Scandinavia và những “góc nhỏ” phiêu bồng…
Scandinavia là bán đảo lớn nhất châu Âu, dài gần hai nghìn cây số chiều dài, rộng trùm kín cả một góc Bắc Âu huyền thoại, vẻ đẹp phóng khoáng của Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch hớp hồn người ta đã đành.
Nhưng, những góc nhỏ, đảo nhỏ, vịnh biển hẹp “kinh điển” nơi này còn khêu cảm giác phiêu bồng hơn thế nữa.
Hàng nghìn cây số mênh mang, xe chui xuống đường ngầm đáy biển, đục thông cả lòng núi lớn mà đi, những con phà từ phía Hà Lan, Đức lên Bắc Âu chứa tới vài trăm ô tô cùng lúc, những vịnh biển hẹp ăn sâu vào đất liền hàng trăm cây số từ thời băng tan (cách nay tối thiểu 10 nghìn năm). Quang cảnh kỳ vĩ nên thơ.
Thiên nhiên phô sắc khắp các cung đường Scandinavia. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng
Tuy nhiên, chúng tôi lại bị hút hồn không kém bởi các “tiểu cảnh” nhỏ xinh đến mộng mị. Một vài nếp nhà gỗ đỏ au, mấy gốc thông bé xíu trên mỏm đá mướt xanh dựng đủ vài túp lều giữa bát ngát vụng biển, hoặc các con hồ dưới chân núi tuyết.
Video đang HOT
Mỗi gia đình cả một vụng biển, mỗi hòn đảo chỉ một nếp nhà gỗ, cuộc sống như trong truyện cổ tích. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng.
Một con thuyền sơn đỏ nằm như mơ ngủ cạnh ngôi nhà bé xíu mái đỏ, bên cạnh là một con bò trắng thung thăng gặm cỏ. Xa xa, biển thăm, núi lớp lớp. Chú cừu ngẩn ngơ như vừa bị đi lạc.
Trên đường lái xe từ Na Uy sang Thụy Điển. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng
Giữa ngã tư đường, có một biểu tượng con chim nhỏ lắm sắc màu bằng sắt.
Trông ngộ nghĩnh thì chụp cái ảnh, chẳng cần hỏi ý nghĩa hay địa danh vùng đất đầy nắng gió và se lạnh này để làm gì. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng.
Vài mỏm đá như hình một linh vật, ai đó gắn râu gắn mắt và “buộc đuôi” cho vật vô tri giữa đỉnh trời. Chúng như mở lối vào thế giới nội tâm, niềm khao khát sống ngoài thiên nhiên của các cộng đồng người được vinh danh là: biết yêu rừng núi, biển thác, dã ngoại nhất thế giới này.
Những hòn đá biết mọc sừng và mọc đuôi này, nó nói lên điều gì? Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng.
Các cộng đồng vùng Scandinavia có triết lý “sống ngoài trời/ thiên nhiên” được cả loài người biết đến và nể trọng. Khu hồ tĩnh lặng tuyệt đối, một ngôi nhà nhỏ chìa ra mép nước, giữa bạt ngàn rừng. Vài nhóm người chèo thuyền đi như trong cơn mơ êm, tuyệt nhiên không sân si hay vội vã.
Bắc Âu là quê hương của đồ outdoor/dã ngoại nổi tiếng nhất thế giới. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng.
Thiên nhiên nơi ngày như đã gột rửa chúng tôi vậy.
Họ coi thiên nhiên tuyệt bích hoang sơ kia là nguồn năng lượng vô tận và vô giá cho tâm hồn và sức khỏe của mình. Ảnh: Đ.D.H
Tầm quan trọng của những vịnh biển nổi tiếng Khánh Hòa
Biển Khánh Hòa chạy từ vịnh Vũng Rô đến TP.Cam Ranh, dài chừng 385km. Khánh Hòa có 4 vịnh là Vân Phong, Nha Phu, Cù Huân (nay gọi Nha Trang) và vịnh Cam Ranh.
4 vịnh này có vũng và cửa biển, đều là địa điểm du lịch nổi tiếng.
Vịnh Nha Trang ngày nay. Ảnh: Bùi Bùi
Vịnh nổi tiếng đầu tiên hướng từ Bắc vào Nam ở Khánh Hòa chính là Vân Phong vô cùng rộng lớn nhưng rất kín đáo. Bán đảo Bàn Sơn dài gần 30 cây số, chạy từ đèo Cổ Mã xiên theo hướng Đông Nam làm cánh cửa che gió Bấc.
Đảo Điệp Sơn nằm trong vịnh Vân Phong là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Ảnh: Thu Cúc
Vịnh Vân Phong có 2 cửa biển là cửa Vạn và cửa Giã. Cửa Vạn người Pháp gọi là Port Dayot ở tại đầm Môn, dưới chân đảo Bàn Sơn. Cửa Giã nằm tại Vạn Giã, nước sông Hậu xả ra cửa này. Sau này, cái tên Vạn Ninh là do tên hai cửa biển này ghép lại.
Bán đảo Phước Hà dài trên 20 cây số, cũng chạy xiên xiên theo hướng Đông Nam, làm cánh cửa che gió Nam. Trong vịnh có vũng Trầu Nằm ở Tu Bông, vũng Hòn Khói ở Ninh Hòa, đối diện và ở gần cuối dãy Phước Hà có vũng Cây Bàn. Các vũng này đều là nơi sinh sống của người dân địa phương với ngành nghề chính vẫn là đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, có tăng thêm đất ở, casino, bến thủy phi cơ, sân bay dân dụng...
Thứ hai trong danh sách các vịnh ở Khánh Hòa là Nha Phu. Bề ngang Vịnh Nha Phu gần 6 cây số, bề dài chừng vài chục cây số; gần bằng một góc tư vịnh Vân Phong.
Một góc vịnh Nha Phu. Ảnh: Thu Cúc
Trong vịnh Nha Phu có cửa Hà Liên và cửa sông Dinh ở Ninh Hòa chảy xuống. Trong lịch sử, thuyền ghe lên xuống cửa Hà Liên để buôn bán cùng Ninh Hòa.
Thứ ba là vịnh Cù Huân (sau này là vịnh Nha Trang) - vịnh quan trọng bậc nhất của tỉnh Khánh Hòa. Vịnh Nha Trang trống trải, gió Nam gió Bấc thổi qua đều không có sức ngăn cản cho nên không được thuận lợi cho tàu thuyền trong những lúc gió to sóng dữ.
Vịnh Nha Trang có hai cửa biển là Cửa Lớn tức cửa Nha Trang và cửa Bé tức cửa Trường Đông. Cửa Lớn tên chữ là Đại Cù Huân, cửa Bé tên gọi là tiểu Cù Huân. Trong lịch sử, cửa Lớn tức cửa Nha Trang là một hải cảng quan trọng ở Trung Việt, tàu buôn, tàu chiến đều thả neo. Riêng cửa Bé thuận lợi cho việc chài lưới và đặc biệt nước mắm ngon ở nơi này, phần lớn do cửa Bé mà ra.
Đảo Hòn Miễu nằm trong vịnh Cù Huân mà ngày nay gọi là Vịnh Nha Trang. Ảnh: Bùi Bùi
Đặc biệt, trong vịnh Nha Trang hiện nay có Khu bảo tồn biển Hòn Mun là một khu bảo tồn sinh vật biển qua trọng. Khu bảo tồn biển này gồm các đảo nằm trong vịnh Nha Trang như: Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm và Hòn Ngọc.
Đảo Bình Ba nằm trong vịnh Cam Ranh. Ảnh: Thu Cúc
Cuối cùng trong danh sách các vịnh ở Khánh Hòa không thể không nhắc đến Cam Ranh, vịnh có ý nghĩa chiến lược về an ninh, quốc phòng.
Cam Ranh là vịnh rộng rãi và kín đáo, là một hải cảng đứng vào hàng hải cảng tốt nhất Á Đông, về mặt quân sự cũng như thương mại.
Du hí Ninh Thuận, ngắm vẻ đẹp hoang sơ nơi miền nắng gió quên cả lối về Chuyến tham quan Ninh Thuận đã mang lại nhiều cảm xúc về đất và người miền biển xanh cát trắng. Một Ninh Thuận thừa nắng, thừa gió, thừa cát, đẹp như tranh họa đồ. Sau một ngày vẫy vùng thỏa thích ở bãi biển Ninh Chữ, sáng hôm sau, xe chúng tôi vượt qua đầm Nại, đi trên cung đường 702 ven biển....