Sảy thai, nhà anh ép hủy hôn
Tôi quẫn trí, mất con lại còn bị nhà chồng tương lai ép buộc, tôi bực bội không thèm nói gì nữa. Tôi cũng chẳng cần cưới xin.
Tôi nói, con tôi không còn nữa tôi đã đau khổ lắm rồi, hà cớ gì mà nhà anh còn nói này nói kia với tôi. (ảnh minh họa)
Vì yêu anh nên tôi chấp nhận điều kiện của gia đình anh dù lòng chẳng vui chút nào. Anh cũng biết tôi khó xử, không muốn thế nhưng anh lại ra sức động viên vì không muốn mất lòng bố mẹ và không muốn, chuyện kết hôn của chúng tôi có khó khăn gì.
Tôi còn nhớ như in ngày tôi về ra mắt gia đình anh. Vì khi đó, hai đứa đều được tuổi nên bố mẹ anh bảo, nếu cưới thì cưới luôn để vợ chồng hòa thuận, gia đình cũng không phải mất công xem ngày nhiều. Nhưng mẹ anh ra điều kiện là, chúng tôi muốn cưới nhau, nhất định phải có bầu trước. Có bầu trước một là yên tâm đường con cái, hai là sinh luôn trong năm đó, sẽ hợp tuổi cả hai vợ chồng, để sang năm con cái cũng kỉ tuổi.
Mẹ anh nói với tôi như vậy trong bữa cơm khiến tôi ức đỏ bừng mặt. Tôi chẳng tội gì phải làm thế, tôi là đứa con gái ngoan, có giá, việc gì phải làm điều kiện với gia đình anh. Nếu không cưới anh, tôi cũng có thể cưới người khác mà ít ra, chẳng ai dám ra điều kiện với tôi cả. Còn bố mẹ anh, ép tôi có bầu mới được cưới. Tôi cảm thấy có chút hài hước. Chuyện đó là chuyện của chúng tôi. Không lẽ, nếu tôi không có bầu thì nhà anh không cho chúng tôi cưới nhau sao? Vậy thì mẹ anh thật ra cũng chẳng ưng gì tôi.
Chuyện đó là chuyện của chúng tôi. Không lẽ, nếu tôi không có bầu thì nhà anh không cho chúng tôi cưới nhau sao? Vậy thì mẹ anh thật ra cũng chẳng ưng gì tôi. (Ảnh minh họa)
Nhưng, anh lại là người nghe lời mẹ. Anh van xin, nài nỉ tôi, nói tôi đồng ý được lòng bố mẹ. Căn bản, chúng tôi yêu nhau nên thế nào cũng không thể bỏ nhau. Anh biết vậy nên thà là nhịn một tí, con cái cũng là trời cho mình, nếu có thì tốt quá, có trước lại nhàn hạ. Anh bảo tôi xuống nước với bố mẹ anh, vì bây giờ các cụ ai chẳng vậy. Ngày xưa thì phản đối chuyện có bầu trước, bây giờ thì chỉ lo con cái không có bầu. Rồi lại không có cháu đích tôn thì khổ.
Vậy là, sau nhiều lần anh xin tôi, tôi cũng phải chấp nhận. Yêu anh nên tôi đồng ý chuyện này chứ chẳng phải là tôi ham hố gì gia đình anh. Lắm lúc tôi muốn không làm theo ý mẹ anh, cho bố mẹ anh biết thái độ và giá trị của tôi luôn. Nhưng suy cho cùng, chống đối được gì vì trước sau gì thì mình và anh cũng là vợ chồng, cũng là người một nhà với gia đình anh, chống đối chỉ có thiệt mình.
Video đang HOT
Tôi chấp nhận chuyện có bầu. Sau khi biết tin tôi có thai, bố mẹ anh mừng lắm, không cần bàn nhiều quyết định tổ chức cưới ngay đầu năm. Tôi cũng cho chuyện cũ qua nhanh nên lấy làm mừng lắm. Cuối cùng thì chúng tôi cũng được ở bên cạnh nhau. Nghĩ đi nghĩ lạ, lấy nhau xong chúng tôi ở thành phố lập nghiệp chứ có về quê đâu mà lo lắng làm gì.
Thế mà đùng một cái, trong một lần không cẩn thận, tôi bị ngã và đã sảy thai. Chuyện đến tai bố mẹ anh, chẳng hiểu người lớn nghĩ gì, một lời hỏi thăm không có còn làm um lên, la lối om xòm, nói tôi là người đoảng này kia, không biết tính toán, không cẩn thận, để mất con. Bây giờ thì tôi phải gánh chịu hậu quả.
Tôi nói, con tôi không còn nữa tôi đã đau khổ lắm rồi, hà cớ gì mà nhà anh còn nói này nói kia với tôi. Chẳng lẽ bố mẹ anh xót con tôi hơn tôi sao? Tôi đã khóc lóc bao nhiêu ngày, sống vật vã, mệt mỏi và không nhận được một lời động viên từ gia đình anh, chỉ toàn là lời trách móc.
Đã thế, chuyện mà tôi không ngờ đến đó chính là, bố mẹ anh nói, tôi không có bầu thì hoãn cưới, không có đám cưới nào hết. Đến khi nào có bầu lại thì tính sau. Lúc đó cũng chưa biết chọn ngày tháng như nào cho đẹp và còn phải xem năm đó sinh con có đẹp không đã.
Tôi quẫn trí, mất con lại còn bị nhà chồng ép hủy hôn vì sảy thai, ép buộc mọi thứ, tôi bực bội không thèm nói gì nữa. Tôi cũng chẳng cần cưới xin. Mẹ anh gọi điện dọa nạt tôi, nói hoãn cưới, tôi bực mình choang choảng &’bác thích làm gì thì làm, cháu cũng chẳng thiết tha gì con trai bác nữa. Nếu anh ấy thực lòng yêu cháu, anh ấy chẳng cần nghe lời ai cả, vẫn sẽ ở bên cháu. Còn nếu anh ấy nghe lời bác, bỏ rơi cháu thì cháu cũng xin nói với bác, bác cứ giữ lấy con trai mình đi’.
Giọng tôi đầy bực tức nói với người làm mẹ anh như vậy. Tôi thật không chịu nổi sự xúc phạm này, tôi không thể tưởng tượng nổi lại có người vô tình như vậy. Cháu mình vừa mất đi nhưng không tỏ ra đau xót, thương cảm lại còn chỉ biết trách móc. Nhà anh cưới tôi về chắc chỉ muốn tôi đẻ con cho anh chứ nào có coi tôi ra gì.
Thôi thì bài học rút ra là vậy, tôi phải chấp nhận chuyện này và phải xem như chuyện chưa cưới anh là điều may mắn trong cuộc đời tôi. (Ảnh minh họa)
Tôi cũng nói thẳng với anh, nếu hủy cưới thì hủy luôn. Và tôi cũng chẳng cần làm vợ anh nữa. Tôi đã chịu nỗi đau đớn lớn như vậy thì còn mong gì, tôi chẳng còn thiết tha gì nữa. Anh còn tình nghĩa thì ở bên cạnh tôi, yêu thương và chăm sóc tôi, tôi cũng không cần cưới xin. Còn nếu anh nghe lời bố mẹ, bỏ tôi ra đi, tôi chấp nhận. Coi như đó là sự giải thoát, giúp tôi thanh thản hơn. Còn gì bằng nữa. Tôi thực sự cảm thấy chán nản lắm rồi, mệt mỏi lắm rồi.
Tình cảm tôi dành cho anh mấy năm qua coi như công cốc, coi như tôi đã đặt niềm tin nhầm chỗ, coi như tôi đã đánh mất bản thân mình và đã phí hoài tuổi xuân với người đàn ông không xứng đáng. Thôi thì bài học rút ra là vậy, tôi phải chấp nhận chuyện này và phải xem như chuyện chưa cưới anh là điều may mắn trong cuộc đời tôi.
Theo Eva
Nói với con về tình yêu Đất nước
Bố mẹ sẽ dạy con về tình yêu Đất nước, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, tình yêu ấy thiêng liêng mà cũng vô cùng đơn sơ, giản dị.
Con trai!
Vậy là mùa hè đã đến, sáng nay, vẫn như thường lệ, con dậy sớm đến lớp. Ngày hôm nay, cô sẽ dạy về chủ điểm giao thông, các con sẽ tìm hiểu về máy bay, ô tô, xe máy, đèn đỏ đèn xanh. Bố vẫn biết, con trai của bố rất hứng thú với các loại máy bay, ô tô, ở nhà còn đã có cả một bộ sưu tập rồi mà.
Những ngày này, buổi tối, thấy bố mẹ vẫn thức thêm, con vẫn nhắc "Bố mẹ ngủ sớm đi, ngủ cùng con". Bố mẹ thức để đọc những tin tức ngoài biển Đông con ạ, điều này giờ con chưa hiểu là gì đâu. Biển, trong khái niệm của con, là chỗ có sóng, có cát, là nơi con rất thích ngay từ lần đầu con được bố mẹ đưa ra biển chơi. Còn với bố mẹ, biển trời, những hòn đảo, là một phần của Tổ quốc ta.
Con đến lớp, con vui đùa cùng các bạn, niềm vui của con cũng là niềm hạnh phúc lớn lao của bố mẹ. Trong suốt cuộc hành trình của cuộc đời con, bố mẹ sẽ đồng hành, hoặc đến một lúc nào đó, không thể đồng hành mà chỉ dõi theo con, khi con đủ lớn khôn trưởng thành và một mình bước đi, trở thành một chàng trai bước ra khám phá thế giới này.
Đợi con thêm tuổi nữa, bố sẽ mua 1 tấm bản đồ thế giới thật lớn, rồi mua 1 tấm bản đồ nước Việt Nam lớn nữa và treo lên. (Ảnh minh họa)
Bố mẹ sẽ phải dạy con nhiều điều, để con lớn khôn, mà trong những điều ấy, có tình yêu Quê hương, Đất nước con ạ. "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào", đó là điều đầu tiên trong 5 điều Bác Hồ dạy, 5 điều ấy vẫn được treo trên tường lớp học của con.
Tình yêu Đất nước, yêu Tổ quốc thiêng liêng mà giản dị con ạ. Tình yêu ấy bắt đầu từ lời ru của mẹ, từ "con ơi con ngủ cho ngoan", "cái cò mày đi ăn đêm", trong những câu hát à ơi đưa con vào giấc ngủ. Tình yêu ấy bắt đầu từ những câu chuyện cổ tích bố vẫn kể con nghe, chuyện Sọ dừa, chuyện sự tích quả dưa hấu, chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, chuyện Thánh Gióng bẻ cây tre đánh giặc rồi bay lên Trời... Như ở chuyện Sự tích quả dưa hấu, khi Mai An Tiêm bị đày ra đảo, con đã hỏi bố "Hòn đảo là gì hả bố".
Đợi con thêm tuổi nữa, bố sẽ mua 1 tấm bản đồ thế giới thật lớn, rồi mua 1 tấm bản đồ nước Việt Nam lớn nữa và treo lên. Bố sẽ dạy cho con những kiến thức địa lý đầu tiên, thế giới như thế nào, Nam Cực, Bắc Cực ở đâu, châu Mĩ ở đâu, châu Á nằm ở đâu. Dạy con rằng nước Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ thế giới, Hà Nội nơi mình đang sống nằm ở đâu trên bản đồ Việt Nam, dạy con rằng, biển Đông nằm ở đâu trên đại dương thế giới, dạy con rằng Trường Sa, Hoàng Sa là một phần của Tổ quốc Việt Nam.
Bố mẹ cũng sẽ đưa con đi đến nhiều bảo tàng hơn nữa, bắt đầu nói cho con hiểu rằng, sau Vua Hùng mà con đã biết ở trong truyện cổ tích, thì đến những đời vua nào nữa trong lịch sử nước Việt Nam, rằng ông cha ta từ nghìn đời xưa đã chống giặc ngoại xâm thế nào. Rồi thì con sẽ hiểu được tại sao bố mẹ đã bế con đến đặt hoa trước cửa nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi Đại tướng mất.
Bố vẫn có quan điểm rằng, mỗi người cha, người mẹ, để đóng góp cho Đất nước, cho Quê hương, thì phải cùng nhau nuôi dạy con mình cho tốt. (Ảnh minh họa)
Hôm trước, bố mẹ đã cho con đến Bảo tàng Phòng không - không quân, con đã rất thích thú với máy bay, với những khẩu pháo, với xe tăng ở đó. Rồi sau này, bố mẹ sẽ còn cho con đến đó nhiều lần nữa, rồi con sẽ được nghe những câu chuyện của ông nội con, một cựu chiến binh. Ông nội đã từng là một người lính pháo binh trong cuộc chiến tranh chống Mĩ. Rồi con sẽ hiểu, súng không phải là để "bắn nhau", súng không phải là đồ chơi, người Việt Nam từng cầm súng để bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc, rồi con sẽ hiểu được rằng tại sao phải có hình ảnh người lính cầm súng cả trong thời bình.
Rồi con sẽ như bố, sẽ có những cuộc hành trình khám phá khắp các vùng đất tươi đẹp của Đất nước, từ mảnh đất địa đầu Tổ quốc là Hà Giang, cho đến Mũi Cà Mau. Rồi thì con sẽ như bố, đi đến nhiều đất nước khác, hiểu về những con người, những nền văn hóa khác, để thêm yêu Đất nước mình, yêu nền văn hóa Việt Nam, tự hào về Tổ quốc mình.
Bố vẫn có quan điểm rằng, mỗi người cha, người mẹ, để đóng góp cho Đất nước, cho Quê hương, thì phải cùng nhau nuôi dạy con mình cho tốt. Một Đất nước luôn cần có thế hệ mai sau vững mạnh, trưởng thành, cần những con người dù làm nghề gì, ngành gì, cũng có những đóng góp tốt cho xã hội.
Con người có tổ có tông, có Quê hương bản quán, có tình yêu Tổ quốc, và dạy có chon tình yêu nước, chính là trách nhiệm của bố mẹ ngày hôm nay.
Yêu con!
Theo VNE
Nốt đêm nay thôi, chúng ta sẽ thành người dưng Từ ngày mai, chúng ta sẽ thành người dưng, em sẽ trở về là người vợ của chồng em, người mẹ của con em. Vậy thôi anh nhé, nốt đêm nay thôi, em sẽ đồng ý đi nhà nghỉ với anh. Từ ngày mai, chúng ta sẽ thành người dưng, em sẽ trở về là người vợ của chồng em, người mẹ của...