SCIC cần hoàn thiện hơn nữa mô hình để đi tắt đón đầu Cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế số
Ngày 27/1/2021, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã tổ chức hội thảo về mô hình tổ chức và hoạt động của SCIC.
SCIC cần hoàn thiện hơn nữa mô hình để đi tắt đón đầu Cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế số
Khai mạc hội thảo, ông Phạm Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, sau 15 năm hoạt động, SCIC đã đạt được những kết quả quan trọng đáng ghi nhận, vốn Nhà nước được bảo toàn và phát triển.
SCIC có 2 chức năng là đầu tư kinh doanh vốn nhà nước và là đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp. SCIC đã tiếp nhận vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 1076 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn Nhà nước hơn 30.553 tỷ đồng.
Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp, SCIC đã áp dụng hệ thống quản trị tiên tiến, thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, tham gia quyết định các phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp sau khi tái cơ cấu, hiệu quả đã tăng lên rõ rệt, từ đó SCIC đã bán vốn tại các doanh nghiệp này thành công, mang lại hiệu quả cao cho Nhà nước, điển hình như Vinaconex, Khách sạn Kim Liên, Nhựa Bình Minh…
Từ khi thành lập đến nay, SCIC đã thoái vốn tại 1.017 doanh nghiệp, thu về 48.847 tỷ đồng, giá bán gấp 4,1 lần giá vốn, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả nước.
Đánh giá về hiệu quả đầu tư của SCIC, ông Phạm Tuấn Anh cũng khẳng định là “đã đầu tư hiệu quả”. SCIC đã đầu tư 29.946 tỷ đồng, thu về cho Nhà nước hơn 9.000 tỷ đồng lợi nhuận.
Tại hội thảo, các chuyên gia cùng ghi nhận 15 năm hoạt động hiệu quả của SCIC đã khẳng định một chủ trương lớn, chủ trương đúng khi thành lập một tổ chức kinh tế đặc biệt của Chính phủ, hoạt động dưới mô hình tổng công ty Nhà nước. Nhưng, vai trò đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước chưa rõ nét, chủ yếu là đầu tư tại các doanh nghiệp hiện hữu, chưa có các khoản đầu tư vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.
Video đang HOT
Ông Lê Song Lai, Phó Tổng giám đốc SCIC cho biết thêm, hoạt động của SCIC còn nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn từ cơ chế, từ khung khổ quy định. Đặc biệt, quyền chủ động trong triển khai hoạt động kinh doanh của SCIC còn hạn chế: Theo cơ chế hiện hành đối với doanh nghiệp Nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty, trong đó có SCIC, chưa thực sự có quyền chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước so với khu vực khác. Biên chế, tiền lương hàng năm của các tập đoàn, tổng công ty phải có sự chấp thuận của bộ quản lý ngành, làm hạn chế sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, chưa có cơ chế phù hợp để đánh giá hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư tính trên toàn bộ danh mục vốn đầu tư/vốn quản lý/vốn chủ sở hữu được giao của SCIC.
Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế số phát triển mạnh mẽ thì kỳ vọng và nhiệm vụ của SCIC càng nặng nề hơn. Là người đầu tư vốn Nhà nước, SCIC cần đưa vốn Nhà nước đầu tư để tạo nền tảng cho phát triển, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư để đi tắt đón đầu cuộc Cách mạng 4.0 và phát triển kinh tế số.
Tại hội thảo, các chuyên gia cùng cho rằng SCIC sẽ phải là nòng cốt dẫn dắt và cùng các tập đoàn kinh tế Nhà nước chuyên ngành khác để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng của đất nước, đầu tư cho khoa học công nghệ…
“SCIC cần phải trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, đầu tư toàn cầu chứ không chỉ đầu tư trong nước như hiện nay”, PGS.TS. Hoàng Văn Hải, Viện Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội nói.
Các chuyên gia phát biểu tại hội thảo cùng cho rằng, cần phải hoàn thiện hơn mô hình tổ chức và hoạt động của SCIC, cần sửa đổi khung khổ pháp luật để SCIC thực hiện tốt hơn vai trò là nhà đầu tư của Chính phủ. Các chuyên gia cũng kỳ vọng khi Chiến lược phát triển của SCIC được Thủ tướng phê duyệt, SCIC sẽ thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại và sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Trong tương lai, SCIC sẽ trở thành nhà đầu tư của Chính phủ, là tổ chức tài chính Nhà nước chuyên nghiệp và hàng đầu ở Việt Nam. Việc nghiên cứu để trong tương lai SCIC trở thành mô hình quỹ đầu tư của Chính phủ cũng đã được nhắc đến tại hội thảo này.
Bí thư Thái Nguyên: Chủ động trong chuyển đổi số để tạo đột phá
Theo Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, cần chủ động trong chuyển đổi số để tạo đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Chia sẻ với VietNamNet trước thềm Đại hội XIII, PGS.TS Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên bày tỏ sự quan tâm đến định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 được đề ra trong dự thảo Văn kiện Đại hội XIII.
Đó là phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Cơ hội và thách thức
Dẫn lại Nghị quyết số 52 ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên cho rằng, điều này thể hiện ý chí mạnh mẽ của hệ thống chính trị, là yếu tố then chốt thúc đẩy chuyển đổi số.
PGS.TS Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên
Theo bà Hải, chuyển đổi số là xu hướng phát triển mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các cấp, các ngành, các địa phương, tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số của tỉnh còn bộc lộ một số hạn chế. Đó là, hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ; nhiều doanh nghiệp của tỉnh còn chưa chủ động tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại; quy mô kinh tế số còn nhỏ;
Chuyển đổi số đặt ra nhiều thách thức cả về kinh tế và xã hội, nhất là ở các vùng khó khăn, miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin thấp; số doanh nghiệp công nghệ thông tin phục vụ quá trình chuyển đổi số chưa nhiều...
Từ thực tiễn địa phương, bà Nguyễn Thanh Hải cho hay, Thái Nguyên xác định cần chủ động trong chuyển đổi số để tạo đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
"Nghị quyết đầu tiên trong chương trình công tác của BCH Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ mới chính là Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030", Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên nói.
Bà Hải cho biết, nghị quyết được BCH Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên thông qua vào ngày 31/12/2020 vừa qua, với mục tiêu phấn đấu đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du miền núi phía Bắc, đến năm 2025 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố và năm 2030 thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
Năm 2025, Thái Nguyên có trên 700 doanh nghiệp số
Các giải pháp cụ thể tỉnh sẽ thực hiện là tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.
Tỉnh đặt ra yêu cầu đối với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn phụ trách; tiên phong, đi đầu trong việc chuyển đổi số để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của địa phương, đơn vị.
Thái Nguyên xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số; phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có trên 700 doanh nghiệp số.
Đại hội XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/1 đến 2/2. Ảnh: Phạm Hải
Cùng với đó, bà Nguyễn Thanh Hải cho biết, tỉnh quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin; xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao; phấn đấu đến năm 2025 phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.
Ngoài ra, Thái Nguyên cũng xây dựng chính quyền số, hình thành các đô thị thông minh là thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên. Triển khai cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vào năm 2025 trên thiết bị di động thông minh.
Cùng với đó là thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, thương mại điện tử và sản xuất thông minh.
Đảng bộ Bộ Ngoại giao: Dấu ấn năm 2020 Năm 2020, Đảng ủy Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban cán sự Đảng Bộ Ngoại giao đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai kịp thời, đồng bộ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đối ngoại trong năm Việt Nam đảm nhiệm vai trò kép là Chủ tịch ASEAN và Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, đồng thời...