Say nắng có đủ làm chết người?
Trước giờ tôi nghĩ đi giữa nắng gắt, say nắng thì mệt thôi, nhưng vừa qua nghe bên hàng xóm có người say nắng mà đột tử. Không rõ thực hư thế nào…
Trần Thị Mỹ Trà (59 tuổi; ngụ quận 12, TP HCM) hỏi: Bác sĩ vui lòng cho tôi hỏi say nắng có thực nguy hiểm đến thế không? Nó có những triệu chứng gì và phải phòng ngừa như thế nào? Tôi hiện có huyết áp hơi cao (chưa phải dùng thuốc) và tiểu đường nhẹ, không biết có ảnh hưởng gì nếu đi giữa trời nắng gắt?
BS chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời:
Các tên gọi như say nắng, sốc nắng, sốc nhiệt… thường được dùng để chỉ hiện tượng say nắng khi làm việc hoặc đi quá lâu dưới trời nắng nóng.
Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên do rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt, giãn mạch, mất nước qua mồ hôi. Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian.
Những biểu hiện nhẹ ban đầu có thể là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực… Giai đoạn nặng hơn là người bị say nắng cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút…
Nếu không được can thiệp đúng, say nắng quả thật có thể dẫn dến hậu quả nghiêm trọng sau cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.
Các bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim), nội tiết (tiểu đường, cường giáp…) sẽ làm nặng thêm tình trạng say nắng. Tuổi tác (trẻ nhỏ, người lớn tuổi) cũng là những người nhạy cảm với thời tiết, cần chú trọng đề phòng say nắng.
Video đang HOT
Để phòng tránh say nắng, bà nên tránh làm việc hoặc đi dưới trời nắng nóng quá lâu, đặc biệt là những thời điểm nắng gắt, nhiệt độ cao trong ngày. Khi ra đường cần chuẩn bị mũ nón, áo khoác, dù…để chống nắng, mang theo nước để uống bù khi bị đổ mồ hôi nhiều. Vì các bệnh lý cao huyết áp và tiểu đường là yếu tố nguy cơ làm nặng thêm tình trạng say nắng, nên bà cũng cần chú trọng tuân thủ điều trị để kiểm soát tốt các căn bệnh này.
Nếu lỡ có các biểu hiện say nắng, bà phải vào nơi thoáng mát ngay, nghỉ ngơi, rửa mặt bằng nước mát và uống nước. Nếu tình hình không đỡ hoặc đã xuất hiện các biểu hiện nặng, bà phải vào bệnh viện kiểm tra ngay.
Anh Thư
Theo nld.com.vn
7 kĩ năng sống quan trọng, bạn cần nắm vững để giữ tính mạng trong những trường hợp nguy cấp
Cuộc sống vốn dĩ thích đưa chúng ta vào những tình huống khó khăn bất ngờ mà không phải ai cũng có thể tìm ra được cách giải quyết. Vì vậy hãy nắm vững những kiến thức phòng thân vẫn hơn là đến lúc cần kíp thì chỉ biết kêu trời.
1. Lấy dằm ra khỏi tay
Với mẹo lấy dằm khỏi da này bạn cho giấm vào bát, nhúng vùng tay chân bị dằm đâm vào khoảng 10-15 phút. Cách là này sẽ giúp dằm được đẩy trồi lên trên da giúp bạn có thể gắp ra dễ dàng.
2. Bị lạc ở sa mạc
Hãy di chuyển vào ban đêm, vì vào ban đêm, nhiệt độ sẽ hạ xuống còn 35 độ C. Do đó, di chuyển vào ban đêm sẽ giúp bạn hạn chế khả năng bị say nắng và mất nước. Điều này cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được 1 gallon nước (~ 4,546 lít nước) trong một ngày.
Mọi người thường lầm tưởng cây xương rồng có chứa nước, nhưng thực ra đó là dung dịch kiềm cực độc. Nếu uống vào, khả năng cao bạn sẽ chết. Trên sa mạc, nước có thể tìm thấy ở các mạch nước ngầm không quá sâu.
3. Bị kẹt trong đống đổ nát
Nếu bạn biết rằng mình đang bị kẹt dưới vật cồng kềnh hoặc những mảnh vụn, những gì bạn cần làm là ở yên một chỗ, đừng cố gắng cử động. Bạn không chỉ có thể bị thương nặng hơn mà còn khiến những thứ khác tiếp tục đổ sập. Nếu bắt buộc phải xê dịch cơ thể, hãy làm thật chậm và đều nhé! Sau vụ sụp đổ, bạn sẽ bị bao quanh bởi bụi và những mảnh vỡ sắc bén. Nếu hít vào sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc hô hấp hoặc các biến chứng với những cơ quan nội tạng. Nếu có một cái khăn hoặc mảnh vải trong tay lúc này, tỷ lệ sống sót của bạn sẽ tăng cao.
4. Nếu bạn bị đâm bởi một vật sắc, hãy giư vât đo cô đinh
Đối với các vết thương do bị hung khí (dao, kiếm, thanh sắt, cây gỗ,...) đâm vào cơ thể, không nên rút hung khí ra ngoài vì sẽ khiến vết thương hở ra nhiều hơn và mất máu nhanh hơn. Cố gắng giữ nguyên vị trí của hung khí và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.
5. Khi bị lạc trong rừng sâu
Nếu xe bạn được trang bị hệ thống phanh khẩn cấp, hãy sử dụng nó.
Bạn cần giữ vững tâm lý, bạn cần hít thở thật sâu để giữ bình tĩnh bởi đây là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp bản thân sống sót. Xác định vị trí và tìm nơi ẩn náu an toàn.
Không đi lang thang, tránh mất sức. Bạn cần đánh dấu đoạn đường đã đi bằng một vài dấu hiệu dễ hiểu, phòng khi trường hợp bản thân quay lại đoạn đường ban đầu. Dấu hiệu này cũng là cách để người tìm kiếm dễ xác nhận được phương hướng hay vị trí của bạn. Tìm nguồn nước sạch, thực phẩm
6. Bảo vệ diêm khỏi bị ẩm ướt
Trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, lửa là yếu tố cực kỳ cần thiết để sống sót. Để tránh diêm bị ướt, bạn có thể biến nó thành diêm chống nước bằng một cách rất đơn giản. Đó là quét một lớp sơn móng tay trong suốt lên diêm rồi chờ chúng khô lại.
7. Dừng xe khi phanh hỏng
Nếu không may rơi vào tình huống hiểm nghèo đó, việc đầu tiên phải ghi nhớ là luôn cố gắng... giữ bình tĩnh! Điều này là tác nhân chủ yếu quyết định xem liệu bạn có may mắn sống sót hay không! Trong suốt quá trình lưu ý không được tắt máy, vì khi tắt máy đồng nghĩa tắt trợ lực vô-lăng, không thể điều khiển xe.
Đèn xi nhan, đèn cảnh báo, còi xe và thậm chí nhấp nháy đèn pha cũng là những cách để ra hiệu rằng xe đang gặp sự cố để các phương tiện khác tránh kịp thời. Nếu xe bạn được trang bị hệ thống phanh khẩn cấp, hãy sử dụng nó. Nếu nó cũng không hoạt động, hãy cạ phần xe của bạn vào thành lan can để giảm tốc. Tùy chọn cuối cùng này sẽ phá hỏng xe của bạn và bạn chỉ nên sử dụng như là phương kế sau cùng.
Theo www.phunutoday.vn
Bão ngang qua căn nhà mình, chỉ vì một cơn say nắng nơi anh... Cơn say nắng kia có bằng tháng năm nghĩa tình mình có với nhau, có so được với hạnh phúc của con mình, của cha mẹ mình không anh? Hay thứ tình cảm anh cho là yêu đương ấy lại là cơn bão, một lần đi qua, cuốn sạch những thứ quý giá anh đang có? Đàn bà làm vợ làm mẹ như...