Schengen – nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới
Từng đi du lịch châu Âu, không ai không biết tới thị thực (visa) Schengen, ‘tấm thẻ căn cước’ cho phép tự do đi lại giữa 27 nước châu Âu.
Nhưng ít người biết Schengen cũng là tên của một ngôi làng nhỏ bé thuộc Luxembourg – nơi ra đời Hiệp ước Schengen.
Cờ của các nước trong khối Schengen trước cửa Bảo tàng châu Âu ở Schengen. (Nguồn: TGCC)
Thị trấn Schengen cho phép hơn 400 triệu người dân châu Âu và các du khách thập phương tự do đi lại xuyên biên giới giữa 27 nước châu Âu. Vì thế, thị thực Schengen được coi là thị thực quyền lực nhất thế giới.
Nơi ngã ba biên giới
Ngày 14/6/1985, trên con tàu mang tên Công chúa Marie-Astrid thả neo tại khúc sông Moselle ở ngã ba biên giới Pháp, Đức, Luxembourg, thuộc Schengen, năm nước trong cộng đồng châu Âu (EEC) lúc bấy giờ là Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Tây Đức đã ký một hiệp ước bãi bỏ việc kiểm soát biên giới để cho công dân các nước này đi lại tự do trong vùng lãnh thổ thuộc năm nước, gọi là “khối Schengen”. Đến nay, hiệp ước này đã được mở rộng tới 27 nước châu Âu.
Luxembourg là một trong những quốc gia nhỏ nhất châu Âu, tiếp giáp với Pháp, Đức và Bỉ. Quốc gia này có diện tích nhỏ đến mức thường vô tình bị bỏ qua trong các tour du lịch châu Âu và tại khu vực rộng nhất bạn có thể chạy xe từ đầu này đến đầu kia chỉ trong một giờ đồng hồ
Video đang HOT
Tại sao Schengen lại được chọn là nơi ký Hiệp ước? Lúc đó, Luxembourg là Chủ tịch khối EEC nên Schengen được lựa chọn. Nơi đây cũng là điểm giáp giới giữa ba quốc gia thành viên Pháp – Đức – Luxembourg. Để đảm bảo đó là lựa chọn trung tính, các bên tham gia được sắp xếp lên một du thuyền có tên MS Princesse Marie-Astrid, được neo ở vị trí gần sát biên giới giữa ba quốc gia, giữa dòng sông Moselle. Ban đầu, hiệp ước này bị đánh giá thấp. Các thủ tục quan liêu khiến cho việc bãi bỏ hoàn toàn việc kiểm soát biên giới giữa năm quốc gia sáng lập không được áp dụng cho mãi đến năm 1995.
Tuy nhiên, với đa số người dân châu Âu, lợi ích mà hiệp ước Schengen đem lại lớn hơn nhiều so với những phiền toái. Hiệp ước đã tác động đến đời sống hàng ngày của tất cả các quốc gia thành viên khối Schengen với tổng dân số khoảng 400 triệu người.
Tác giả tại triển lãm ảnh ngoài trời về sự kiện ký Hiệp ước Schengen. (Nguồn: TGCC)
Thanh bình Schengen
Từ thành phố Vienna của Áo, tôi đi tàu nhanh của hãng Deutsche Bahn DB (Đức) tới Schengen sau ba lần chuyển tàu (ở Stuggart, Muchen và Dusseldorf) và tới nhà ga Perl, ga cuối cùng của nước Đức. Sau khi xuống tàu, tôi đi bộ chừng hơn 1 km, vượt qua một cây cầu nhỏ bắc qua sông Moselle là tới ngôi làng Schengen.
Ngôi làng thanh bình hiện ra trước mắt tôi với những chiếc xe hơi mang biển số của Đức, Pháp, Luxembourg và những người đạp xe thong thả ngang qua. Không ai ngờ, ngôi làng nhỏ bé nằm ở Đông Nam của Luxembourg này là nơi ra đời Hiệp ước Schengen cách đây gần 40 năm.
Bước trên cây cầu nhỏ xinh, tôi nhìn thấy biển báo hết địa phận nước Đức, tiến dần vào lãnh thổ Luxembourg. Vì có hiệp định tự do đi lại giữa 27 nước châu Âu, nên có thể thấy những chiếc ô tô mang biển số của nhiều nước chạy băng qua mà không có rào cản (barrier), phổ biến là biển số của Đức, Pháp và Luxembourg. Từ trên cầu, tôi cứ ngẩn ngơ ngắm nhìn dòng sông Moselle hiền hòa – còn được biết đến là đường biên giới tự nhiên giữa Đức và Luxembourg. Nếu không đi về hướng Luxembourg, không qua cầu, mà từ nhà ga Perl, bạn đi về bên trái một đoạn sẽ nhìn thấy biểu tượng tháp Eiffel và tấm pano chào mừng quốc khánh Pháp 14/7 – bắt đầu bước sang địa phận của nước Pháp. Một vị trí có ý nghĩa lịch sử như vậy nhưng tôi không thấy có cột mốc hoành tráng nào đánh dấu biên giới ba nước Pháp – Đức – Luxembourg. Đọc thông tin trên mạng, tôi thấy có một cột mốc nhỏ xíu nằm lọt thỏm giữa những lùm cây, đánh dấu ngã ba biên giới. Tôi đi tìm khắp Schengen và hỏi cả người dân nơi đây, nhưng không ai biết cột mốc đó có ý nghĩa gì.
Biển báo địa phận lãnh thổ Đức. (Nguồn: TGCC)
Từ nhà ga Perl thuộc địa phận của Đức, bước qua cầu là tới địa phận Schengen, nơi bạn có thể nhìn thấy khu vực sát bờ sông Moselle cắm cờ của các nước châu Âu cùng các bức ảnh ngoài trời về sự kiện ký kết Hiệp ước Schengen năm 1985.
Tôi gặp một số cặp vợ chồng trung niên vui vẻ đạp xe quanh bờ sông. Họ cho biết: “Chúng tôi là người Pháp, đạp xe hơn 50 km tới đây chơi. Chúng tôi thường đạp xe tới đây vào những dịp nghỉ lễ”.
Một cặp đôi khác cho biết, nhà họ ở Pháp, cách đây hơn 100 km nên thường đến đây bằng ô tô và chở theo xe đạp. Tới đây họ lấy xe đạp xuống đạp dạo chơi khắp Schengen. Khi tôi hỏi vì sao tới đây, họ cho biết, họ có thói quen đi chơi vào cuối tuần, nên cứ cuối tuần là họ đạp xe đi chơi.
Không có du khách xa xôi nào như tôi tới đây, ngoài những du khách Pháp, Đức ngay gần biên giới. Đi bộ một lát đã tới Bảo tàng châu Âu mở cửa miễn phí cho du khách. Tại đây, bạn có thể tìm hiểu các câu chuyện về việc hình thành khối Schengen qua các màn hình tương tác bên trong và rất nhiều di tích bên ngoài bảo tàng. Đừng bỏ lỡ cơ hội bộ sưu tập mũ của nhân viên kiểm soát biên giới từ các quốc gia thành viên vào thời họ gia nhập khối.
Khuôn viên xinh xắn trước Bảo tàng châu Âu là nơi bạn có thể thưởng thức các món đặc sản của Luxembourg như các loại bánh mặn, bánh mỳ pate và đặc biệt là rượu vang trắng cremant ngon nức tiếng của Luxembourg. Schengen nằm ở thung lũng Moselle ở Luxembourg. Thung lũng này cũng là trung tâm của ngành sản xuất rượu của Luxembourg.
Schengen nằm tách rời khỏi tất cả những tuyến giao thông chính và chỉ cách Luxembourg khoảng 35km lái xe. Với tôi, được đi bộ, được đạp xe ở những đồi trồng nho và được thưởng thức ly rượu vang trắng ở Schengen là trải nghiệm vô cùng tuyệt vời, chẳng gì hơn khi được thưởng thức hương vị thực sự của cuộc sống ở đây, ngôi làng nhỏ bé đậm dấu ấn lịch sử này.
Áo ngăn Romania và Bulgaria toàn quyền tiếp cận khu vực tự do đi lại Schengen
Bộ trưởng Nội vụ Áo Gerhard Karner ngày 15/1 tuyên bố quốc gia Trung Âu này vẫn duy trì quyền phủ quyết việc tiếp cận của Romania và Bulgaria với biên giới trên bộ của khu vực Schengen.
Bộ trưởng Nội vụ Áo Gerhard Karner phủ quyết quyền gia nhập khu vực tự do đi lại Schengen của Romania và Bulgaria nhằm hạn chế tình trạng nhập cư bất hợp pháp. (Nguồn: Romania Insider)
Áo phủ quyết việc gia nhập Schengen của hai quốc gia trên vào tháng 12/2022 nhằm thắt chặt biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu (EU), với lập luận rằng mỗi năm có hơn 100.000 người di cư bất hợp pháp đến Áo thông qua các quốc gia thành viên EU.
Theo Bộ trưởng Karner, các quốc gia được đề cập ở trên không chỉ là Romania và Bulgaria, mà toàn bộ hệ thống di cư đang trong tình trạng "thảm họa", do đó, việc bảo vệ biên giới ngoài của EU là ưu tiên của hiệp ước di trú và tị nạn mới của liên minh này.
Cuối năm 2023, Áo nhất trí cho phép Romania và Bulgaria gia nhập khu vực tự do đi lại Schengen với các điều khoản hạn chế.
Theo các điều khoản của việc gia nhập một phần, các công dân đi lại đường biển và đường hàng không có thể vào mà không cần kiểm tra tại biên giới.
Phá mạng lưới gian lận thuế VAT xuyên quốc gia ở châu Âu Cảnh sát tại nhiều nước châu Âu đã bắt giữ 43 người và thu giữ 520 triệu euro (547 triệu USD) trong cuộc điều tra của Văn phòng Công tố châu Âu (EPPO) và cảnh sát Italy về hành vi trốn thuế giá trị gia tăng (VAT) thông qua rửa tiền cũng như điều tra các hoạt động tội phạm có tổ chức....