập tháng 11
Ngày 18-7, báo South China Morning Post (SCMP) tiết lộ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mời các lãnh đạo Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha gặp mặt tại Bắc Kinh vào tháng 11, nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một sự kiện ở Bắc Kinh năm 2019 – Ảnh: SCMP
Theo nguồn tin của SCMP, lời mời của ông Tập đã được gửi tới Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Ý Mario Draghi và Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
Ngày tổ chức có thể sẽ là ngay sau đại hội đảng lần thứ 20 của Trung Quốc, dự kiến được tổ chức vào tháng 10 năm nay.
Video đang HOT
Sự kiện trên có thể diễn ra cùng thời gian với hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G20 tại Bali vào tháng 11.
Giới quan sát nhận định điều này có thể đánh dấu sự trở lại Trung Quốc của các nhà lãnh đạo Tây Âu, sau gần 3 năm đại dịch gây trở ngại các hoạt động ngoại giao tại Trung Quốc.
Tháng 9 tới, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ đến châu Âu khi trên đường tới Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ) vào tháng đó. Nguồn tin SCMP tiết lộ chuyến đi của ông Vương “sẽ chuẩn bị cho các chuyến thăm cấp cao tới Trung Quốc”.
Theo SCMP , Trung Quốc từng có một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với các lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 4.
Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell nhận định Trung Quốc phớt lờ lời kêu gọi của Brussels để giúp ngăn chặn “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine.
Về vấn đề này, nhà ngoại giao kỳ cựu của EU nói: “Đối thoại với Trung Quốc về Ukraine là điều cần thiết và là ưu tiên số một ở châu Âu. Vấn đề an ninh lương thực (sẽ nằm trong chương trình nghị sự). Trung Quốc là một cường quốc nông nghiệp lớn”.
Chính phủ Pháp, Ý, Tây Ban Nha và cả Trung Quốc từ chối trả lời yêu cầu bình luận của SCMPvề những thông tin trên.
“Xin hiểu rằng chúng tôi luôn thông báo về các chuyến công du của thủ tướng vào thời điểm thích hợp, thường là một tuần trước đó” – một phát ngôn viên của thủ tướng Đức cho biết khi được hỏi về lời mời.
Giới ngoại giao tin rằng Bắc Kinh đang lo ngại trước sự thù địch ngày càng tăng đối với Trung Quốc tại Nghị viện châu Âu. Cơ quan này đã thông qua một loạt nghị quyết gần đây, với nội dung chỉ trích các chính sách ở Hong Kong và Tân Cương của Trung Quốc.
NATO thúc đẩy việc kết nạp Phần Lan, Thụy Điển
Ngày 30/6, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg thông báo Nghị định thư gia nhập liên minh quân sự này của Phần Lan và Thụy Điển sẽ được ký vào ngày 5/7 tới.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg trong cuộc họp báo tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ông Stoltenberg cho biết: "Quyết định chính trị, quyết định chính thức mời Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO đã được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ngày 30/6.
Sau đó, chúng tôi sẽ tiến tới việc ký chính thức Nghị định thư gia nhập của hai nước vào ngày 5/7, trước sự chứng kiến của các Ngoại trưởng Thụy Điển và Phần Lan". Tuy nhiên, quyết định kết nạp Phần Lan và Thụy Điển cần được quốc hội của 30 nước thành viên NATO thông qua và Tổng Thư ký Stoltenberg cho biết quá trình này sẽ được đẩy nhanh hơn thông thường.
Theo Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez, tiến trình đàm phán về tư cách thành viên chính thức của Thụy Điển và Phần Lan sẽ được khởi động ngay lập tức. Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nêu rõ rằng hai quốc gia Bắc Âu trước tiên phải thực hiện những việc cần thiết trước khi Ankara gửi nghị định thư lên quốc hội nước này.
Nhà lãnh đạo Ankara đã yêu cầu dẫn độ về nước 73 cá nhân, đang ở Phần Lan và Thụy Điển, mà Thổ Nhĩ Kỳ cho là vi phạm pháp luật. Trước đó, Ankara đã rút lại quyết định phủ quyết kế hoạch gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển, để đổi lấy những hành động của Stockholm và Helsinki liên quan đến cuộc chiến chống khủng bố và mua bán vũ khí.
Tháng trước, Phần Lan và Thụy Điển đã chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO. Thổ Nhĩ Kỳ khi đó đã bày tỏ ý kiến phản đối, cho rằng hai nước này chứa chấp các đối tượng có liên quan tới đảng Công nhân người Kurd (PKK) mà Ankara đặt ngoài vòng pháp luật và những nhân vật ủng hộ Giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đứng sau vụ đảo chính bất thành hồi tháng 7/2016.
Tây Ban Nha, Maroc ký tuyên bố chung bình thường hoá quan hệ Hôm 8/4, Tây Ban Nha và Maroc đã ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ song phương. Ảnh: Mapnews Theo đài Sputnik (Nga), ngày 7/4, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã gặp gỡ Quốc vương Maroc Mohammed VI tại quốc gia phía bắc châu Phi. "Maroc và Tây Ban Nha sẽ phát triển lộ trình bền vững và đầy tham...