SCMP: Tập Cận Bình thất bại trong việc xử lý khủng hoảng
Ông Tập Cận Bình vẫn chưa đặt chân đến đây, trong khi Thủ tướng Lý Khắc Cường mãi ngày Chủ Nhật 16/8 mới có mặt, vụ nổ xảy ra hôm 12/8.
“Trung Quốc nạo vét quá khứ để làm suy yếu ảnh hưởng của Nhật ở Biển Đông”Chủ tịch đảng cầm quyền Myanmar bị truất chức vì “thân Trung Quốc”?”Tập Cận Bình muốn Giang Trạch Dân ngừng thò tay vào chính sự”
Ông Tập Cận Bình, ảnh: Daily Mail/Getty.
South China Morning Post ngày 19/8 bình luận, vụ nổ chấn động Thiên Tân, Trung Quốc hôm 12/8 không chỉ cướp đi hơn một trăm sinh mạng, mà nó còn giáng một đòn chính trị vào bộ đôi lãnh đạo nước này, ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường. Thảm họa xảy ra ở một kho lưu trữ hóa chất độc hại nằm ngay trong lòng đô thị Đông Bắc đã gây ra sự giận dữ của công chúng về thất bại của chính phủ trong nhận thức và xử lý khủng hoảng.
Trương Lập Phàm, một nhà bình luận chính trị từ Bắc Kinh nói với South China Morning Post: “Nó chắc chắn là đòn chính trị lớn nhất với chính quyền Tập Cận Bình – Lý Khắc Cường. Vụ nổ cho thấy lỗ hổng ăn sâu vào hệ thống chính trị mà các nhà lãnh đạo đã không thể giải quyết, thất bại trong xử lý hậu quả khủng hoảng”.
Xigen Li, một giáo sư Đại học Thành phố Hồng Kông cho rằng, quy mô chưa từng có của thảm họa đã trở thành thách thức cho chính phủ Trung Quốc trong việc đối phó kịp thời. Các nhà lãnh đạo nước này phải đối mặt với giận dữ ngày càng tăng của công chúng về vụ nổ khi hàng loạt câu hỏi đặt ra đã không có câu trả lời thỏa đáng.
Công nhân tại kho hóa chất có được đào tạo về an toàn phòng chống cháy nổ hay không? Nhân viên cứu hỏa có được thông báo đúng về bản chất vụ nổ trước khi họ đến hiện trường hay không? Không khí của Thiên Tân có đủ trong lành để thở và có thể sử dụng được nguồn nước sau vụ nổ hay không? Người dân đã thất vọng với những báo cáo chậm trễ của chính phủ và truyền thông nhà nước.
Steve Tsang, một thành viên Viện Chính sách Trung Quốc Đại học Nottingham cho rằng chính phủ Trung Quốc “không thông minh” trong đối phó với thảm họa. Đầu tiên dư luận không thể biết tại sao vụ nổ xảy ra và xảy ra như thế nào. Vấn đề thứ 2 là chính phủ kiểm soát thông tin, hạn chế đưa tin trong tình huống có thể gây nguy hiểm với sức khỏe người dân, y tế công cộng.
Video đang HOT
Ông Lý Khắc Cường đến hiện trường vụ nổ hôm Chủ Nhật 16/8, 4 ngày sau khi xảy ra thảm họa. Ảnh: Reuters.
“Nếu các vấn đề về sức khỏe người dân sau vụ nổ phát sinh, người ta sẽ lên án chính phủ và gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín nhà nước cũng như các lãnh đạo hàng đầu”, Steve Tsang nói. Không chỉ nạn nhân mà ngay cả thành viên gia đình các nhân viên cứu hỏa thiệt mạng cũng đang phải tự hỏi liệu con em họ có phải đã đối mặt với một “đám cháy hóa học” hay không.
Trong khi đó các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc phản ứng khá chậm cháp do sự phức tạp của tình hình. Một số người dân cảm thấy tức giận bởi sự xuất hiện muộn màng của các nhà lãnh đạo hàng đầu tại hiện trường thảm họa. Ông Tập Cận Bình vẫn chưa đặt chân đến đây, trong khi Thủ tướng Lý Khắc Cường mãi ngày Chủ Nhật 16/8 mới có mặt, vụ nổ xảy ra hôm 12/8.
Với những sự vụ tương tự thế này, người tiền nhiệm của ông Cường là Thủ tướng Ôn Gia Bảo sẽ “lao ngay đến hiện trường” để trấn an công chúng, trong khi một Phó Chủ tịch của Thiên Tân phụ trách an toàn các khu công nghiệp mãi tới Thứ Hai 17/8 mới tổ chức họp báo trả lời câu hỏi của dư luận kể từ khi xảy ra vụ nổ.
Tsang cho rằng, Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã đánh mất cơ hội chứng minh sự quan tâm của họ với người dân, bởi Thiên Tân cách Bắc Kinh và Bắc Đới Hà khá gần. Chương trình nghị sự cho thấy ông Bình đã quan tâm, ưu tiên về việc họp bàn cải tổ nhân sự, cải cách quân đội hơn là xử lý khủng hoảng vụ nổ Thiên Tân.
Laurence Brahm, một nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh nói: “Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như cân nhắc bức tranh lớn hơn về chính trị chứ không phải hóa chất trước khi xác định những gì cần được thông báo và những gì không”.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Mỹ kỳ vọng Nhật Bản-Australia liên kết đối phó Trung Quốc
Người Mỹ hy vọng 2 đồng minh của họ có thể phát huy vai trò an ninh lớn hơn ở châu Á khi đối mặt với sự tăng trưởng thực lực quân sự của Trung Quốc.
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 5 tháng 8 dẫn hãng tin Reuters Anh ngày 4 tháng 8 đưa tin, Thủ tướng Tony Abbott ngày 4 tháng 8 cho biêt, Australia sẽ chi 89 tỷ đô la Úc (1 đô la Úc tương đương 0,74 USD) để chế tạo tàu chiến va tàu ngầm trong tương lai. Trong đó 40 tỷ đôla Úc đã được cấp dùng để chế tạo tàu chiến mặt nước ở trong nước.
Thủ tướng Australia Tony Abbott thăm cơ sở đóng tàu ở Adelaide
Ông Tony Abbott cho biết, 2 chương trình đóng tàu hải quân lớn (chương trình tàu tuần tra trên biển SEA1180 và chương trình tàu hộ vệ tương lai SEA5000 trị giá 20 tỷ đô la Úc) sẽ được triển khai trước để bảo đảm Australia tiếp tục tự chế tạo tàu chiến mặt nước.
Thủ tướng Tony Abbott đang đối mặt với sức ép to lớn từ nội bộ Đảng Tự do bảo thủ - yêu cầu chương trình tàu ngầm 50 tỷ đô la Úc phải được chế tạo ở trong nước. Ông cho biết, việc này sẽ đem lại khoảng 1.000 cương vị việc làm.
Mua sắm tàu ngầm nhiều lợi nhuận là giao dịch quốc phòng lớn nhất trong lịch sử của Australia, cũng là một trong những hợp đồng quốc phòng có lợi nhuận lớn nhất trên thế giới.
Tại Adelaide, Thủ tướng Tony Abbott nói: "Việc chúng ta làm hôm nay về căn bản là bảo đảm cho chúng ta không chỉ cần chế tạo một chiếc tàu chiến ở Australia, mà còn phải chế tạo một hạm đội ở Australia".
Công ty Thyssen Krupp Đức, Tập đoàn đóng tàu quốc doanh Pháp và liên minh công nghiệp nặng Mitsubishi - Kawasaki Nhật Bản đều đang tranh thầu hợp đồng chế tạo tàu ngầm của Australia.
Thủ tướng Australia Tony Abbott thăm cơ sở đóng tàu ở Adelaide
Trong bối cảnh mọi người lo ngại giao hợp đồng cho công ty nước ngoài có thể gây ảnh hưởng chính trị to lớn, Công ty Thyssen Krupp tìm cách thông qua nhấn mạnh lợi ích kinh tế và chính trị do họ đề nghị để thu hút các thành viên chính phủ có mối lo ngại này.
Hãng tin Reuters Anh tháng 7 cho hay, một đội ngũ của Chính phủ Nhật Bản đang tiến hành đàm phán với 2 công ty Anh để tìm cách thắng thầu tàu ngầm ở Australia.
Thủ tướng Tony Abbott còn mong muốn tăng cường quan hệ an ninh với Nhật Bản, phản ánh người Mỹ hy vọng 2 đồng minh của họ có thể phát huy vai trò an ninh lớn hơn ở châu Á khi đối mặt với sự tăng trưởng thực lực quân sự của Trung Quốc.
Thủ tướng Australia Tony Abbott thăm cơ sở đóng tàu ở Adelaide
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Hun Sen: Sam Rainsy là thủ lĩnh của bọn trộm cắp Sam Rainsy bắt tay bạn nhưng vẫn dẫm lên chân bạn bằng cách sử dụng văn hóa đối thoại để tiêu diệt chính phủ. Ts Trần Công Trục: Hun Sen cần cảnh giác với thủ đoạn "sửa Hiến pháp"CNRP đã thay đổi thủ đoạn chống phá Việt Nam?Sam Rainsy: Sẽ bàn với Hun Sen đàm phán biên giới với Việt Nam trơn tru...