Scandal Vbiz – công chúng, truyền thông, nghệ sĩ, ai lợi hơn?
Mỗi “nhóm người” có vai trò gì? Được lợi hay hại gì trong mỗi scandal của thế giới showbiz?
Vai trò của từng “góc nhìn”
Không thể chối cãi rằng mỗi khi scandal diễn ra, là V-biz lại “um sùm” và y như có “đại hội”! Truyền thông có được thông tin hot, công chúng có được chủ đề hot mà “tám chuyện”, nghệ sĩ có “vấn đề” nóng mà tên tuổi có thể bật lên.
Xét một chút về truyền thông, khi có được vấn đề “nóng” mà công chúng đang “háo hức”, thì quả thật là một điều… đáng mừng. Vào cái thời điểm hiện nay, khi mà không tìm ra một “hiện tượng” như Ưng Hoàng Phúc thời Tôi đi tìm tôi, Người ta nói… Bảo Thy với Please tell me why, Sorry… để có thể đem ra “mổ xẻ, phân tích”, thì quả thật, scandal là một “tiêu điểm” cần xét soi. Vì sao? Vì công chúng quan tâm, vì bạn đọc chú ý, và vì “đó là tin sự kiện”. Không thể nào một thông tin mà công chúng đang quan tâm, theo dõi đùng đùng, bạn lạ “quăng lơ” và phán cho câu “rẻ tiền” để mà giải thích cho việc “không bám sát sự kiện nóng, nhịp đập thị trường”.
Xét về nghệ sĩ, thì cái “lợi” chắc là không thể không có: được quan tâm, được biết đến, được nổi tiếng, được xuất hiện trên truyền thông dày đặc, được phát biểu “thả ga”. Dù đó là chuyện trên trời rơi xuống, hoặc là chuyện phát ngôn gây shock, xài hàng hiệu không “xót tay”, kể lể cuộc đời của mình thành mấy kì chỉ xoáy đi lại vấn đề “thế giới thứ ba”! Thậm chí là nhảm nhí như câu chuyện “mượn nón không trả”, “quay clip tặng người yêu”… Tất cả đều là một “cơ may” để bật lên nhanh như kiếm tiền bằng “trúng vé số”. Thủy Tiên có lẽ là một minh chứng “hùng hồn” nhất! Hiện giờ, vị trí hiện tại của Thủy Tiên chắc hẳn “bỏ xa” vị trí mấy năm trước khi cô nàng là một nữ ca sĩ cá tính, ẩn hiện trong “bóng đêm”: catse cao hơn, đẹp hơn, bước 3 bước ra đường là sẽ có người nhận ra “chỉ trỏ, xin chữ kí”. Bảo Thy thì dù bị-cho-là “đạo nhạc” nhưng không một quán cafe nào thời điểm đó không mở các bài hát của cô nàng, không một teen nào không lẩm bẩm theo từng lời các bài hát của cô ấy. Yến Trang thay đổi phong cách sexy, vẫn “đầy người” ghét đắng ghét cay, nhưng vẫn có mặt đều đặn ở các show diễn, các event lớn nhỏ…
Và, quan trọng nhất, là công chúng, chính bản thân khán giả là một “động lực” để nảy sinh và tạo ra nhiều scandal trong showbiz. Dù rằng khán giả có “chửi mắng”, có đồng tình, hay là phản đối, thì thông tin đó luôn được khán giả bám sát rồi đem ra bàn luận khắp nơi. Cụm từ “người của công chúng” khi nhắc đến nghệ sĩ có lẽ “bắt nguồn” từ điều này, đó là mỗi khi họ làm gì, họ nói gì, công chúng luôn là người-có-quyền nhận xét, khen, chê, thậm chí nói chẳng ra gì. Có thể nói rằng, chính khán giả là người được lợi khi có thể “khám phá ra một bí mật”, “hiểu được một vấn đề” đằng sau vẻ hào nhoáng lộng lẫy kia, được lợi vì mỗi khi đọc báo thì “có chuyện để mà theo dõi”! Vai trò thúc đẩy đến “đỉnh điểm” của một scandal cũng nằm trong “trí tò mò” của khán giả nốt. Nếu không ai coi, chẳng ai đọc, công chúng chẳng quan tâm, thì làm gì có scandal A/B/C, có chuyện soi mói X/Y/Z, có làm “um sùm mọi chuyện lên”?
Vậy thì, xét một cách tổng quan, đừng khăng khăng bảo rằng “báo chí làm quá, truyền thông làm quá”, cũng đừng mải miết bảo rằng “nghệ sĩ lắm trò”! Bởi vì, mỗi khi scandal diễn ra, rõ ràng, ai cũng “có vai trò của riêng mình”!
Ai “được quyền” nhiều nhất ở mỗi scandal?
Video đang HOT
Công chúng được quyền “ném vào mặt” những “phương diện khác” cụm từ “rẻ tiền”! “Truyền thông rẻ tiền” dù rằng công chúng đang theo dõi ầm ĩ, “nghệ sĩ rẻ tiền” dù rằng đó là chuyện ngoài ý muốn hay không. Cái may mắn nhất là công chúng sẽ không bao giờ bị phán “công chúng rẻ tiền” cả! Bên cạnh đó, truyền thông thì được quyền “truy tận gốc, và xét tận cùng”, vì sao? Vì công chúng cần sự “rõ ràng” cơ mà!
Cái hại lớn nhất vẫn là nằm ở “người của công chúng”. Họ được nhắc đến nhiều nhưng rồi “bị coi không ra gì”, cái “chỉ chỏ” đôi khi không phải vì yêu mến mà là những cái bĩu môi chê bai. Những người cố ý tạo scandal “vác hóa vào thân” đã đành, nhưng những người bỗng nhiên “bị rơi trúng” thì chỉ biết im lặng mà ngậm đắng nuốt cay. Họ – đã bị “dính” scandal, thì tốt nhất nên tự cho mình cái quyền “im lặng”, càng nói càng rối mà thôi!
Scandal muôn đời là một con dao hai lưỡi, công chúng luôn là “cha mẹ” của người làm nghệ thuật. Sản phẩm tạo ra là để công chúng thưởng thức, bài hát hát lên là để công chúng lắng nghe, vở kịch dựng xây là để công chúng ngắm nghía cuộc sống qua lăng kính nhiều màu. Để rồi, họ có quyền tất cả, quyền chê, quyền ghét, quyền yêu, quyền bình phẩm mà nghệ sĩ không được nói, không được phản bác, không được “ngụy biện, giải thích vòng vo, khua môi múa mép”! Công chúng sẽ chẳng bao giờ sai, vì “tui nói gì là quyền của tui”, “tui nghĩ gì là quyền của tui”, còn “nghệ sĩ phải chịu vì ai bảo thích làm người nổi tiếng”!
Thôi thì, scandal vẫn “diễn ra” vì cuộc sống lúc nào cũng nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề, hên xui may rủi lúc nào mà chẳng song song, yêu ghét lúc nào cũng là cảm xúc bình thường trong mỗi con người. Nhưng, đừng đổ lỗi cho ai, đừng quá chê trách ai, cũng đừng đổ lỗi phê phán hết về phía người khác, vì ai cũng có vai trò của riêng mình cả, phải không? Chỉ mong rằng ở mỗi “vai trò”, những người trong đó biết đâu là giới hạn cho chính bản thân mình mà thôi!
Theo PLXH
Bố Nguyễn Đức Nghĩa phê phán luật sư của bị hại
Nguyễn Đức Nghĩa cười tươi khi phiên toà phúc thẩm bị hoãn lại
Bố của Nguyễn Đức Nghĩa đã gửi thư phê phán luật sư Nguyễn Hồng Bách, luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại Nguyễn Phương Linh trong vụ án xác chết không đầu.
Ngày 22/10 ông Nguyễn Đức Hùng bố đẻ của Nguyễn Đức Nghĩa đã gửi thư về toà soạn đề nghị đăng tải bức thư của ông để phản hồi về nội dung mà luật sư Nguyễn Hồng Bách - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty Luật Hợp danh Hồng Bách và Cộng sự - luật sư bảo vệ quyền lợi của bị hại đã trả lời phỏng vấn trên một tờ báo điện tử được đăng tải ngày 12/10/2010 - một ngày trước phiên phúc thẩm vụ việc này.
Sau khi nhận được bức thư của ông Nguyễn Đức Hùng, để rộng đường dư luận PV đã liên hệ với luật sư Nguyễn Hồng Bách. Sau khi xem nội dung bức thư, Luật sư Bách lại cho rằng chính ông Hùng đã xúc phạm luật sư Bách và đề nghị PV cho đăng công khai bức thư của ông Hùng và những ý kiến ông đã phát biểu trong bài viết đăng trên tờ báo điện tử đó.
Dưới đây là nguyên văn bức thư mà ông Nguyễn Đức Hùng:
Kính gửi: Ông Nguyễn Hồng Bách - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty Luật hợp danh Hồng Bách và Cộng sự.
Trước hết xin gửi tới ông lời chúc sức khoẻ, chúc Công ty kinh doanh phát đạt, đúng luật pháp và đạo đức nghề nghiệp.
Tôi là Nguyễn Đức Hùng, bố của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa, tôi có đọc mấy bài viết của ông và cộng sự trên một số trang web về vụ: "Nguyễn Đức Nghĩa". Ban đầu tôi không quan tâm nhiều, vì tôi nghĩ đó là việc ăn theo, nói leo, nhưng đọc kỹ thì thấy nó xâm hại một cách thô bạo, không thể chấp nhận được về quyền lợi và danh dự của Nghĩa. Ông phải hiểu: Tử tù cũng vẫn là một con người!. Với bị cáo Nghĩa phạm tội giết người là cụ thể, không cần phải tranh cãi, vì việc đó đã có cơ quan tố tụng của Nhà nước thực hiện. Là bố đẻ của Nghĩa, tôi cũng phải nhận thức như thế nên từ lá thư tạ lỗi với gia đình ông Nguyễn Văn Ba và tiếp xúc báo giới tôi đã xin lỗi mọi người về việc không quản lý được hành vi của con mình.
Vụ án đang chờ ngày phúc thẩm thì xuất hiện một số bài của ông và cộng sự, tôi là người dân, không hiểu nhiều về luật pháp và đạo đức như ông. Nhưng tôi tin nghề luật là thày thuốc chữa bệnh về tâm hồn và đạo đức, đây là một nghề cao quí. Đã là thày thuốc thì chỉ có dùng thuốc chữa bệnh, giảm đau, không ai chỉ định dùng thuốc độc cho bệnh nhân (kể cả có người thuê đầu độc). Luật sư cũng thế, có quyền dùng kiến thức và đạo đức của mình để gỡ tội và cứu sống con người, đó là trách nhiệm với thân chủ của mình và được xã hội tôn trọng. Luật pháp cũng tôn trọng quyền lợi chính đáng của bị cáo. Bởi vậy, những vụ trọng án nếu bị cáo không có điều kiện thuê luật sư thì cơ quan tố tụng chỉ định luật sư bào chữa cho bị cáo (không có chỉ định luật sư buộc tội bị cáo). Còn nếu lạm dụng vị trí nghề nghiệp, xã hội mà đẩy người khác vào đường cùng thì là điều thất đức, bị lên án.
Băng đảng giang hồ nó giết người thuê bằng dao búa, còn người cầm bút giết người một cách tinh vi hơn, nhưng mục đích giết người để kiếm tiền thì đáng sợ vô cùng.
Việc ông trích dẫn nhân thân của Nghĩa là vi phạm nhân phẩm, vi phạm luật pháp (vì tù nhân vẫn là một con người). Hơn nữa Nghĩa chưa qua phúc thẩm, như vậy bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực, một số nội dung tình tiết phải được toà phúc thẩm kết luận cùng với sự chấp nhận của bị cáo, là luật sư chắc ông hiểu điều đó?. Nhất là việc xuyên tạc, bịa đặt, kể cả khi được thuê bảo vệ danh dự cho ai là nghĩa vụ của luật sư khi đã thoả thuận với thân chủ. Nhưng nhất thiết không được nói xấu, xâm hại danh dự của của người khác để tôn vinh thân chủ của mình.
Nếu hành xử như vậy thì có khác gì ông đã cố tình giết người khi được chủ nhân thuê mướn.
Tôi cũng thấy lạ là ngoài ông ra cũng có mấy người hiếu kỳ và vô sỉ như thế, vì đã là tội chết thì (01) viên đạn cũng chết, cần gì phải (02) hay nhiều hơn. Ông Ba đau đớn về cái chết của cháu Phương Linh, nhưng gia đình ông Ba được luật pháp bảo vệ và dư luận xã hội ủng hộ. Còn với ông, tôi muốn hỏi: "Ông có đau không, hay vì động cơ khác?. Sau khi ông bác sỹ Thái đề nghị tử tù Nghĩa hiến xác đã gây tranh luận khá nhiều về đạo đức, luật pháp, truyền thống... Nhưng tôi thấy bài: "Nguyễn Đức Nghĩa hiến tim, Duy Uyên cởi áo" tác giả đã mạnh dạn chỉ ra hội chứng ăn theo của một số người tự cho mình là đạo đức là có quyền giáo huấn người khác, nhưng thực chất là họ làm tiền trên nỗi đau của người khác.
Thật đáng buồn vì con người thường có thói quen xét đoán người khác, mà không tự xét mình. Ai cũng phải lo cơm áo... nhưng không phải chỉ có cách kiếm tiền như thế. Với bị cáo Nghĩa đã bị còng tay, xích chân, thì cần gì phải đánh hội đồng nữa. Một người con phạm tội, thì cũng cần sự khoan dung chia sẻ để nó nhận tội một cách tâm phục, khẩu phục. Nhà nước dùng luật pháp để trừng trị Nghĩa đó là quy định của pháp luật. Với người có học như ông, việc xưng tụng ai thì là quyền của ông, nhưng việc a dua kết tội Nghĩa thì ông không có quyền. Kẻ sỹ trước hết phải biết tự trọng, biết mình là ai, cha ông ta đã dạy: "tự sỷ hữu đạt tôn".
Nghĩa chờ ngày phúc thẩm, với hy vọng vô cùng mong manh, cứu một người là phúc đẳng hà sa. Luật pháp của Nhà nước văn minh luôn đề cao tính giáo dục hơn tính trừng trị. Tuy nhiên cần phải thấu tình đạt lý, việc này phụ thuộc nhiều vào toà án và áp lực của dư luận xã hội.
Mấy lời chia sẻ bộc bạch, mong ông hiểu cho tôi là người không được hưởng hàm lượng giáo dục nhiều như ông; mặt khác là bố của kẻ tử tù đang dùng đồng hồ đếm ngược thời gian.
Luật sư Nguyễn Hồng Bách:
"CHÍNH ÔNG HÙNG XÚC PHẠM TÔI"
Trao đổi với PV ngày 22/10, Luật sư Nguyễn Hồng Bách cho biết: "Tôi đã nhận được thư của ông Nguyễn Đức Hùng qua thư điện tử hôm 21/10. Tôi không đồng tình và rất bất bình với bức thư của ông Hùng. Luật sư Nguyễn Hồng Bách cũng cho biết, trong thư ông Nguyễn Đức Hùng có nói đọc ý kiến "trên một số trang web". Tuy nhiên, luật sư Bách khẳng định "chỉ trả lời một lần về vụ việc Nguyễn Đức Nghĩa trên báo Dân trí điện tử". Vì vậy, theo cách hiểu của luật sư Bách thì ông Nguyễn Đức Hùng có ý kiến về những quan điểm của ông được trích dẫn trong bài báo này. Vì thế, ông Bách khẳng định: "Tôi cho rằng, những gì tôi nói trên báo Dân trí điện tử không có gì sai cả". Và Luật sư Bách cũng đề nghị PV đăng tải lại những phát biểu của ông đã được đăng trên một tờ Dân trí điện tử.
Dưới đây là những nội dung chính phát biểu của Luật sư Bách trong bài báo đăng trên báo Dân trí điện tử:
" Trước câu hỏi: Liệu Nguyễn Đức Nghĩa có thể thoát án tử hình trong phiên tòa phúc thẩm ngày mai?. Luật sư Nguyễn Hồng Bách - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty luật hợp danh Hồng Bách, cho hay: Nguyễn Đức Nghĩa kháng cáo là việc làm bình thường của các bị cáo và đây là quyền của bị cáo được quy định tại điểm I khoản 2 Điều 50 Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Theo lời mời của gia đình bị hại mà đại diện là ông Ba - bố của cháu Linh, Công ty luật hợp danh Hồng Bách và Cộng sự đã cử ba luật sư là luật sư Nguyễn Hồng Bách, luật sư Trương Thị Pha và luật sư Đào Trung Kiên tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình bị hại.
Về trách nhiệm hình sự thì bị cáo Nghĩa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi phạm tội của mình, chúng tôi chỉ đề nghị Hội đồng xét xử xem xét hành vi của bị cáo trên cơ sở pháp luật và theo nguyên tắc công bằng, mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý nghiêm minh đúng pháp luật, Nghĩa sẽ phải chịu trách nhiệm tương xứng với hành vi phạm tội mà mình gây ra còn phán quyết cuối cùng thuộc về hội đồng xét xử, về tâm lý chung thì chúng tôi không mong muốn gia đình Nghĩa mất đi đứa con trai nhưng mong muốn của chúng tôi hay của bất cứ ai cũng đều không vượt ra khỏi quy định của pháp luật.
Việc xét xử của tòa án và phán quyết của tòa án trong phiên xử phúc thẩm ngày mai cũng căn cứ vào các quy định của pháp luật. Vấn đề là chúng ta phải hiểu rằng bản chất của hình phạt là mang tính răn đe và tính giáo dục. Do đó, nếu hình phạt không tương xứng sẽ không mang tính răn đe, giáo dục và rất có thể xã hội sẽ tiếp tục có những nạn nhân và những vụ án tương tự.
Do đó, Nghĩa làm thì Nghĩa phải chịu trách nhiệm. Chúng ta có thể tiếc nuối đối với một thanh niên như Nghĩa nhưng không thể cảm thông với hành vi phạm tội của Nghĩa".
Phiên phúc thẩm ngày 13/10 đã bị hoãn do luật sư của Nguyễn Đức Nghĩa vắng mặt.
Theo Đời sống & Pháp luật
Cô giáo mắng học sinh: chuyện phương pháp hay chuyện nhân cách Có lẽ những câu chuyện tương tự không phải là hiếm thấy trong các trường học, nhưng đến lúc này mới có một đoạn ghi âm được/bị phát tán trên mạng internet cho bàn dân thiên hạ phân tích và bình luận. 1. Tổn thương và phản ứng đổ lỗi như một phòng vệ Hình minh họa Chẳng thể chối cãi được sự...