Sẩy thai, chậm lớn… vì thiếu vi chất
Vitamin và khoáng chất là những chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự sống, nhất là vào mùa lạnh. Tuy nhiên do dinh dưỡng không đúng cách và coi thường việc bổ sung đầy đủ các vi chất nên nhiều người đã tự chuốc hoạ cho sức khoẻ của mình.
Căn bệnh tiềm ẩn
Vitamin và khoáng chất tham gia trong nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể, như vitamin A giúp sáng mắt, cần cho quá trình tạo các tế bào biểu mô ở giác mạc mắt, niêm mạc hô hấp, tiêu hoá; vitamin B1 và B2 giúp chuyển glucose thành năng lượng cho cơ thể hoạt động, đặc biệt là hoạt động của não và cơ bắp; folate cần để hình thành ống tế bào thần kinh trong giai đoạn đầu của bào thai; chất sắt giúp tạo hồng cầu, mang oxy đi khắp cơ thể; iốt cần để tạo hormon tuyến giáp cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh và tham gia vào hoạt động chuyển hoá cơ bản, duy trì sự sống; chất kẽm là thành phần của hơn 300 enzym bên trong cơ thể, cần cho sự tăng trưởng; canxi giúp hình thành và làm chắc xương, răng…
So với suy dinh dưỡng thiếu protein – năng lượng (là một dạng thiếu chất dinh dưỡng dễ nhận biết) thì thiếu vitamin và khoáng chất được xem như căn bệnh tiềm ẩn do khó nhận biết và mức độ tác hại sẽ khác nhau tuỳ từng người, từng độ tuổi. Trẻ em (dưới năm tuổi) và phụ nữ mang thai là những người dễ bị tác hại của thiếu vi chất trầm trọng nhất, dẫn đến trẻ chậm tăng trưởng thể chất, trí não phát triển kém; phụ nữ dễ bị sẩy thai, thai kém phát triển, khó hồi phục sức khoẻ sau sinh. Kế đến là trẻ em lứa tuổi học đường đang tăng trưởng nhanh, có nhu cầu dưỡng chất cao nhưng chế độ ăn không cung cấp đủ; phụ nữ tuổi sinh sản (15 – 49 tuổi) cũng dễ bị thiếu vi chất nên rất cần được bổ sung theo hướng dẫn của thầy thuốc. Người già ăn uống kém và ít hoạt động cũng dễ bị thiếu vi chất dẫn đến đề kháng kém, loãng xương, gãy xương…
Bổ sung phải hợp lý
Vitamin và khoáng chất không tập trung trong một số thực phẩm nhất định mà có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Do vậy, nên ăn đa dạng thực phẩm, không ăn đơn điệu, thiên lệch chỉ một vài loại. Ví dụ: rau lá xanh đậm hoặc củ quả vàng cam đậm sẽ chứa nhiều beta-caroten; rau xanh lá to còn giàu folate; cam, bưởi, đu đủ chín, táo, ớt ngọt, sơri… giàu vitamin C; thịt cá giàu chất sắt, kẽm, vitamin A, B; sữa giàu canxi, vitamin A, vitamin nhóm B… Khi chế biến cũng nên lưu ý, rau xanh chỉ nên chế biến sơ, không đun nấu quá lâu trên bếp sẽ giữ được nhiều dưỡng chất.
Bên cạnh đó, thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cũng là nguồn nên được lựa chọn: bột dinh dưỡng trẻ em có bổ sung vi chất (đặc biệt cần thiết đối với những vùng nông thôn nghèo khi bữa ăn dặm của trẻ có quá ít thịt cá), nước mắm bổ sung chất sắt, dầu ăn bổ sung vitamin A, đường bổ sung vitamin A… Riêng đối với iốt, không thể nhận đủ từ thức ăn tự nhiên nên cần sử dụng muối có bổ sung iốt. Chất iốt cũng không dự trữ nhiều trong cơ thể (do phần lớn lượng ăn vào sẽ đào thải qua nước tiểu) nên cần sử dụng muối iốt mỗi ngày và cách sử dụng cũng như muối thường, nghĩa là vẫn có thể ướp và nêm thức ăn trên bếp, tránh không rang muối iốt.
Video đang HOT
Người trưởng thành nếu ăn uống kém hoặc trong giai đoạn quá căng thẳng cũng có thể bổ sung thêm thuốc bổ đa vitamin và khoáng chất, trường hợp ăn thiếu chất đạm thì có thể dùng thuốc bổ có thêm axit amin thiết yếu.
Theo SKDS
Phòng suy dinh dưỡng cho trẻ
Vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của trẻ em và phụ nữ. Thiếu vi chất sẽ giảm cả về thể lực và trí tuệ, làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và tăng nguy cơ tử vong ở trẻ.
Trong buổi họp báo để tuyên truyền hưởng ứng ngày Vi chất dinh dưỡng ngày 24/5/2012, các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Việt Nam đã đưa ra cách đơn giản để phòng thiếu vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý bằng các thực phẩm có sẵn tại địa phương.
- Phối hợp 15-20 loại thực phẩm từ 4 nhóm thực phẩm (tinh bột, đạm, rau xanh, dầu mỡ) trong bữa ăn hằng ngày.
- Không bắt trẻ ăn kiêng khi bị bệnh
PGS.TS Lê Thị Hợp- Viện trưởng viện dinh dưỡng đang truyền thông về vai trò của vi chất dinh dưỡng.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình lựa chọn, chế biến bảo quản thức ăn cho trẻ.
- Cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A một năm 2 lần. Bà mẹ cần được uống vitamin A trong vòng 1 tháng sau sinh.
- Tẩy giun 2 lần một năm cho trẻ từ 2 -4 tuổi, thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống để phòng chống nhiễm giun sán.
- Thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ để phát hiện sớm suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì,
- Phụ nữ mới kết hôn, bà mẹ trước và trong khi mang thai cần ăn, uống đầy đủ và uống thêm sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.
- Sử dụng muối, bột canh Iốt trong chế biến thức ăn.
ThuTT
Theo Khampha
Chết vì... quá bổ Dù rất cần thiết với người già, người suy nhược cơ thể, trẻ biếng ăn hoặc chậm lớn nhưng nếu không sử dụng đúng cách thì thuốc bổ vẫn tác động xấu đến sức khỏe. Một bệnh nhân dị ứng thuốc được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai Đưa con đi khám tại Trung tâm Khám - Tư vấn dinh dưỡng (Viện...