Say lòng trước Sauerbraten, món ăn mang linh hồn của nước Đức
Sauerbraten là món ăn mang quốc hồn quốc túy của nước Đức, đặc biệt dùng loại rượu vang đỏ thơm ngon để ướp thịt, làm tăng hương vị cho món ăn.
Nhắc đến nước Đức, người ta thường nghĩ ngay đến bia với lễ hội Oktoberfest truyền thống. Tuy nhiên, bên cạnh bia, đất nước xinh đẹp này còn có một món ăn cực kỳ nổi tiếng mà bạn đừng bỏ lỡ khi đến. Đó là món thịt hầm chua Sauerbraten.
Món ăn ngon tuyệt này có lịch sử lâu đời và đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Thay vì phơi khô, hun khói gác bếp hay ướp muối như nhiều quốc gia khác thì người dân nước ức lại chọn cách dùng rượu vang đỏ như Cabernet Sauvignon hay Roter Riesling để ướp và lưu trữ thực phẩm.
Món ăn ngon tuyệt này sẽ bắt đầu bằng việc chuẩn bị rau quả như cà rốt, hành tây, tỏi, cần tây để làm nước sốt marinade. Những gia vị truyền thống như quả cây bách xù, hạt mù tạt, lá nguyệt quế, đinh hương và hạt nhục đậu khấu cũng được sử dụng để làm tăng hương vị cho món ăn. Thịt dùng để ướp thường là thịt bò, thịt lợn hoặc thịt cừu, để nguyên tảng mà đổ giấm cùng rượu vang đỏ sao cho ngập thịt, thêm chút đường, muối và bọc trong tủ lạnh khoảng 3-5 ngày. Nếu bạn không có thời gian để chuẩn bị, hoặc muốn ăn luôn thì có thể mua những gói gia vị nêm Sauerbraten hoặc thịt đã được ướp sẵn ở siêu thị.
Video đang HOT
Sau khi ướp, thịt sẽ được lau khô, thêm chút muối tiêu và chiên sao cho hai mặt có màu vàng nhẹ trước khi hầm trên lửa nhỏ cùng với nước sốt marinade cho đến khi thịt mềm. Khi bày ra đĩa, bạn có thể rưới thêm một ít nước sốt với nho khô hay vụn bánh gừng để tăng vị ngọt, ăn cùng với bắp cải đỏ, bánh khoai tây hoặc khoai tây luộc. Hương vị vừa chua vừa ngọt, lại mềm như tan trong miệng của món ăn sẽ khiến bạn nhớ mãi không thôi.
Tan chảy với thế giới bánh ngọt ở Đức
Nước Đức không chỉ có những tòa lâu đài đẹp như cổ tích mà còn có cả một thế giới bánh ngọt lâu đời làm tan chảy trái tim các tín đồ yêu ẩm thực.
t BIENENSTICH
Bienenstich được xem như là một trong những chiếc bánh ngọt ra đời sớm nhất ở Đức. Tên bánh trong tiếng Đức có nghĩa là "vết ong đốt". Cái tên này được lí giải một cách hài hước rằng: có một chú ong đã bị hấp dẫn bởi chiếc bánh và bay vào đốt người thợ khi ông đang làm bánh.
Bánh bienenstich có hai lớp, lớp bên trong là nhân kem vanila, buttercream, kem tươi, bông lan. Lớp bên ngoài là lớp vỏ hạnh nhân caramel. Chính vì vậy, khi thưởng thức sẽ thấy vị giòn bên ngoài, mềm mịn ở phần bên trong.
BÁNH NGỌT BLACK FOREST
Black forest trong tiếng Đức là schwarzwlder, tên gọi bánh này có hai cách lí giải, cách lí giải thứ nhất là đặt theo tên của một khu rừng đen ở Baden-Wrttemberg; cách lí giải thứ hai là đặt theo tên một thành phần của bánh.
Bánh được tạo thành bởi nhiều lớp bông lan màu nâu vị chocolate xen giữa các lớp kem tươi trộn với anh đào, cứ một lớp bánh sẽ cho một lớp kem. Lớp ngoài cùng được phủ kem tươi và những mẩu socola được thái vụn.
BAUMKUCHEN
Baumkuchen trong tiếng Đức có nghĩa là cái cây, vì vậy bánh có hình tròn mô phỏng thân cây và các lớp bánh tượng trưng cho vân cây. Người Đức thường làm bánh baumkuchen bằng cách nướng bánh trên một trụ ống dài, người thợ sẽ bôi đều lớp bột bánh xung quanh trụ, sau đó bánh được nướng chín trước khi bôi lớp mới lên. Một chiếc bánh baumkuchen thông thường bao gồm 15 đến 20 lớp bột.
Khi thưởng thức bánh hơi dai ở lớp vỏ nhưng ruột lại ẩm mềm như bánh bông lan, tan ngay trong miệng và có vị ngọt mát. Vào dịp giáng sinh, chiếc bánh này được ưa chuộng hơn bao giờ hết ở nước Đức.
STREUSELKUCHEN
Streuselkuchen trong tiếng Đức có nghĩa là bánh bông lan phủ vụn bánh. Cũng như bánh bienenstich, bánh streulkuchen có hai lớp. Lớp vỏ ngoài giòn, lớp phía trong là bông lan mềm và ẩm. Phía trên cùng sẽ là một lớp vụn bánh ngọt, ngoài ra có thể thêm lớp mứt hay kem béo ngậy.
Trước đây streuselkuchen được ưa chuộng ở các hội chợ, trong ngày Lễ Tạ ơn, các đám cưới và lễ rửa tội. Đầu thế kỉ XX, bánh chiếc bánh này thường được ăn sau các buổi lễ tang. Từ đó, bánh Streuselkuchen còn mang một cái tên khác là "bánh lễ tang".
BÁNH NGỌT PRINZREGENTENTORTE
Prinzregententorte được mệnh danh là "người mẹ của mọi loại bánh chocolate" bởi bao phủ bên ngoài bánh là lớp socola mịn màng, sánh mịn. Bánh thường có từ 6 đến 9 lớp, giữa mỗi lớp bánh là một lớp buttercream. Tên bánh được đặt theo tên hoàng tử Luitpold, người trị vì Bayern từ năm 1889. Tuy nhiên ai là người thợ đầu tiên làm ra chiếc bánh này vẫn còn là điều tranh cãi. Một số câu chuyện kể lại rằng, người đầu bếp riêng của hoàng tử Luitpold, John Rottenhfer đã làm ra chiếc bánh này để vinh danh hoàng tử. Một số chuyện khác lại kể rằng, người đầu bếp tài ba Anton Seidl chính là người làm ra chiếc bánh. Ông đã nướng một chiếc bánh chocolate có 9 lớp, tượng trưng cho 9 người con của vua Ludwig I, cha của hoàng tử Luitpold.
Ngày nay những chiếc bánh ngọt của nước Đức không chỉ của riêng nước Đức nữa mà chu du khắp thế giới. Có những chiếc bánh nơi đây khi ghé thăm đất nước khác đã cực kì nổi tiếng như bánh baumkuchen khi tới nước Nhật đã được thay đổi một phần công thức và trở thành món bánh được ưa chuộng trên khắp đất nước mặt trời mọc này. Thế mới thấy được rằng trong thế giới ẩm thực, bánh ngọt luôn là thứ dễ chinh phục trái tim con người biết bao.
Bánh khoai tây chiên mà làm kiểu này thì thơm giòn nóng hổi, vừa ngửi mùi đã thấy muốn ăn ngay! Bánh khoai tây giòn tan quyện vào vị béo ngậy của phô mai, mới chỉ nghĩ thôi đã cảm nhận được vị ngon của món bánh này rồi. Bạn hãy thử làm ngay thôi nào! Nguyên liệu làm bánh khoai tây chiên 2 củ khoai tây 80g phô mai mozzarella 1 lát phô mai cheddar 3 thìa canh bột mì 3g muối Một...