Schengen có thể gia hạn các biện pháp kiểm soát biên giới thêm 2 năm
Các nước thành viên EU sẽ họp khẩn để bàn việc gia hạn kiểm soát biên giới trong khu vực Schengen.
Bộ trưởng Nội vụ 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định nhóm họp khẩn vào ngày mai (25/1) tại thủ đô Brussels, Bỉ để thảo luận về khả năng gia hạn các biện pháp kiểm soát biên giới khẩn cấp trong không gian tự do đi lại Schengen.
Điều này được xem là cần thiết trong bối cảnh hiện nay để hạn chế luồng người nhập cư từ Trung Đông và Bắc phi vào khu vực.
Khu vực Schengen. Ảnh: BBC.
Theo các số liệu thống kê mới nhất, hơn 1 triệu người đã vào Liên minh châu Âu trong năm 2015 vừa qua, trong đó chủ yếu là những người chạy trốn chiến tranh và nạn đói tại Syria và những nước Trung Đông, Bắc Phi khác.
Trước làn sóng người nhập cư ngày càng vượt tầm kiểm soát, 6 quốc gia thuộc không gian tự do đi lại Schenghen đã quyết định khôi phục tạm thời các biện pháp kiểm soát biên giới.
Cuộc họp ngày mai là nhằm thảo luận những bước đi tiếp theo sau khi những biện pháp này hết hiệu lực có thể là vào tháng 5 tới.
Theo quy định của khối Schengen, việc thay đổi tạm thời các quy định về kiểm soát biên giới có thể kéo dài trong thời gian tối đa 2 năm. Tuy nhiên, theo Ủy ban châu Âu, để có thể làm được điều này, các nước thành viên Liên minh châu Âu phải đạt được sự nhất trí rằng, “những thiếu sót nghiêm trọng và những tồn tại” trong kiểm soát biên giới bên ngoài Schengen đang đe dọa tự tồn tại của chính Liên minh châu Âu.
6 quốc gia thuộc không gian Schengen đã khôi phục các biện pháp kiểm soát biên giới gồm Áo, Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Đức – đích đến hàng đầu của những người nhập cư vào châu Âu.
Video đang HOT
Theo các số liệu chính thức công bố mới đây của Cơ quan kiểm soát biên giới châu Âu, tháng 12/2015, đã có 108.000 người nhập cư tới Hy Lạp, nâng tổng số người nhâp cư mà quốc gia cửa ngõ vào châu Âu phải tiếp nhận trong năm 2015 vượt qua con số 1 triệu người, tức là cao gấp 5 lần so với năm 2014.
Để hạn chế dòng người đang ngày càng vượt tầm kiểm soát này, Thủ tướng Hungary Viktor Orban hôm 24/1 đã đề nghị xây dựng hàng rào tại biên giới giữa Macedonia và Bulgaria với Hy Lạp: “Bảo vệ Không gian tự do đi lại Schengen chỉ bằng lời nói thôi là không đủ. Hiện nay châu Âu đang chia làm 2 phe, giữa một bên là bảo vệ Schengen bằng lời nói với 1 bên là bằng hành động. Chúng tôi thuộc bên thứ 2. Những nước không làm gì để bảo vệ các biên giới bên ngoài Liên minh châu Âu thì không thực sự là bạn bè của Schengen, mà đang phá hoại nó. Bởi vì, nếu chúng ta tiếp tục không làm gì, Schengen sẽ đổ vỡ.”
Trong khi đó, Thủ tướng Slovenia Miro Cerar đã phải thừa nhận, tình hình nhập cư đã hoàn toàn vượt tầm kiểm soát: “Tôi kêu gọi tất cả các nước châu Âu hãy giúp đỡ Hy Lạp nhằm tìm ra một giải pháp chung ngăn chặn dòng người nhập cư đã vượt tầm kiểm soát tại khu vực biên giới giữa Macedonia và Hy Lạp, để bảo vệ không gian Schengen. Điều này sẽ đảm bảo sự ổn định tại khu vực Balkan, ngăn chặn xung đột tại biên giới các nước Balkan trong trường hợp làn sóng di cư vượt kiểm soát có thể làm gia tăng căng thẳng ở khu vực.”
Đã đến lúc Mỹ cần hợp tác thực chất với Nga trong vấn đề Syria
VOV.VN – Căn bệnh “Nhà nước Hồi giáo IS” cộng với làn sóng di cư chưa từng có sang châu Âu đòi hỏi Mỹ cần hợp tác tích cực hơn với Nga trong vấn đề Syria.
Hồi giữa tuần, Slovenia đã theo chân Áo thông báo từ chối tất cả người nhập cư, trừ những người muốn xin tị nạn ở Đức và các nước châu Âu khác. Bản thân Slovenia cũng đã xây dựng một hàng rào dài 160 km ở biên giới phía Nam với Croatia để buộc những người nhập cư chỉ có thể vào nước này từ những trạm kiểm soát biên giới chính thức. Chính phủ Slovenia đã cam kết sẽ dỡ bỏ những biện pháp này ngay khi các nước Liên minh châu Âu tìm được một giải pháp chung cho cuộc khủng hoảng./.
Thu Hoài
Theo_VOV
Thị trường chung ASEAN sẽ đẩy tăng vốn đổ vào bất động sản?
Theo CBRE, vốn đầu tư vào thị trường bất động sản khu vực ASEAN được kỳ vọng sẽ tăng trưởng khi cộng động kinh tế ASEAN hình thành.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015, theo phân tích của Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn phát triển, Công ty TNHH CBRE Việt Nam, vốn đầu tư vào thị trường bất động sản khu vực ASEAN được kỳ vọng sẽ tăng trưởng.
Tăng trưởng thị trường công nghiệp thúc đẩy nguồn cung văn phòng
Phân tích của CBRE cho biết: Việc thành lập một thị trường chung cho Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào cuối năm 2015 ngay lập tức sẽ mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp của các nước thành viên với nhiều tín hiệu tích cực cho thị trường văn phòng và bán lẻ.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN được kỳ vọng sẽ thúc đẩy vốn đầu tư vào bất động sản (Ảnh minh họa: KT)
Trong báo cáo nghiên cứu mới đây của CBRE về "Cộng đồng Kinh tế ASEAN - Động lực phát triển cho thị trường bất động sản khu vực Đông Nam Á", các chuyên gia CBRE dự đoán nguồn cung - cầu không gian công nghiệp và văn phòng tại hầu hết các thị trường trong khối ASEAN sẽ tăng lên trong thời gian ngắn và trung hạn khi ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các công ty đa quốc gia được thành lập trong khu vực.
Thị trường kho vận đặc biệt được kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng và phát triển trong khối ASEAN, tạo điểm nhấn quan trọng trong kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và từng bước xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
Sự tăng trưởng của thị trường công nghiệp cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng nguồn cung văn phòng khi có nhiều công ty đa quốc gia tham gia vào thị trường và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng mở rộng. Đặc biệt, ngành dịch vụ tài chính và pháp lý tại các thị trường mới nổi có thể đẩy mạnh trên cơ sở thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng và đề xuất tự do hóa thị trường vốn của khu vực.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài cũng đang xúc tiến để gia nhập vào thị trường ASEAN, xây dựng trên nền tảng họ đã tạo lập trong những năm qua. Du lịch hiện là điểm sáng cho các nước thành viên khi kế hoạch của Cộng đồng Kinh tế ASEAN tập trung vào việc củng cố cơ sở hạ tầng cho giao thông đường bộ và đường hàng không và tăng cường hợp tác khu vực để thu hút nhiều du khách đến khu vực.
Ông Desmond Sim, Giám đốc phụ trách Nghiên cứu của CBRE tại Singapore và khu vực Đông Nam Á phát biểu: "Tuy vẫn còn nhiều rào cản và hạn chế mà các nước trong khối ASEAN cần phải vượt qua, khu vực này vẫn được kỳ vọng sẽ duy trì sức hấp dẫn cho các doanh nghiệp và bất động sản thương mại với việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhằm tăng cường sự phát triển trong khu vực."
Có rất nhiều trở ngại cho sự tăng trưởng trong khu vực
Báo cáo của CBRE nêu lên khả năng của việc quản lý yếu kém nguồn cung nở rộ có thể dẫn đến biến động giá thuê mặt bằng bán lẻ. Điều này sẽ gây trì trệ hoặc thậm chí ngăn cản việc mở rộng của các nhà bán lẻ. Việc thiếu nguồn lao động có tay nghề cũng là thách thức cho phân khúc văn phòng và công nghiệp trong ngắn và trung hạn, có thể gây trở ngại cho việc mở rộng của các nhà sản xuất công nghiệp có giá trị cao. Sự chênh lệch lớn về chuyên môn giữa các nước thành viên cũng hạn chế những tác động tích cực của đề xuất tự do hóa lao động ASEAN.
Một trở ngại khác là việc thiếu các chính sách hỗ trợ đầu tư bất động sản để thúc đẩy tự do hóa chính sách đầu tư và lưu chuyển vốn tự do. Các nhà đầu tư bất động sản thường bị hạn chế về quyền sở hữu đất cho người nước ngoài và thời hạn cho thuê ngắn. Một môi trường đầu tư chuyên nghiệp phải thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hoàn thiện tiến trình phát triển chung của khối ASEAN. Do đó, từng nước trong khu vực cần xem xét lại luật sở hữu đất với mục đích mua bán để cho phép người nước ngoài tham gia phát triển bất động sản.
Tuy nhiên, các nhà quan sát thị trường vẫn lạc quan về dòng vốn đổ vào bất động sản, dựa trên tài liệu chi tiết thu thập được tại cộng đồng ASEAN trong thập kỷ vừa qua. ASEAN ghi nhận tổng dòng vốn đầu tư vào bất động sản trong khu vực từ năm 2005 đến năm 2014 là 28,190 tỉ đô la Mỹ.
Trong vòng 5 năm gần đây, từ năm 2010 đến năm 2014, Trung Quốc giữ vị trí là nhà đầu tư hàng đầu vào thị trường ASEAN, chiếm 29% tổng vốn đầu tư với trị giá đầu tư lên đến 4,423 tỉ đô la Mỹ. Singapore đứng vị trí thứ hai với trị giá đầu tư là 4,268 tỉ đô la Mỹ, chiếm 28% tổng vốn đầu tư trong cùng giai đoạn. Cùng với việc gia tăng các khoản đầu tư xuyên biên giới vào thị trường ASEAN, có một bước dịch chuyển lớn trong việc phân bổ vốn đầu tư toàn cầu vào các nước thành viên trong những năm gần đây.
Ông Sim cho biết thêm: "Cộng đồng Kinh tế ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc tự do hóa thị trường đầu tư tại khu vực này, tạo tiền đề cho vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường của các nước thành viên. Sự phát triển đa dạng của thị trường bất động sản trong khu vực ASEAN thiết lập phạm vi rộng lớn hơn cho chiến lược của các nhà đầu tư. Những thị trường phát triển như Singapore và Malaysia có thể cung cấp cho các nhà đầu tư cơ hội đầu tư "cốt lõi" hoặc "giá trị cộng thêm". Trong khi đó, những cơ hội đầu tư "nhất thời" có thể nắm bắt được tại các thị trường mới nổi như Việt Nam và Philippines.
Vì vậy, vốn đầu tư vào thị trường bất động sản khu vực ASEAN được kỳ vọng sẽ tăng trưởng khi các nhà đầu tư đang tìm kiếm thị trường mới cho danh mục đầu tư bất động sản."./.
Xuân Thân
Theo_VOV
Người tị nạn sẽ thất vọng vì lựa chọn hành trình tới châu Âu Đức và Áo áp đặt lại quy định kiểm soát biên giới, theo đó, hàng nghìn người di cư có thể bị trả lại nước mà họ đặt chân tới đầu tiên. Trước sức ép gia tăng từ dòng người tị nạn khổng lồ, Liên minh châu Âu khẳng định, đối phó với cuộc khủng hoảng này là một tiến trình lâu dài...