Say đắm căn hộ màu hồng của cặp đôi trung niên giản đơn nhưng không lòe loẹt
Màu hồng vốn tưởng chỉ dành cho các gia chủ trẻ nhưng với cách phối màu và bố trí nội thất tinh tế, kiến trúc sư đã mang đến không gian khá mới mẻ cho cặp vợ chồng trung niên.
Màu hồng cam, hồng phấn là những gam màu dễ thương, xinh xắn. Tông này thường được các cô nàng trẻ trung lựa chọn trang trí cho phòng ngủ, căn hộ của mình.
Tuy nhiên, kiến trúc sư Vũ Tuấn Anh đã gây bất ngờ khi tư vấn cho cặp vợ chồng trung niên sử dụng gam màu hồng cam ấn tượng nhưng không kém phần nhẹ nhàng, thanh lịch.
Căn hộ có diện tích sử dụng 75m2, chi phí hoàn thiện từ phần thô đến khi bàn giao là 800 triệu đồng.
Phía mảng tường kệ tivi là 2 cửa vào phòng ngủ. Phần diện tích ở đây không được rộng lắm nên bên thiết kế đề xuất dùng cửa giấu khuôn, vừa đảm bảo liền mạch của trang trí, vừa tạo điểm nhấn. Bàn trà có khay để đồ khá tiện.
Vật liệu hoàn thiện được nhóm kiến trúc sư bàn bạc, lựa chọn kỹ lưỡng để tạo nên sự tinh tế và nhã nhặn của thiết kế.
Đồ nội thất, đèn trang trí đều lựa chọn dáng thoáng, mảnh. Tất cả các chi tiết đều được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng.
Chị Hoàng Thu Trang – con gái chủ nhà chia sẻ, chị và anh trai lập nghiệp ở Thủ đô đã nhiều năm. Tuy nhiên, hai người vẫn cảm thấy thiếu thiếu vì phải sống xa bố mẹ. Khi Thu Trang có em bé, chị nhờ mẹ lên giúp đỡ trong thời gian ở cữ.
Bà thương con, thương cháu nên hay đi đi về về giữa hai nơi khá vất vả. Hai anh em đã thuyết phục bố mẹ chuyển lên Hà Nội sống, tiện chăm sóc, quan tâm ông bà hơn.
Hành lang từ sảnh vào nhà. Bên cạnh tủ giày kết hợp tủ trang trí, là hệ thống tủ kho rất nhiều diện tích. Chung cư có cái kho nhỏ, nhà sẽ luôn gọn gàng.
Để bố mẹ cảm thấy thoải mái, chị tìm căn hộ riêng, phù hợp về tài chính, đảm bảo an ninh và không gian sống thân thiện, thoải mái nhất có thể.
“Một số người không thích chung cư, nhưng tôi thấy chung cư có nhiều lợi ích, nhất là đối với người cao tuổi như không khí thoáng đãng, sạch sẽ, không bị ô nhiễm tiếng ồn… (tất nhiên cũng có những yếu điểm nhưng hiện tại ưu điểm nhiều hơn)”, chị Trang nói.
Khi chọn được nhà rồi, chị lại băn khoăn về bố trí, thiết kế nhà sao cho phù hợp với bố mẹ. Bố mẹ chị là người khá trẻ trung, hiện đại và yêu cái đẹp. Vậy nên chị đặt hàng thiết kế một không gian thoáng sáng, đơn giản và tinh tế.
Kinh nghiệm của chị là nên đưa đề bài thật kỹ cho bên thiết kế từng vị trí, ý tưởng, công năng sử dụng, các chức năng phù hợp với gia đình. Như vậy, sẽ tiết kiệm được thời gian.
Video đang HOT
Đến khi nhận được thiết kế, mọi ý tưởng đều đáp ứng yêu cầu của bố mẹ nên chị không phải điều chỉnh nhiều. Nhìn căn hộ, ít ai nghĩ là dành cho đôi vợ chồng trung niên.
Góc bếp là nơi bố chị Trang hay vào nhất. Ông rất chiều cả nhà nên hay bày biện nấu nướng. Các kệ để đồ gia vị xung quanh bếp rất tiện khi nấu nướng.
“Tôi thích nhất khi ở nhà mẹ chắc là khu bếp ăn, đứng nấu nướng cũng cảm thấy đẹp. Kinh nghiệm là tủ bếp phải đủ, cất hết vào thì lúc nào bếp cũng sạch sẽ và gọn gàng. Bố tôi rất chiều mẹ nên ông thường xuyên vào bếp”, chị Trang kể.
Phòng ngủ của bố mẹ có chỗ đọc sách ngắm cảnh khá thú vị. Dù không phải nhà chị ở, nhưng chị cảm thấy khá hài lòng và ưng ý.
Ban đầu gia chủ tính để bàn đảo liền bàn ăn nhưng sau đổi phương án, vì các cháu đến nhà ông bà chơi sẽ có nhiều không gian để chạy nhảy.
Bộ bàn ăn mua riêng nhưng khá phù hợp với mô típ của căn hộ.
Phần cửa sổ, kiến trúc sư làm một ghế dài ngồi đọc sách, dưới là hộc tủ đựng đồ. Phần cửa vòm bằng thạch cao tạo độ mềm mại cho phòng, cũng là phân biệt không gian ngủ và không gian đọc sách.
Phòng ngủ phụ sang trọng, dành cho con cháu về chơi và ngủ lại.
Bàn trang điểm kết hợp bàn làm việc, trang trí mang kiểu dáng cổ điển. Đặc biệt, kiến trúc sư dùng màu trắng để làm điểm nhấn cho phòng.
Sảnh vào nhà trước và sau khi thi công.
Một số hình ảnh so sánh căn hộ khi nhận bàn giao thô và lúc hoàn thiện.
Tư vấn phong thủy: Để chung - riêng giảm va chạm
Cách ly, phong tỏa, ai ở yên dấy... là chủ trương cấp thiết trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay.
Từ cấp độ quản lý chung, đến mức độ giao tiếp riêng, có thể thấy việc giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi người, mọi nhà.
Xét ở khía cạnh tổ chức không gian sống, khi thực hiện giãn cách xã hội, mọi người ở nhà, thậm chí có thể tổ chức cách ly các ca bệnh nhẹ tại nhà, liệu cơ cấu phòng ốc trong nhà, chung với riêng có ngăn, có cách, có chia, có tách dược chăng?
Dùng bình phong che chắn góc người già, hoặc chia phòng cho con nhỏ là những bố trí cần thiết cho nội thất mùa giãn cách.
Mọi không gian sống có thể trải qua các thời điểm thay đổi đương nhiên như khi con cái lớn lên, cha mẹ già đi, sửa nhà cho thuê... Còn lúc thiên tai, dịch bệnh, ly tán gia đình... khiến nhà cửa phải sắp xếp lại, ngăn chia khác đi... là thay đổi bất đắc dĩ bởi biến động ngoại cảnh hoặc nội bộ gây ra. Các vấn đề liên quan đến phong thủy cũng chia ra những định vị thuộc phần "cứng", ít thay đổi theo thời gian, ví dụ như cơ cấu khu đất, phần móng chìm khuất hoặc lớp vỏ bao che. Còn lại là những biến đổi xê dịch mang tính "mềm" có thể kiểm soát được.
Cách ly tại nhà và sự ảnh hưởng của tình hình chung đến không gian riêng thuộc loại "ngăn chia mềm" này.
Trừ một số "nhà có điều kiện" luôn sẵn phòng ốc dư, còn thì đa số nhà cửa khi sắp xếp lại theo sinh hoạt mới lúc dịch bệnh ảnh hưởng chắc chắn sẽ có đụng chạm cũ - mới hay chung - riêng với nhau, mà nếu không khéo xử lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, gây bất ổn nội khí.
Từ đồng tâm đến đồng bộ
Đây là hai tiêu chí cơ bản khi sắp xếp nhà cửa thời dịch bệnh hiện nay. Đồng tâm trong quan niệm, tâm lý chuẩn bị, và đồng bộ trong giải pháp, các xử lý chi tiết, cụ thể.
Đồng tâm hiệp lực, nói nghe thì dễ, nhưng không phải gia đình nào cũng sẵn lòng sắp xếp, sửa đổi, cải tạo không gian sống để làm việc tại gia, thậm chí chăm sóc người bệnh tại nhà. Dẫu biết gia đình luôn là thành trì vững chãi, nhà mình có thể là nơi an toàn và thoải mái nhất, nhưng phải kèm theo điều kiện bản thân mình chuẩn bị tâm lý, có kiến thức và cả sự học hỏi, chịu khó để sắp xếp chỉnh sửa.
Tại Singapore, Nhật Bản, hay các thành phố lớn ở châu Âu... người dân vốn quen cách thức cư trú và biết tổ chức không gian sống tự lập từ nhỏ, nên thời điểm phải ở nhà với họ là lúc tận dụng cơ hội sắp xếp nơi ăn chốn ở, bớt vài tiện ích để thêm không gian xanh, tạo chỗ làm đồ thủ công, tái chế vật dụng, rác thải nhựa... với sự đồng thuận cả gia đình.
Người Việt thời nay tại đô thị vốn quen giao tiếp động hơn tĩnh, ưa ra quán xá, tụ tập giao lưu... nên khi phải giãn cách tại nhà dễ sinh bức bối, chưa quen xử lý. Khi đồng tâm vì lợi ích chung thì sẽ để tâm tìm giải pháp phù hợp và nâng cao ý thức trong sinh hoạt, từ thường xuyên 5K, tránh không chạm vào các vùng dễ lây lan như thang máy, tay nắm cửa... cho đến tạo lớp cách ly nhà với nhà, chú ý vùng cửa chính, hành lang chung cư, đảm bảo thông thoáng nơi ăn chốn ở.
Tận dụng tốt hơn không gian gác lửng, sân thượng, áp mái... để bố trí khoảng sinh hoạt riêng nhằm giãn cách gia đình hợp lý, giảm thiểu việc tiếp xúc chung.
Đồng bộ về giải pháp sẽ giảm thiểu các kiểu sinh hoạt dễ gây lây lan dịch bệnh qua tiếp xúc cộng đồng và gia đình. Ví dụ trước kia cả nhà hay cùng hàng xóm hay tụ tập ca hát, ăn uống, thì nay nên cải tạo không gian "hát hò" thành khoảng trung chuyển, lớp đệm không tụ tập, tránh để bệnh dịch "xâm nhập" vào chốn riêng qua giao tiếp chung. Rất nên "thu xếp lại" các hoạt động chưa cần thiết để ưu tiên cho sinh hoạt khác phù hợp hơn, như góc tập thể dục tại nhà (có giữ khoảng cách với nhau).
Thời dịch bệnh thì đối ngoại giảm tối đa, đối nội cũng phải tách ra, phòng đóng kín thì phải mở để lưu thông khí, phòng nhiều bề mặt lưu bụi thì phải tăng khả năng lau chùi, khử khuẩn (bớt các loại thảm, lật úp ghế nệm ít sử dụng...). Kiểu kết hợp không gian đa năng sẽ phải nhường cho việc chia công năng theo người dùng, thậm chí cách nấu nướng, ăn uống thay vì chung như trước cũng nên tách nhỏ, mâm cơm chia khẩu phần ăn tách biệt, lệch giờ nhau khi sử dụng bếp và khu vệ sinh chung, dùng xong khử khuẩn ngay... Bố trí đồng bộ thời dịch bệnh là tránh người này hay phòng này giãn cách mà phòng khác người khác lại không, thiếu nhất quán trong tiếp xúc gây lây lan phức tạp, nhiễm chéo.
Tận dụng và chủ động
Với nhà phố riêng lẻ, nên tận dụng hiện trạng nhà, như dùng kho, phòng áp mái, sân thượng... làm chỗ ở riêng biệt để cách ly, điều trị tại nhà cho các ca không triệu chứng. Giảm đi qua lại tiếp xúc nhiều người. Biết lược bỏ các bài trí rườm rà, chọn lọc nhu cầu thiết yếu, chuẩn bị đúng mức thì việc cách ly tại gia không đến nỗi quá khó khăn, giúp người bệnh (hoặc có mầm bệnh) được ở không gian quen thuộc, có người thân hỗ trợ và tiện nghi quen dùng.
Bố trí không gian sinh hoạt chung cũng cần linh động, tránh theo một khuôn mẫu nhất định vốn có để giảm tiếp xúc trực tiếp, tùy theo từng nhà sẽ co giãn phù hợp. Điều này thực ra không mới và có thể tham khảo mô hình nhà kiểu motel: chia phòng ngủ riêng có vệ sinh độc lập, tập dần thói quen tự mình nấu nướng, sử dụng thiết bị riêng không chung đụng, thuận tiện dọn dẹp, có lối tiếp cận riêng cho lực lượng y tế khi cần thiết.
Khoảng tiếp xúc thiên nhiên có nắng gió trực tiếp, thông khí xuyên phòng, có cây xanh tiểu cảnh... luôn cần thiết cho góc làm việc, nghỉ ngơi tại nhà.
Đối với nhà ở nông thôn, nhà vườn, biệt thự rộng... có thể dễ dàng tạo một hay nhiều chỗ chuyên biệt dùng làm nơi sinh hoạt riêng, có thể tuân theo kiểu sắp xếp phong thủy truyền thống: lấy thiên nhiên làm chủ đạo. Nhiều nghiên cứu đã khuyến cáo việc nâng cao sức đề kháng qua cách sống tích cực, ở gần thiên nhiên giúp cải thiện đáng kể khả năng ngừa dịch bệnh.
Ví dụ bố trí phòng riêng có cửa thông ra khoảng sân, có cây xanh hay tiểu cảnh, hồ nước... Tuy nhiên với nhà ở trong đô thị bị khống chế diện tích (nhà ống, căn hộ chung cư...) thì cần xác định lại vị trí không gian giao tiếp theo đặc trưng cụ thể, tránh lãng phí và ảnh hưởng đến các không gian cơ bản khác vốn đã bị nén chặt.
Nếu là nhà phố nhiều tầng, cần chủ động bố trí phòng người già, người có bệnh tách biệt dưới trệt, có vách ngăn cách (kính hoặc mica, rèm nylon) để vẫn trông nom được và giảm tiếp xúc gần. Để tránh gây ảnh hưởng giữa các thế hệ trong gia đình, nếu nhà chưa có nhiều phòng riêng đủ tiện ích tối thiểu thì phải chủ động ngăn chia lại bằng vách ngăn nhẹ, giảm tối đa việc "qua lại, giao lưu" trong sinh hoạt hàng ngày.
Nên tận dụng thông thoáng tự nhiên như đặt bàn làm việc ngoài hàng hiên, ban công, hoặc bố trí bàn ăn dời ra sân sau hoặc sân thượng nhằm tăng khả năng thoáng khí tự nhiên, an toàn hơn trong mùa dịch.
Ảnh: Khánh Phương
Căn hộ đẹp cuốn hút với những đường cong "mê cung" của cặp vợ chồng trẻ Chỉ với diện tích nhỏ nhắn, không gian bên trong căn hộ vẫn mang đến những điều tuyệt vời cho vợ chồng trẻ nhờ cách thiết kế đường cong đẹp như mê cung. Studio được thiết kế, thi công bởi một công ty kiến trúc ở Tây Ban Nha khiến nhiều người thích thú. Vợ chồng trẻ sống giãn cách bên trong nhiều...