Schneider Electric giới thiệu EasyPact: tối ưu hệ thống thiết bị và điện áp, tiết kiệm chi phí
Nằm trong bộ giải pháp toàn diện EasyPact, dòng sản phẩm thiết bị đóng cắt hoàn toàn mới EasyPact EVS và EZS dành cho các nhà sản xuất tủ điện tìm kiếm giải pháp toàn diện cho các tòa nhà giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa chi phí.
Chuyên gia toàn cầu trong việc cung cấp các giải pháp số cho quản lý năng lượng và tự động hóa, hướng đến tính hiệu quả và phát triển bền vững, vừa giới thiệu sản phẩm thiết bị đóng cắt EasyPact EVS và EZS tại thị trường Việt Nam. Đây là dòng sản phẩm nằm trong bộ giải pháp toàn diện EasyPact giúp các nhà sản xuất tủ điện tối ưu hóa hệ thống thiết bị và các giải pháp điện áp hạ thế với chi phí hợp lý.
Ông Yoon Young Kim, Tổng Giám Đốc Schneider Electric Việt Nam & Campuchia chia sẻ: “Chúng tôi hiểu rằng các nhà sản xuất tủ điện cần xây dựng các sản phẩm đáng tin cậy, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Đó chính là lý do Schneider Electric mang đến các giải pháp điện áp hạ thế hiệu quả và đáng tin cậy cho các tòa nhà tiêu chuẩn”.
Đơn giản hoá quy trình lựa chọn sản phẩm
Dòng sản phẩm mới EasyPact EVS/EZS được tích hợp tính năng hỗ trợ trực tuyến giúp các nhà sản xuất tủ điện dễ dàng tìm kiếm thông tin, lựa chọn các sản phẩm phù hợp cho từng mục đích sử dụng. Đây là một công cụ miễn phí, dễ dàng truy cập và giúp hỗ trợ phân loại sản phẩm dựa theo những yêu cầu chính xác về đặc điểm kĩ thuật.
Chất lượng và tính khả dụng đã được kiểm chứng
Ông Yoon Young Kim, Tổng Giám Đốc Schneider Electric Việt Nam & Campuchia cho biết: “Thông qua việc lựa chọn thiết bị đóng cắt điện với những phụ kiện và kích thước được tiêu chuẩn hóa, chúng tôi mong muốn mang lại trải nghiệm lắp đặt dễ dàng hơn cho các nhà sản xuất tủ điện. Đây cũng là dòng sản phẩm vừa đáp ứng được nhu cầu về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế. Schneider Electric đã và đang nỗ lực không ngừng trong việc phát triển sản phẩm nhằm mang đến các sản phẩm chất lượng để đáp ứng mong đợi của khách hàng và các nhà làm tủ bảng điện.”
Video đang HOT
Giải pháp toàn diện dành cho các nhà sản xuất tủ điện
Dòng sản phẩm thiết bị đóng cắt EasyPact của Schneider Electric mang đến những sản phẩm mới ưu việt cho các tòa nhà tiêu chuẩn, bao gồm:
Máy cắt không khí (ACB) với kích thước khung mới, nhỏ gọn hơn
Áp khối (MCCB) với khả năng ngắt hiệu suất mới
Áp tép (MCB) được phối hợp hoàn toàn với các MCCB phía trên
Mỗi bộ phận được thiết kế để tích hợp những tính năng liền mạch với các giải pháp điều khiển và giám sát được tối ưu hóa, bao gồm:
Đồng hồ đo nguồn và năng lượng đa chức năng EasyLogic PM2000
EcoStruxure Facility Expert phần mềm nhật ký kỹ thuật số dựa trên điện toán đám mây
Ngoài ra, giải pháp còn tích hợp các phụ kiện mới cung cấp hệ thống truyền tải thông tin cho các tòa nhà và ứng dụng tiêu chuẩn:
Cổng truyền thông của EasyPact MVS cho trạng thái và điều khiển từ xa
Hoặc tùy chọn EasyPact MVS EcoCom cho đo lường và trạng thái hoạt động
Tiết kiệm thời gian và tiền bạc chi phí
Ông Luc Remont – Phó Chủ tịch điều hành hoạt động quốc tế Schneider Electric chia sẻ: “Bộ giải pháp EasyPact được thiết kế nhằm tiết kiệm thời gian cho các nhà sản xuất tủ điện. Chúng tôi nhận thấy tiềm năng phát triển từ các nhà sản xuất tủ điện trong các ứng dụng tiêu chuẩn cho các tòa nhà thương mại & công nghiệp, việc lắp đặt các tủ bảng điện với tiêu chuẩn chất lượng và tin cậy luôn là ưu tiên hàng đầu. Hiện tại, chúng ta đang sống trong bối cảnh nguồn điện không ổn định và một thế giới năng lượng mới, nguy cơ gặp phải tính trạng mất ổn định điện năng ngày càng cao. Để làm điều đó, chúng tôi đã phát triển các công cụ trực tuyến hỗ trợ khách hàng tìm kiếm và đưa ra các tiêu chí lựa chọn phù hợp với yêu cầu và ngân sách của dự án.”
Dễ dàng cài đặt và mở rộng
Dòng sản phẩm thiết bị đóng cắt EasyPact đúng như tên gọi “Easy”, là một hệ thống hoạt động phối hợp hoàn chỉnh với trải nghiệm vận hành một cách dễ dàng. Trong đó, việc đảm bảo dòng sản phẩm này đáp ứng được tiêu chuẩn kiến trúc điện, dễ lắp đặt và mở rộng quy mô chính là ưu tiên hàng đầu của các nhà thiết kế tại Schneider Electric.
Viettel, MobiFone được phép thử nghiệm thương mại 5G
Sau khi thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G bằng thiết bị Việt Nam, đây là động thái tiếp theo được Bộ TT&TT triển khai nhằm chuẩn bị cho việc thương mại hóa 5G.
Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) vừa cấp giấy phép thử nghiệm thương mại mạng và dịch vụ viễn thông 5G cho Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông quân đội (Viettel) và Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Theo giấy phép này, Bộ TT&TT cho phép tập đoàn Viettel thử nghiệm thương mại mạng và dịch vụ viễn thông 5G tại thành phố Hà Nội, với quy mô không vượt quá 140 vị trí.
Viettel cũng sẽ được cấp quyền sử dụng các đoạn băng tần 2.500-2.600MHz, 3.700-3.800MHz và 27.100-27.500MHz đã quy hoạch để thử nghiệm thương mại 5G.
Viettel, MobiFone được phép thử nghiệm thương mại 5G. Ảnh: Trọng Đạt
Với MobiFone, nhà mạng này được thử nghiệm thương mại 5G tại thành phố Hồ Chí Minh với số lượng không quá 50 trạm BTS.
MobiFone được sử dụng băng tần 2.600MHz để triển khai thử nghiệm theo quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia và các quy định về quản lý tần số vô tuyến điện.
Giấy phép thử nghiệm 5G của cả Viettel và MobiFone đều sẽ có giá trị đến hết ngày 30/6/2021.
Khác với lần thử nghiệm trước nặng về yếu tố kỹ thuật, đối tượng của lần thử nghiệm này là các thuê bao di động. Đây là phép thử quan trọng nhằm giúp các nhà mạng đánh giá về công nghệ và thị trường trước khi chính thức triển khai thương mại hóa 5G tại Việt Nam.
Đối tượng thử nghiệm 5G sẽ là các thuê bao di động. Ảnh: Trọng Đạt
Theo giấy phép vừa được phê duyệt, việc thử nghiệm phải chấp hành các quy định về quản lý tiêu chuẩn, chất lượng viễn thông, bảo đảm an toàn mạng, an toàn thông tin và hoàn trả tài nguyên viễn thông được cấp thử nghiệm sau khi giấy phép thử nghiệm hết hiệu lực hoặc khi có yêu cầu từ Bộ TT&TT. Trong trường hợp muốn mở rộng quy mô thử nghiệm, các doanh nghiệp sẽ phải được sự chấp thuận của Bộ.
Hồi tuần trước, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (thuộc tập đoàn Viettel) và Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (thuộc tập đoàn Vingroup) cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu phát triển hệ thống trạm gốc di động 5G gNodeB.
Đây đều là những bước đi cụ thể cho thấy cách tiếp cận theo pha của Việt Nam về việc phát triển 5G nhằm tiến tới việc thương mại hóa trên diện rộng vào năm 2021.
Schneider Electric giới thiệu giải pháp nhà thông minh Ngày 4/11, ông Manish Pant - Quản lý cấp cao bộ phận Điện dân dụng Tập đoàn Schneider Electric - giới thiệu giải pháp nhà thông minh tại Innovation Summit East Asia 2020. Sự kết hợp giữa điện năng và công nghệ số hóa, tự động hóa vào đời sống hàng ngày nâng tầm cuộc sống lên chuẩn mới hiện đại, an toàn...