Schooling: ‘Tôi đã khiến đội bơi Singapore thất bại’
Joseph Schooling thừa nhận phong độ không cao từ anh là nguyên nhân khiến tuyển bơi Singapore thất bại trước Việt Nam ở nội dung 4×200 m tiếp sức tự do nam tại SEA Games 31.
Bất ngờ lớn đã đến ở Cung Thể thao Dưới nước tối 17/5 khi đội đương kim HCĐ Asian Games Singapore thua trước Việt Nam ở nội dung 4×200 m tiếp sức tự do nam, qua đó chấm dứt 17 năm thống trị SEA Games.
Schooling là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong thất bại này khi anh thua sâu Hoàng Quý Phước ở lượt bơi thứ 3 then chốt, tạo điều kiện cho Hưng Nguyên thoải mái về đích, giúp Việt Nam giành HCV.
Sau cuộc thi, siêu kình ngư Singapore đã có những chia sẻ với báo giới.
Ở nội dung 4×200 m tự do nam, đội Việt Nam về nhất, phá kỷ lục đại hội với thời gian 7 phút 16 giây 31, Singapore của Schooling về thứ 3 với 7 phút 21 giây 49. Ảnh: Minh Chiến.
- Đây là lần thứ 2 Singapore thất bại ở nội dung tiếp sức tại SEA Games 31. Nhưng lần này, các anh thua rõ ràng trên đường đua chứ không phải bởi quyết định của trọng tài. Cảm giác có gì khác?
-Đây chắc chắn không phải ngày của chúng tôi. Tôi đã khiến đội chịu thất bại, thất vọng vì điều này. Nhưng sau cùng, thì nỗ lực chung đã giúp cả đội được đứng lên bục trao thưởng. Điều này vẫn có ý nghĩa nhất định.
Giờ thì chúng tôi sẽ trở lại, tập luyện nặng hơn nữa và tự động viên chính mình.
- Hãy nói về đội Việt Nam, đối thủ đã đánh bại các anh?
- Tuyển bơi Việt Nam là đội rất tốt. Các VĐV luôn bơi nhanh hơn chúng tôi. Tuyển Singapore thực ra không quá bất ngờ và luôn biết rõ đây sẽ là cuộc đua khốc liệt. Cả 4 thành viên của tuyển Việt Nam đều giỏi. Họ là sự kết hợp tốt nhất lúc này của nội dung 4×200 m tiếp sức tự do nam.
Video đang HOT
Họ quá nhanh và đã phá kỷ lục. Thành tích như thế là đáng nể. Trung bình, mỗi người trong số họ bơi hết 1 phút 49 giây. Thống kê này cho thấy bơi lội Việt Nam đã tiến xa đến thế nào.
- Anh thua Hoàng Quý Phước hơn 3 giây ở lượt bơi của mình đấy.
- Quý Phước đang đạt phong độ cao. Tôi biết cậu ấy có tới tập huấn ở Đức vài tuần trước. Phước bơi nhanh với thân dưới rất tốt. Cậu ấy là đối thủ khó đánh bại.
- Liệu anh có mang phong độ này từ Việt Nam tới Campuchia vào SEA Games năm sau không?
- Tôi không rõ nữa, chúng ta phải cùng chờ xem. Chúng tôi còn kế hoạch cho nửa năm phía trước để tập luyện và tiến bộ hơn nữa. Nhưng trước mắt, vẫn còn 2 ngày nữa của bộ môn bơi. Tôi sẽ cổ vũ tinh thần cho các đồng đội từ khán đài. Mọi chuyện hứa hẹn vẫn còn vui vẻ mà.
Khoảnh khắc lịch sử khi bơi Việt Nam xếp trên đương kim HCĐ Asian Games 2018. Ảnh: Minh Chiến.
- Sau thành công ở Olympic 2016, những năm tháng tiếp theo của anh không quá thành công nhỉ?
- Cuộc sống có thăng trầm mà. Bạn nói đúng đấy, mấy năm qua quả thật khó khăn. Nhưng sau cùng, ai cũng sẽ gặp trở ngại. Điều quan trọng là bạn có trở lại được không và bước tiếp như thế nào, bạn có tìm ra ánh sáng từ bóng đêm không?
Có vài điều không như ý đã đến trong vài tháng trở lại đây. Nhưng tôi nghĩ đó là cơ hội lớn để chứng minh bản lĩnh và cho mọi người thấy tôi không bao giờ ngừng học hỏi.
- Anh có nghĩ mình sẽ dự Olympic 2024 ở Paris?
- Tôi chưa biết đâu. Chúng ta còn phải chờ xem số phận sẽ đưa mình tới đâu.
- Sau hơn 2 năm thi đấu không khán giả, tiếng ồn từ khán đài Việt Nam có ảnh hưởng gì tới đội bơi Singapore không?
- Tôi thật sự không nghe thấy tiếng ồn nào. Quá trình giao tiếp của chúng tôi có vấn đề, mọi người hiểu nhầm ý nhau. Nhưng đó là vấn đề của chúng tôi, bởi đây là nội dung đồng đội. Dù vậy, nói là có càng ít tiếng ồn xuống khu vực của chúng tôi thì càng tốt.
- Cảm ơn Schooling.
Huy Hoàng phá kỷ lục bơi SEA Games, thách thức siêu sao Schooling
Sau khi phá kỷ lục, kình ngư Huy Hoàng "không ngán" nhà vô địch Olympic, huyền thoại sống SEA Games Schooling.
Cho tới lúc này Joseph Schooling, ngôi sao bơi lội đã giành được tổng cộng 30 HCV SEA Games, tính cả 3 HCV kình ngư tài năng này đã giành được tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á đang diễn ra ở Việt Nam. Schooling thực sự là một VĐV đặc biệt, trình độ của anh đã vượt xa khu vực Đông Nam Á, điển hình là tấm HCV Olympic 100m bướm tại Rio 2016.
Huy Hoàng đang có phong độ rất tốt tại SEA Games 31
Chẳng ai muốn đối đầu với Schooling, tuy nhiên vào lúc này Schooling đã bước sang tuổi 26, độ tuổi không còn trẻ với các kình ngư. Schooling là ngôi sao bơi sáng nhất Singapore, hiện tại Nguyễn Huy Hoàng cũng là ngôi sao số 1 bơi Việt Nam. Xét về bề dày thành tích, cộng với tài năng Hoàng chưa thể so với VĐV người Singapore nhưng kình ngư Việt sẵn sàng thách thức huyền thoại trên đường đua.
Nguyễn Huy Hoàng nói được, làm được. Kình ngư gốc Quảng Bình giữ đúng như tuyên bố sau khi giành HCV nội dung 1500m bơi hôm 14/5 đã có tiếp HCV nội dung 400m tự do sở trường vào tối 16/5 ở Cung thể thao dưới nước Mỹ Đình (Hà Nội).
Huy Hoàng đã hoàn thành đúng mục tiêu phá luôn kỷ lục SEA Games của chính mình ở nội dung này. Trước đó, Huy Hoàng cho biết: "Ngày 16/5, tôi sẽ thi đấu 400m tự do và mục tiêu của tôi là phá kỷ lục của chính mình".
Ở SEA Games 2019, Huy Hoàng giành HCV 400m tự do với thành tích 3 phút 49 giây 08 - phá kỷ lục SEA Games (kỷ lục cũ thời điểm đó thuộc về VĐV Malaysia Sim Welson 3 phút 50 giây 56). Đến ngày 16/5, Huy Hoàng giành HCV và phá kỷ lục SEA Games nội dung 400m bơi tự do nam với thành tích 3 phút 48 giây 06.
Huy Hoàng cho thấy mình "nói được, làm được", đầy tự tin vào bản thân ở giải đấu trên sân nhà. Kình ngư sinh năm 2000 có sự chuẩn bị tốt ở chuyến tập huấn Hungary và duy trì phong độ đỉnh cao ở mặt trận SEA Games 31.
Kình ngư 22 tuổi cho biết sau khi lập cú đúp HCV: "Đây là niềm vui với tôi ở cự ly 400m này. Đầu tiên, tôi nghĩ đối thủ rất mạnh là Malaysia, mình xuống hồ bơi và cố gắng giành HCV, cố gắng phá kỷ lục SEA Games. Với tôi, thành tích không phải đến khi thi đấu mà là sự chuẩn bị kiên trì nhiều tháng, nhiều năm. Đó là thành quả có được do cố gắng, duy trì tập luyện, phải nghĩ làm sao để vươn xa hơn nữa.
150m đầu tôi bơi sau VĐV Malaysia, đó là chiến thuật của tôi. Với tôi, những bước đầu tiên thì không làm sao tốt bằng người ta nhưng về sau mình giữ vững phong độ của mình, 100-150m đầu thì mình cố gắng bám họ để về sau nỗ lực vươn lên".
Huy Hoàng rất vui vì phá kỷ lục của chính mình: "Hiện tại việc xuất phát cũng không ảnh hưởng gì nhiều với cự ly đua đường trường của tôi. Vấn đề là làm sao mình phải cải thiện được sức rướn của mình. Lâu lắm rồi tôi mới có thể phá kỷ lục của chính mình, tôi rất vui và đó là điều tôi khao khát.
Năm nay không diễn ra ASIAD thì thực sự tiếc với bản thân tôi. Mình đã có sự chuẩn bị rất kỹ từ đầu năm cho đấu trường đó. Tôi xem SEA Games lần này là bước đệm để tới ASIAD. Giải không diễn ra, thật sự buồn lắm".
Schooling (quần đen, đỏ) vẫn là tượng đài bơi lội SEA Games
Theo kế hoạch, Huy Hoàng còn tham dự một nội dung nữa ở cự ly tiếp sức đồng đội. Ngày 19/5, ngày cuối cùng của môn bơi, Huy Hoàng đặt mục tiêu HCV thứ 3 nội dung 800m. Ban huấn luyện đội tuyển bơi Việt Nam đánh giá Huy Hoàng không có đối thủ ở các cự ly sở trường của mình.
Ở nội dung tiếp sức cự ly đồng đội, Huy Hoàng và những VĐV bơi Việt Nam sẽ phải đối đầu với Schooling và các tuyển thủ Singapore. Kình ngư Quảng Bình tự tin: "Dù có phải đối đầu với Schooling ở nội dung tiếp sức nhưng tôi cũng không ngại, tôi và đồng đội sẽ thi đấu hết mình để có được kết quả tốt nhất".
Trần Hưng Nguyên phá kỷ lục bơi SEA Games, nhắn nhủ đặc biệt em trai Ánh Viên Trần Hưng Nguyên đã có những chia sẻ về Nguyễn Quang Thuấn, em trai ruột của Nguyễn Thị Ánh Viên sau khi giành HCV và phá kỷ lục SEA Games 31 nội dung 400m hỗn hợp nam. Ở chung kết nội dung 400m hỗn hợp nam SEA Games 31 diễn ra tối ngày 15/5 tại Cung thể thao dưới nước Mỹ Đình (Hà...