Say đắm vẻ đẹp hồ Baikal của Nga
Với diện tích bề mặt lớn hơn nước Bỉ, chứa khoảng 1/4 lượng nước ngọt của hành tinh, hồ Baikal là một trong những kì quan thiên nhiên của thế giới.
Baikal không chỉ thu hút số lượng du khách quốc tế ngày càng tăng mà cảnh đẹp nơi đây còn níu giữ trái tim và tâm hồn bất cứ người Nga nào. “Hầu hết các hồ đều khoảng 20.000 năm tuổi nhưng hồ Baikal có ít nhất là 25 triệu năm tuổi. Nơi đây được UNESCO gọi là Galapagos của Nga”. Jack Sheremetoff – một hướng dẫn viên địa phương cho biết.
Hồ Baikal bị đóng băng khoảng từ 4 – 5 tháng trong một năm. Lớp băng ở đây dày tới nỗi người ta có thể đi trên đó. Băng bắt đầu tan ở phía nam hồ vào tháng 4 và phía bắc hồ vào tháng 5.
Một tuyến đường sắt tạm thời được xây dựng, bắc ngang lớp băng dày trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905. Khi tuyến đường sắt Circum – Baikal được hoàn thành sau đó thì nó trở thành một kiệt tác kiến trúc, được ví như ” khóa vàng trên vành đai thép Nga” chạy từ Moscow tới tận bờ biển Thái Bình Dương.
Tuyến đường sắt xuyên Siberia là nguồn gốc của những chuyến tàu. Nó kéo dài 10.000 km từ Moscow tới tận bến cảng Vladivostok của Thái Bình Dương, nối liền khoảng cách 8000 km từ Moscow tới Bắc Kinh qua Ulaanbaatar (Mông Cổ).
Video đang HOT
Tự nhận là thủ đô của miền đông Siberia, Irkutsk khoác lên mình vẻ đẹp của những nhà thờ, những công trình kiến trúc tân cổ điển và những quán cà phê ấm cúng.
: Được tìm thấy bởi một người đi khai hoang Nga tại nơi hợp dòng của sông Irkut và Angara, Irkutsk lần đầu xuất hiện trên bản đồ vào giữa thế kỷ 17. Ngày nay, thành phố này là địa điểm của những công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất Siberia.
Listvyanka là trung tâm du lịch chính của hồ. Một dự án hàng tỷ đồng mang tên Baikal City dự tính hoàn thành trong 20 năm tới nhưng hiện tại nơi đây vẫn còn những làng nhỏ yên bình. Vào mỗi buổi sáng, những chú ngựa được cho ăn cỏ và những bà lão tóc bạc sẽ chuẩn bị bữa sáng với cá omul nướng.
Những người dân bản địa ở vùng Baikal ngày nay là người Buryats cũng là nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất ở Nga chủ yếu tập trung ở Cộng hòa Buryatia, kéo dài về phía nam từ vùng duyên hải phía đông hồ Baikal. Nhiều người Buryats dần chuyển sang đạo Phật giống những người Mông Cổ láng giềng.
Mặc dù đạo Phật chiếm ưu thế nhưng những vết tích của Saman giáo vẫn còn ở Buryatia. Một số địa điểm của Saman giáo thu hút những người hành hương tới trang trí những cái cây bằng những dải ruy băng và vải vụn để bày tỏ lòng thành kính của mình.
Hầu như rất ít hồ có được sự đa dạng sinh học như hồ Baikal với hơn 80% loài động vật đặc hữu. “Cư dân” nổi tiếng nhất ở đây chính là hải cẩu Baikal được cho là loài động vật có nguồn gốc từ Bắc Băng Dương cách đây 800.000 năm.
Ấn tượng trước vẻ đẹp của hồ Baikal, Nga
Hồ Baikal, nằm ở phía nam của Đông Siberia, trên ranh giới của vùng Irkutsk và Cộng hòa Buryatia (LB Nga) và cũng là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới.
Cho đến nay Baikal vẫn ẩn chứa nhiều điều hấp dẫn và huyền bí, khiến bất kỳ ai cũng mong được một lần đặt chân đến nơi này.
Nằm nép mình trong vùng Siberia hoang dã, hồ Baikal rộng lớn, có hình thù giống như một chiếc lưỡi liềm khổng lồ. Đặc điểm dễ nhớ này khiến cho những người không giỏi địa lý cũng có thể dễ dàng tìm thấy nó trên bản đồ nước Nga.
Hồ Baikal thấp thoáng những lùm cây trên bờ
Baikal là một trong những vùng nước cổ xưa nhất trên hành tinh của chúng ta. Nhưng trên hết, nó được biết đến là hồ sâu nhất trên Trái đất và đồng thời là hồ chứa nước ngọt tự nhiên lớn nhất - chiếm 19% tổng trữ lượng thế giới. Theo tính toán, lượng nước này đủ dùng cho cả nhân loại trong vòng 40 năm. Diện tích mặt nước Baikal là hơn 31.700 km (không tính các đảo), xấp xỉ diện tích nước Bỉ. Diện tích lưu vực hồ là 571.000 km. Chiều dài đường bờ hồ là hơn 2000km, còn hồ dài 600km, tương đương khoảng cách từ Matxcơva tới St. Petersburg.
Baikal cũng là hồ sâu nhất thế giới với độ sâu tối đa hiện nay là 1.637m. Theo số liệu nghiên cứu, có 336 con sông và suối đổ nước vào Baikal trong khi chỉ có một con sông đưa nước ra khỏi hồ là sông Angara. Các con sông lớn nhất chảy vào Baikal là Selenga, Angara Thượng, Barguzin, Turka, Snezhnaya, Kichera, Tyya, Goloustnaya, Buguldeika.
Hồ ở dạng trũng, được bao bọc bốn bên là các dãy núi và đồi, tạo nên phong cảnh trùng điệp, vô cùng kỳ vĩ. Có lẽ, phải gọi Baikal là biển, vì khi đứng trên bờ, phóng tầm mắt ra xa chỉ thấy mênh mông nước và trời, cùng một tông màu xanh thẫm, hòa quyện vào nhau. Sóng từng đợt vỗ nhẹ vào bờ chẳng khác gì sóng biển.
Cả Baikal và các vùng ven bờ đều được phân biệt bởi hệ thực vật và động vật phong phú, làm cho những nơi này thực sự độc đáo, luôn hấp dẫn các nhà khoa học và đông đảo những người yêu thích du lịch và những người tìm kiếm mạo hiểm thực sự.
Có hơn 2.600 loài động vật và hơn 1.000 loài thực vật sinh sống ở hồ Baikal và khu vực ven hồ, trong đó có rất nhiều loại động thực vật độc đáo. Đáng lưu ý nhất trong số này là loài hải cẩu nước ngọt Baikal và cá hồi trắng Omul. Một trong những trải nghiệm, có lẽ nên có khi đến Baikal, đó là thưởng thức món cá Omul xông khói - đặc sản "vàng" của vùng này.
Đến Baikal, chúng ta sẽ được nghe câu chuyện tình giữa nàng Angara, con gái của Baikal, với chàng Yenisey. Theo hướng dẫn viên du lịch của thành phố Ulan-Ude Natalia Khandadorzieva, thì truyền thuyết kể lại rằng nàng Angara, con gái của Baikal, đem lòng yêu chàng trai Yenisey. Để con gái mình không chạy theo chàng Yenisey, người cha Baikal đã dùng một tảng đá chặn dòng chảy của Angara. Tuy nhiên nước sông Angara vẫn đổ vào sông Yenisey. Hồ Baikla mùa nào cũng đẹp.
Nhưng theo cảm nhận riêng của chị Natalia thì hồ đẹp nhất vào mùa đông: "Mùa đông rất lạnh, gió lạnh nhưng rất đẹp. Nếu bạn định đến vào mùa đông thì phải mặc ấm, đeo khẩu trang, kính râm chống nắng. Lúc đó có thể thấy hồ Baikal trong vắt, trên băng cách xa bờ hồ vẫn có thể nhìn đấy đá ở dưới đáy. Nhưng mỗi năm quang cảnh lại một khác. Có năm mặt nước là mặt phẳng dài hàng km, có năm đến bạn sẽ thấy mặt nước là những tảng băng lởm chởm. Có năm thì do gió mặt nước đóng băng tạo thành những hang động, rất đa dạng".
Chị Natalia không biết chính xác về lượng khách du lịch đến thăm hồ Baikal, nhưng qua công việc hàng ngày, chị nhận thấy số lượng ngày càng đông hơn. Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên chủ yếu là khách nội địa và tăng hơn các năm trước. Còn theo thống kê của địa phương, thì số lượng khách du lịch đến Baikal trong 5 năm gần đây tăng gần 80%.
Năm 1996 hồ Baikal được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Những điểm du lịch mạo hiểm dễ làm 'thót tim' du khách Ngủ lơ lửng giữa trời, bơi lội bên cá sấu, thưởng thức nhện nguyên con, nhảy xuống nước từ độ cao chót vót... là trải nghiệm khó quên với những người thử cảm giác mạo hiểm. Nằm trên hòn đảo Eil Malk ở Palau, trên biển Thái Bình Dương, Hồ Sứa của quốc đảo này nổi tiếng khi có tới hơn 10 triệu...