SBC tiêu diệt băng cướp khét tiếng
Hoạt động của băng cướp Võ Tùng Hội táo tợn tới mức, chúng tổ chức cướp giữa thanh thiên bạch nhật những phi vụ lớn. Nếu như những băng cướp khác sợ phải “nằm im”, một thời gian nghe ngóng rồi mới trở lại thì băng Võ Tùng Hội hoạt động liên tục từ năm 1975 cho đến khi bị tiêu diệt…
Tướng cướp Võ Tùng Hội SN 1954, tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Cha hắn là sĩ quan chế độ cũ, đóng quân tại Phan Thiết. Từ nhỏ, hắn theo cha sinh sống tại đây. Năm 1972, hắn vào Sài Gòn học võ.
Năm 1974, về quê đăng ký vào lính không quân. Được 6 tháng, hắn bỏ trốn, bị bắt lại. Hắn lại trốn lên Sài Gòn, tại đây, bị quân cảnh phát hiện, hắn đã bắn chết viên sĩ quan cảnh sát để rồi chịu án tù. Sau ngày miền Nam giải phóng, tên Hội được thả ra và trở thành tướng cướp.
Võ Tùng Hội có 2 “quân sư” khét tiếng không kém là Nguyễn Đức Đoan và Hoàng Đình Tùng. 2 tên này giúp cho băng cướp hung hãn không biết sợ ai này như “hổ thêm nanh, rồng thêm vuốt”.
Băng này chuyên cướp ở các ngân hàng, các xe chở tiền, khách hàng vào giao dịch xong trở ra. Hoặc chạy theo những khách hàng vừa rút tiền xong về cơ quan, chúng áp sát giật túi đựng tiền.
Một lần có vị khách trong ngân hàng đi ra. Vị khách rất cẩn thận, bỏ cặp vào ô tô rồi đi về cơ quan cùng nhân viên bảo vệ.
Đến cơ quan, cửa xe mở ra, vị khách và nhân viên bảo vệ vừa bước xuống thì mấy tên cướp xông đến, chĩa súng khống chế. Một tên đồng bọn lao đến giật chiếc cặp đựng tiền đầy ắp, cả bọn nhảy tót lên những chiếc xe 67 đang nổ máy chờ sẵn, rú ga vọt mất!
Vụ cướp khiến cho dư luận TP bất an, lo lắng. Công an TP đã phải thông báo cho các ngân hàng, tiệm vàng, cơ quan luôn cảnh giác và hướng dẫn các biện pháp tự vệ, tăng cường thêm nhân viên. Khẩu hiệu: “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các bạn đã cảnh giác chưa?” giăng khắp nơi.
Xe chở tiền của công ty Vĩnh Hưng bị băng cướp Võ Tùng Hội chặn cướp tiền
Tuy nhiên, không vì thế mà bọn cướp e dè hay chùn tay. Các vụ cướp vẫn xảy ra như cơm bữa. Băng cướp Võ Tùng Hội càng ngang tàng hơn. Chúng tổ chức theo dõi và sát hại luôn cả công an và các chiến sĩ SBC.
Một trinh sát SBC của quận 1 được giao đeo bám, theo dõi 2 tên đàn em của băng cướp táo bạo này. Anh đã bị chúng phát hiện và tổ chức bắn chết ngay tại cổng cơ quan Công an TP!
Cái chết của chiến sĩ SBC quận 1 không chỉ là tổn thất đau lòng nhất mà còn là lời thách thức, tuyên chiến của bọn tội phạm với lực lượng SBC.
Video đang HOT
Lệnh xóa sổ
Trung tá, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự TP Trịnh Thanh Thiệp trầm giọng, nghẹn ngào, lệnh cho đội trưởng SBC Ba Tung trong cuộc họp ngay sau đó: “Phải xóa sổ cho bằng được bọn Hội. Cho các anh mười ngày triệt phá ngay băng này! Các anh làm sao thì làm, phải hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian 10 ngày!”.
Cuộc họp diễn ra trong không khí nặng nề. Tất cả thành viên trong lực lượng SBC lòng trĩu nặng, nhức nhối. Cái chết của người đồng đội ngay tại cổng cơ quan công an khiến họ cảm thấy bị sỉ nhục.
Cả đội SBC ngậm ngùi nhận nhiệm vụ, rơi nước mắt, thầm hứa với người đồng đội vừa ngã xuống, sẽ trả thù cho anh và đem lại bình yên cho TP.
Phương án tác chiến được đưa ra. Mọi người thảo luận, thống nhất kế hoạch, quyết tâm cao độ và lặng lẽ ra quân.
Trong những ngày đó, mỗi người đều dồn hết tâm trí cho cuộc đấu sắp tới vì bọn Võ Tùng Hội biết rằng, chúng đã thực sự “tuyên chiến” với lực lượng SBC thiện chiến, tinh nhuệ. Bọn chúng thừa hiểu, nếu bị bắt, với những tội ác đã gây ra thì chúng không còn đường sống nên chúng càng hung hãn hơn, tàn bạo hơn.
Và chiến đấu với những tên tội phạm như thế là cuộc chiến một mất, một còn.
Vào trận, đập tan băng cướp
Đó là 11 giờ trưa một ngày trong năm 1977, tại trụ sở ngân hàng nằm trên đường Bến Chương Dương, quận 1.
Lúc này khách đã thưa bớt, các quầy giao dịch chỉ còn lác đác vài người. Một ông khách xách chiếc cặp táp căng phồng tiền ra ngoài sảnh ngồi ngáp dài như mệt mỏi, chờ xe đón.
Phương tiện của lực lượng SBC
Bọn cướp đã theo dõi, thấy ông khách uể oải, bước chân mỏi mệt từ trong ra ngoài. Ông khách ngồi xuống, hờ hững đưa tay che miệng ngáp tiếp thì một trong 3 tên cướp lao vào giật chiếc cặp, mấy tên đi theo vây quanh. Ngoài sân, mấy chiếc honda nổ máy áp sát chờ sẵn…
Ông khách cầm cặp táp bỗng nhiên mất vẻ uể oải, chụp tay tên một tên cướp, khóa chặt và quật hắn ngã tại chỗ. Tên cướp bị bất ngờ, đau đớn, la oai oái. 2 tên còn lại bị nắm đấm như trời giáng khiến tối tăm mày mặt, văng ra.
Tên còn lại chưa kịp định thần đã bị đá ngã gục. Đồng bọn định lao vào phụ giúp thì phát hiện bị công an phục kích, chúng vội vàng tót lên những chiếc xe chờ sẵn, phóng như bay ra hướng chợ Bến Thành.
Trên đường chạy, chúng quay súng bắn loạn xạ vào phía sau và tung lựu đạn cản hậu. Tiếng súng đôi bên chát chúa vang lên giữa trưa nắng, văng vào vách tường, nhiều mảng tường nhà dọc bên đường rơi bụi mù mịt.
Người dân đi đường bị một phen thất kinh, nằm rạp xuống đường, nghe tiếng đạn réo…Nhìn thanh niên đuổi cướp, bất chấp đạn của bọn cướp bắn cản, ai cũng xúc động.
Đội trưởng Ba Tung lệnh: “Mở đường cho chúng thoát ra khỏi chợ, tránh tối đa thương vong cho người dân”. Các chiến sĩ SBC dạt ra, “mở đường” cho chúng chạy.
Tướng cướp Võ Tùng Hội thấy có đường trống, mừng rỡ, lệnh cho đàn em luồn lách trong chợ chạy về hướng cửa bắc, thoát khỏi lực lượng công an đang đuổi theo. Hắn ôm khẩu AK báng gấp bắn chặn hậu cho đàn em, bọn chúng phóng về hướng Lái Thiêu.
Dưới lớp áo gió căng phồng là những băng đạn và lựu đạn. Hắn xả đạn không tiếc về phía sau. Vừa chạy vừa thay băng đạn mới.
Chạy đến Lái Thiêu, các chiến sĩ SBC đã bao vây, dồn chúng vào khu nhà cũ, vắng người qua lại. Bọn chúng vứt xe cộ, ôm súng lăm lăm cố thủ.
Nhiều tên vừa ôm AK vừa cầm súng rulo xả đạn điên cuồng. Bọn cướp vốn chỉ quen cướp hàng, sát hại người lương thiện chứ đâu quen chiến đấu kiểu này nên tỏ ra lúng túng.
Mặc cho chúng bắn loạn xạ, lực lượng SBC chỉ bắn nhử bằng K.59, thỉnh thoảng 1 viên. 2 “phó tướng” Đoan và Tùng hò hét vang trời, lên tinh thần cho đàn em “tử chiến” và “mở đường máu”. Vì to mồm nên 2 tên này bị trúng đạn sớm, nằm ngã vật ra. Những tên đàn em khác sợ hãi, vừa kêu khóc vừa bắn súng loạn xạ.
“Chủ tướng” Võ Đình Hội nhìn quanh, thấy Đoan và Tùng đã chết, đàn em bị thương kêu khóc, hắn điền cuồng xả đạn tứ phía, bắn cả băng vào những lùm cây, ụ đất xung quanh. Bỗng đâu một viên đạn xé gió bay sượt qua mái tóc của hắn, hắn giật mình, trố mắt tìm vị trí viên đạn xuất phát.
Chỉ chờ có vậy, đội trưởng Ba Tung ngắm vào chân hắn, tên tướng cướp sụp xuống. Tuy vậy, hắn vẫn ôm chặt khẩu AK siết cò.
Viên đạn cuối cùng vừa ra khỏi nòng thì một chiến sĩ SBC phóng tới, đạp văng khẩu AK ra khỏi tay Hội. Ba Tung chĩa nòng súng vào sát gáy tên tướng cướp. Hắn đã bị bắt. Chiếc còn số 8 bập vào tay.
Về phía lực lượng SBC, một số chiến sĩ cũng bị thương, được băng bó ngay tại “mặt trận” và trở về trong chiến thắng.
Dường như, tiêu diệt được băng cướp Võ Tùng Hội đã đem đến sức mạnh cho các anh nên khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, tươi cười.
Tối hôm đó, Đài Truyền hình và Đài phát thanh TP rộn rã thông báo lực lượng SBC đã tiêu diệt xong băng cướp Võ Tùng Hội, nhiều người dân TP thở phào nhẹ nhõm…
Theo 24h
Huyền thoại săn bắt cướp
Họ đã xả thân, ôm những em nhỏ và hứng chịu mảnh lựu đạn của bọn cướp để em bé được an toàn. Giải quyết xong bọn cướp trên đường, họ biến mất. Người dân TP vui mừng, tự tin, trầm trồ: "Những trinh sát SBC đấy!"...
Sau khi thống nhất đất nước, TP.HCM phải thừa hưởng một "di sản" nặng nề là những băng nhóm giang hồ, trộm cướp tồn tại từ lâu trên đất Sài Gòn.
Nguy hiểm hơn là nhiều tên khét tiếng bị tù ở Côn Đảo, các nhà lao của cảnh sát chế độ cũ cũng được "giải phóng" ra ngoài.
Một lực lượng hùng hậu nữa gia nhập thế giới tội phạm là một số sĩ quan, binh lính chế độ cũ trốn tránh, ẩn nấp chuyển thành tội phạm, gây nên những vụ án chấn động cả nước như sát hại gia đình nghệ sĩ Thanh Nga, bắt cóc tống tiền con trai nghệ sĩ Kim Cương...
Sau thời gian nằm im nghe ngóng, dò xét, từ năm 1977, bọn chúng lại tung hoành ngang dọc, gây ra nhiều vụ trộm cướp. Chúng lộng hành tới mức, vụ dùng súng bắn lại lực lượng công an lực lượng công an, tấn công cả bộ đội!
Ở các quận nội thành, công an phải có mặt 24/24 khắp các tuyến đường, khu dân cư. Song bọn tội phạm vẫn lộng hành. Máu của người dân và các chiến sĩ công an phải đổ xuống trên nhiều nẻo đường. Nhân dân hoang mang, lo sợ...
40 phút xảy một vụ cướp!
Chỉ trong thời gian 3 năm, từ 1975 đến 1978, đã xảy ra 45.000 vụ phạm pháp hình sự! Trong đó, 1.400 vụ cướp lớn.
Gần 170 người vô tội bị bắn chết, 200 người bị thương. Tài sản bị cướp theo ghi nhận của công an, gồm 1.200 lượng vàng, 70 viên kim cương, 15 xe ô tô, 370 xe máy, 460 đồng hồ.
Honda 67 xoáy nòng, ngựa sắt của các chiến sĩ SBC
Tính bình quân trên địa bàn thành phố, cứ 40 phút lại xảy ra một vụ cướp! Một con số kỷ lục về tội phạm trong lịch sử nước ta, kể cả thế giới!
Khét tiếng trong thời điểm này là băng cướp do tên Võ Tùng Hội cầm đầu. Chúng có 33 tên được trang bị 14 khẩu súng, 3 ô tô, 20 xe máy. Chúng đã gây ra 100 vụ cướp, bắn chết 2 người, bắn bị thương 3 người.
Một băng khác do tên Lê Nghĩa cầm đầu còn tàn ác hơn. Chúng dùng súng bắn như vãi đạn giết sạch cả một gia đình nạn nhân.
Trong vòng một tháng chúng giết hại 13 người dân. Băng cướp này dùng tiền, vàng và tài sản cướp được tiêu xài và đầu tư mở... lò bánh mì, y như "mô hình" của maphia ở Ý và Mỹ, dùng tiền của ăn cướp đầu tư và sản xuất kinh doanh để vừa rửa tiền, vừa có "hậu phương" vững chắc nuôi quân, phòng ngừa bất trắc...
Những chiến sĩ SBC thưở ấy còn nhớ: "Hàng nóng" của bọn cướp còn "xịn" hơn cả công an. Chúng dùng col 45, ru lô nòng ngắn nhỏ gọn nhưng uy lực sát thương cao. Đi gây án chúng vác theo cả bao đạn, lựu đạn. Khi cần chống trả, chúng bắn như vãi đạn, không xót của...".
Trung tá Phạm Thế Thịnh, nay là lãnh đạo phòng cảnh sát giao thông TP, nguyên chiến sĩ công an trong lực lượng SBC thưở ấy bồi hồi nhớ lại: "Việc bắn nhau với bọn cướp xảy ra như cơm bữa. Anh em chúng tôi phải nằm rạp xuống đất để tránh lựu đạn của bọn chúng là chuyện thường ngày... Nói chung, công tác ở đội SBC lúc ấy phải chấp nhận luôn cận kề với cái chết"...
Ra đời lực lượng trinh sát săn bắt cướp - SBC!
"Cần phải có một lực lượng tinh nhuệ chống cướp giật", đó là mục tiêu được thống nhất cao trong các cuộc họp của lãnh đạo Công an TP.HCM.
Tháng 3/1978, 5 đội SBC ra đời thuộc phòng cảnh sát hình sự Công an TP và Công an quận 1 gồm 72 chiến sĩ được tuyển chọn trong toàn bộ lực lượng Công an.
Trước đó, Công an quận 5 do trung tá Trịnh Thanh Thiệp (sau này là thiếu tướng) làm trưởng phòng đã thành lập đội "săn bắt cướp" hoạt động mạnh mẽ để đối phó với những diễn biến tội phạm nguy hiểm trên địa bàn quận.
Lực lượng SBC chụp ảnh với ông Mai Chí Thọ, Giám đốc CA.TPHCM lúc bấy giờ
Lực lượng này được "nhập" vào "binh chủng" SBC của TP. Và người đi tiên phong, thiếu tá Trịnh Thanh Thiệp, lúc này là trưởng phòng cảnh sát hình sự TP, phụ trách "binh chủng" SBC mới tinh này.
Đội trưởng SBC là đại úy Phan Thanh, tức Ba Tung, một trinh sát biệt động nội thành nổi tiếng.
"Luật" của "binh chủng" SBC ngay từ khi ra đời được lãnh đạo công an TP.HCM thông qua, quy định như sau: "Trinh sát SBC không quá 30 tuổi, được phép chạy hết tốc độ (thời kỳ ấy là xe S.67 xoáy nòng. Khi thi hành công vụ, trinh sát SBC được đi vào đường cấm; vượt đèn đỏ, đi ngược chiều. Gặp đối tượng bị truy nã không đầu hàng, sau hai phát súng cảnh cáo, trinh sát SBC được phép bắn đối tượng.
Nếu đối tượng có vũ khí hung hãn đối đầu, trinh sát SBC được phép bắn chết mà không cần cảnh cáo. Các trinh sát SBC phải thực hiện nhiệm vụ theo điều động của chỉ huy 24/24. Trinh sát SBC phải tuyệt đối giữ bí mật nội dung công tác, dù đó là vợ, con, cha mẹ hay người yêu. Trinh sát SBC có thẻ riêng để chứng minh thân phận khi cần thiết".
Một cuộc thi tuyển "có một không hai" diễn ra tại xa lộ Đại Hàn với các môn chạy xe, bắn súng, võ thuật. Đặc biệt môn thi "thông thuộc tên đường phố Sài Gòn" giống như "đố vui để học" nhưng được đánh giá vô cùng quan trọng.
Trung tá Thiệp khẳng định: "Nhiệm vụ của đội SBC là chủ động trấn áp, truy bắn nóng và phòng ngừa đối tượng phạm tội. Muốn vậy, trinh sát SBC phải thuộc mọi đường ngang ngõ dọc trong thành phố như đường chỉ tay của mình để "đi tắt, đón đầu" bọn chúng".
Sau cuộc thi "có một không hai" này, các thí sinh công an được chọn chính thức trở thành chiến sĩ của lực lượng SBC huyền thoại với những chiến tích cũng thuộc loại "có một không hai". Những chiến công xuất sắc của lực lượng này đã cho ra đời nhiều tên tuổi lẫy lừng.
Nhân dân thành phố vẫn mãi mãi ghi nhớ về những chiến sĩ SBC ẩn mặt nhưng luôn kịp thời xuất hiện nơi có bọn cướp.
Họ thoắt ẩn, thoắt hiện trên phố. Người dân chỉ kịp nhìn thấy những tên cướp hung hãn bỗng dưng bị những chàng trai bình thường đánh hạ; những tên cầm súng xả liên hồi, ném lựu đạn để chạy trốn bị bắn ngã quỵ, tiền vàng rơi vãi khắp nơi...
Họ đã xả thân, che chắn đạn, ôm những em nhỏ và hứng chịu mảnh lựu đạn của bọn cướp để em bé được an toàn. Giải quyết xong bọn cướp trên đường, họ biến mất.
Người dân TP vui mừng, tự tin, trầm trồ: "Những trinh sát SBC đấy!"... Những câu chuyện xúc động lòng người còn vang vọng mãi cho tới hôm nay, sau gần 20 năm lực lượng SBC đã hoàn thành nhiệm vụ...
Ở những phần sau chúng ta sẽ hiểu rõ chân dung những người anh hùng đã quên mình cho sự bình an của nhân dân thành phố, bất chấp sự hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ cao cả.
Theo 24h
Đặc xá do nhà tù quá tải, không phải do cải tạo tốt "Có những đợt đặc xá là do nhà tù quá tải chứ không phải do giáo dục tốt nên tái phạm nhiều", "Tên gọi SBC (săn bắt cướp) không còn phù hợp nên chuyển thành cảnh sát đặc nhiệm"... tướng Phan Anh Minh giải đáp nhiều câu hỏi của đại biểu HĐND thành phố. Phiên chất vấn tại kỳ họp HĐND TPHCM thêm...