Say lòng món bánh khúc làng Diềm, Bắc Ninh
Bánh khúc làng Diềm, Bắc Ninh hấp dẫn bước chân du khách nhờ hương vị mộc mạc, dân dã nhưng không kém phần tinh tế, sâu sắc. Món ăn đậm đà thủy chung như muốn níu kéo “người ơi, người ở đừng về”…
Du lịch Bắc Ninh , tìm về làng Diềm để thưởng thức món bánh khúc ngon trứ danh sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên. Bánh khúc ở đây có hai loại, khác nhau nằm chính ở nhân bánh là nhân hành và nhân đỗ. Bánh khúc nhân đỗ mang vị bùi bùi của đỗ, ngậy của thịt mỡ và mùi thơm của hạt tiêu. Còn bánh nhân hành thường được làm từ hành khô, thêm chút mộc nhĩ, hạt tiêu, rau răm, thịt ba chỉ băm nhỏ rồi trộn lẫn với nhau.
Để làm được món bánh khúc ngon đúng điệu thì đòi hỏi người ta phải trải qua những công đoạn chế biến cẩn thận, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ. Người ta vẫn thường nói rằng bánh khúc làng Diềm là sự kết hợp tuyệt vời của các sản vật thiên nhiên, từ cái dẻo thơm của nếp cái hoa vàng, vị bùi của đỗ xanh sánh quyện cùng vị béo của thịt ba chỉ được chọn lọc kỹ lưỡng và tươi ngon. Tất cả được dung hòa bởi vị mát lành, nồng ấm của một loại rau làm nên hương vị đặc trưng của bánh, đó chính là rau khúc.
Theo kinh nghiệm của nhiều người thì muốn bánh có được hương vị đặc trưng, thơm ngon thì phải chọn rau khúc có bản nhỏ, màu bạc, hái lúc ra hoa là tốt nhất. Rau thu hoạch về được rửa sạch, luộc qua rồi đem vắt sạch nước, sau đó trộn lẫn bột và đem giã nhuyễn. Người ta ngâm gạo trong khoảng thời gian từ 3- 4 tiếng rồi đem xay nhỏ cho nhuyễn, nếu bột khô, bánh sẽ rắn và bột nhão quá sẽ không nặn được, bánh sẽ bị nát.
Video đang HOT
Khác với những loại bánh khúc ở các làng khác, bánh khúc làng Diềm được nặn thành nhiều hình thù khác nhau, đó là hình tròn và hình tai mèo. Sau khi tán mỏng viên bột thì sẽ cho nhân vào giữa, khéo léo bọc lại để sao cho vỏ mỏng nhưng không được lộ phần nhân bên trong. Xong hết các công đoạn chuẩn bị thì sẽ đem hấp khoảng 30 phút cho chín, bên ngoài lớp bánh là lớp xôi thơm dẻo cuốn hút.
Thưởng thức món bánh mang đậm “hương đồng gió nội” này khi còn nóng hổi bạn sẽ cảm nhận được hết sự quyến rũ của nó. Bởi lúc này, lớp vỏ bánh bóng, dai, hòa quyện cùng mùi thơm của rau khúc và các loại nguyên liệu tạo nên sức hấp dẫn khó ai có thể cưỡng lại.
Nếu có dịp đến vùng đất Kinh Bắc, ngoài thưởng thức những câu hát ngọt ngào, bánh phu thê Đình Bảng thì hãy đừng quên nếm thử món bánh khúc làng Diềm để yêu thêm hành trình du lịch ý nghĩa.
Bánh khúc làng Diềm - Nét văn hóa ẩm thực riêng của vùng quê Kinh Bắc
Bánh khúc hiện đã được đem tới khắp vùng miền, nhiều cách "biến hóa" khác nhau, song vẫn là nét văn hóa ẩm thực của riêng vùng quê Kinh Bắc.
Nhắc đến Bắc Ninh là nhắc đến quan họ. Nhưng bạn cũng đừng bỏ quên món bánh khúc, món ẩm thực đại diện cho vùng đất Kinh Bắc.
Ngoài quan họ Bắc Ninh được không chỉ Việt Nam mà còn cả thế giới chú ý đến, người dân quê Kinh Bắc còn tự hào với một nét truyền thống khác mà không nơi đâu có được: món bánh khúc, hay còn được gọi là xôi khúc.
"Bánh khúc là nét văn hóa ẩm thực riêng có ở quê hương thủy tổ Quan họ"
Đây là món ăn cổ truyền, thể hiện đúng hương vị miền quê phương Bắc. Cũng như bao món ẩm thực truyền thống khác, người dân Bắc Ninh không rõ chính xác bánh khúc xuất hiện từ bao giờ. Chỉ biết là từ lúc họ mới nhận thức được, bánh khúc đã ở đó, trong những dịp lễ hội, ngày đặc biệt để mời bạn bè, đãi khách.
Theo đó, chữ "khúc" trong tên gọi xuất phát từ lá khúc, hay rau khúc. Đây là loại lá đặc trưng miền Bắc, người dân không trồng nhưng lá vẫn mọc lên khắp vườn, thửa ruộng.
Lá được giã nhuyễn, trộn với bột gạo tẻ tạo thành lớp vỏ bánh khúc. Được biết, tỉ lệ gạo - lá khúc là bí quyết gia truyền, tức là chỉ gia đình làm nghề biết với nhau và không tiết lộ ra ngoài. Đây là nguyên nhân mà nếu dân xê dịch muốn thử vị bánh khúc chuẩn, bạn chỉ còn cách đến với Bắc Ninh.
Màu trắng của gạo và màu xanh của lá khúc tạo nên vẻ đặc trưng của bánh khúc.
Tỉ lệ gạo - lá khúc quan trọng trong việc hình thành bánh khúc, nhiều gạo quá thì vị lá khúc mờ nhạt, nhiều lá quá thì vỏ bánh thiếu độ kết dính. Bên cạnh đó, bánh khúc có hai loại nhân: nhân đỗ (tức nhân đậu xanh) và nhân thịt.
Thường người dân Bắc Ninh sẽ gói nhân vào vỏ bánh theo hai hình thức, hình tròn hoặc hình tai voi. Song dù là hình thức nào cũng phải đảm bảo lớp vỏ mỏng, dẻo nhưng không để lộ nhân ra ngoài.
Ngoài ra, người dân cũng thường ăn kèm bánh khúc với lớp xôi bên ngoài, từ đó cho ra đời tên gọi "xôi khúc". Đây cũng chính là món "xôi cúc" bạn thường thấy bán ở những con đường Sài Gòn.
Dù phần lớn được chế biến bởi những người dân Bắc vào Nam sinh sống, vị của món này khi "Nam tiến" đã được biến tấu chút ít để phù hợp với khẩu vị người Nam hơn. Do vậy, bạn vẫn phải vi vu một chuyến đến Bắc Ninh nếu muốn thưởng thức món bánh khúc chính tông!
Trong các làng nghề nổi tiếng món bánh khúc thì phải nhắc đến làng Diềm. Được biết, nhiều gia đình ở đây vẫn giữ món nghề truyền thống cho đến hiện tại.
Dù phần lớn bánh khúc chỉ được tiêu thụ trong làng, khu lân cận, những người dân quê Kinh Bắc này vẫn miệt mài gìn giữ món ẩm thực truyền thống, như một cách để món nghề của gia đình không bị mai một. Có gia đình đã làm bánh khúc qua 5 đời tại làng Diềm.
Bánh khúc được chế biến một cách thủ công, chăm chỉ như một cách giữ gìn món nghề truyền thống của người dân nơi đây.
Dù bánh khúc hiện được mang đi nhiều nơi, mỗi nơi lại có cách chế biến khác để hợp với khẩu vị người địa phương, bánh khúc vẫn là món ẩm thực đại diện cho vùng quê Kinh Bắc. Người dân nơi đây ngày ngày chăm chỉ, miệt mài làm bánh khúc để giữ cho món ăn, làng nghề không biến mất theo thời gian.
Ăn gì ở Bắc Ninh: 5 món ngon nức tiếng xa gần Bắc Ninh làm du khách nhớ đến bởi những câu quan họ ngọt ngào, thân thương. Không chỉ Bắc Ninh ghi dấu ấn trong lòng người với những thắng cảnh đẹp đắm say. Bắc Ninh còn làm du khách thổn thức bởi những đặc sản ngon nức tiếng. Hãy cùng VeXeRe.com oanh tạc 5 món ngon để không phải thắc mắc ăn gì...