Sawaco đề xuất tăng thêm 700 đồng/m nước
“Trong năm 2015, giá nước sinh hoạt đối với hộ dân sẽ tăng từ 5.300 đồng/m (hiện nay) lên 6.000 đồng/m. Trong các năm tới, dự kiến mức tăng giá nước bình quân mỗi năm là 10,5%”.
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn ( Sawaco) đề xuất trong buổi họp góp ý phương án điều chỉnh giá nước sạch giai đoạn 2015-2019 tại UBND TP.HCM chiều 21-4.
Riêng với các hộ nghèo sử dụng đến 4 m/người/tháng, giá nước sinh hoạt năm 2015 vẫn giữ nguyên là 5.300 đồng/m. Năm 2016 sẽ tăng lên 5.800 đồng/m3; các năm 2017, 2018, 2019 lần lượt là 6.500, 7.100 và 7.900 đồng/m.
Theo Sawaco, mức tăng giá nước dự kiến sẽ không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của đa số người dân. Nếu một hộ có bốn người, sử dụng ở mức 4 m/người/tháng thì khoản tiền chi trả là 96.000 đồng/tháng (16 m x 6.000 đồng/m), chỉ tăng hơn 12.000 đồng so với hiện nay.
Hầu hết đại biểu đều đồng tình với việc phải tăng giá nước nhưng mức tăng bình quân 10,5%/năm là khá cao, cần có sự đánh giá, tính toán kỹ hơn. Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài) nhận xét: “Mức tăng bình quân mỗi năm như vậy là rất cao. Khi tính mức tăng giá nước, Sawaco phải tính đến tỉ lệ thất thoát nước. Tại sao tỉ lệ thất thoát nước có giảm mà giá nước vẫn tăng?”.
Ông Bạch Vũ Hải, đại diện Sawaco, cho biết giảm tỉ lệ thất thoát nước là vấn đề sống còn của tổng công ty. Các chuyên gia ngành nước đã chỉ ra tỉ lệ thất thoát nước sẽ tăng lại rất nhanh nếu ngưng đầu tư. Vì vậy Sawaco không những cần tiếp tục đầu tư để giảm thất thoát nước mà còn phải đầu tư thêm để giữ vững tỉ lệ thất thoát nước đã đạt được.
PHƯỚC TĨNH
Video đang HOT
Theo_PLO
Ninh Thuận cạn kiệt nước, Chính phủ lo cứu đói
Trước dự báo hạn hán tại Ninh Thuận còn kéo dài tới 4 đến 5 tháng nữa, trong khi các hồ chứa nước cũng đã cạn kiệt và sản xuất nông nghiệp phải ngừng lại, Thủ tướng đã đích thân vào làm việc với tỉnh Ninh Thuận để tìm biện pháp xử lý...
Ngày 13/4/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác của Chính phủ đã đi kiểm tra tình hình khô hạn, việc triển khai nhiệm vụ chống hạn tại tỉnh Ninh Thuận và làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh.
Thủ tướng: Nhiệm vụ hàng đầu là cung cấp đủ gạo, đủ nước sinh hoạt cho bà con
Cạn kiệt nước, ngừng sản xuất nông nghiệp
Tại Ninh Thuận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác chống hạn ở huyện Bác Ái và huyện Ninh Hải. Tại thôn Đồng Dầy, xã Phước Trung, huyện Bác Ái, Thủ tướng đã chứng kiến những điểm cấp nước sinh hoạt cho nhân dân từ xe téc. Đây là một trong những địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do khô hạn và thiếu nước trong nhiều tuần qua và dự báo còn kéo dài tới 4 đến 5 tháng nữa. Các hồ chứa nước cũng đã cạn kiệt và sản xuất nông nghiệp phải ngừng lại. Tại trụ sở UBND xã Phước Trung, huyện Bác Ái, người dân cũng đã phản ánh những khó khăn về nước sinh hoạt và lương thực do mất mùa.
Nói chuyện với bà con nơi đây, người đứng đầu Chính phủ đã đã chia sẻ với những khó khăn của người dân đồng thời cho biết Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ gạo cho bà con, đảm bảo người dân không thiếu lương thực. Về lâu dài, Chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng thêm các hồ chứa nước và hệ thống thủy lợi để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và đời sống.
Thủ tướng cũng yêu cầu chính quyền các cấp phải đảm bảo người dân không được thiếu nước sinh hoạt và lương thực; phải cung cấp đủ gạo và đến tận tay người dân; hết sức chú ý phòng, chống dịch bệnh và có phương án đảm bảo nguồn nước và thức ăn cho đàn gia súc. "Đây là nhiệm vụ hàng đầu lúc này" Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận, Chủ tịch UBND tỉnh Lưu Xuân Vĩnh cho biết do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino, từ vụ Hè Thu năm 2014 đến nay lượng mưa trên địa bàn tỉnh đạt thấp hơn mức trung bình nhiều năm qua và hầu như không có mưa. Dòng chảy trên các sông, suối đã cạn kiệt; tình hình hạn hán, thiếu nước đang xảy ra nghiêm trọng và hết sức ngay gắt.
Tính đến ngày 9/4/2015, tổng dung tích 20 hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh hiện còn 20,37 triệu m3 trên tổng số 192,21 triệu m3 theo dung tích thiết kế (chiếm 10,6%). Dự báo thời gian tới tình hình thiếu nước sẽ rất nghiêm trọng, nhất là sự thiếu hụt nguồn nước để sản xuất, nước để sinh hoạt cho người dân và nước uống cho gia súc. Nếu trong tháng 4/2015 không có mưa thì đối tượng cần hỗ trợ cấp nước sinh hoạt tiếp tục tăng lên khoảng 4.229 hộ/16.636 khẩu; nếu đến tháng 9/2015 vẫn không có mưa thì đối tượng cần hỗ trợ lên đến 8.293 hộ/35.152 khẩu.
"Việc thiếu nước sẽ làm thiệt hại cây trồng, người dân phải ngừng sản xuất, gia súc thiếu nước uống, đất đai bị sa mạc hóa, đời sống nhân dân vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn, nguy cơ tái nghèo là rất cao; dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào" Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận Lưu Xuân Vĩnh báo cáo.
Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận cũng cho biết, lúc này tỉnh xác định công tác chống hạn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và đang tập trung chỉ đạo triển khai thực các biện pháp cấp bách để bảo đảm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.
2000 tấn gạo cứu đói
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm, lo lắng về tình hình khô hạn ở Ninh Thuận và các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đã cử Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo. "Thay mặt Chính phủ, tôi hết sức chia sẻ với Đảng bộ, chính quyền, quân dân trong tỉnh về tình hình khô hạn đang gây khó khăn, thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống của nhân dân" Thủ tướng phát biểu.
Trước tình hình khô hạn còn kéo dài, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu lãnh đạo tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chống hạn. Trước hết là không để thiếu nước sinh hoạt cho nhân dân. Hai là rà soát, nắm sát số hộ nghèo, khó khăn, thiếu lương thực để cung cấp đầy đủ, đến tận tay người dân. Ba là có kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh. Bốn là có phương án bảo vệ sản xuất, giảm thấp nhất thiệt hại về sản xuất, nhất là cây trồng và đàn gia súc của người dân. Năm là tập trung phòng chống cháy rừng và cuối cùng là tính toán chuẩn bị cho vụ sản xuất tiếp theo với cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thời tiết.
"Làm sao ít thiệt hại nhất, làm sao cho đồng bào ít khó khăn nhất. Trung ương sẽ bảo đảm về lương thực. Trách nhiệm của tỉnh, huyện, xã là đưa đến đúng địa chỉ và không để người dân nào bị đói" Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu và cho biết Chính phủ, các Bộ sẽ tiếp tục có các hỗ trợ cần thiết để Ninh Thuận vượt qua khó khăn.
Theo đó, Chính phủ đồng ý về nguyên tắc hỗ trợ 2.000 tấn gạo cứu đói cho 66.130 khẩu/15.017 hộ. Hỗ trợ số kinh phí còn lại là 132 tỷ cho công tác chống hạn để thực hiện đấu nối, mở rộng hệ thống cấp nước, mở rộng cửa lấy nước, kênh dẫn nước; mua và vận chuyển nước sinh hoạt cho dân; nạo vét kênh mương, đào ao, giếng chống hạn. Hỗ trợ kinh phí đẩy nhanh thi công dự án hồ Tân Mỹ và triển khai đầu tư các dự án hồ đập giữ nước Sông Than, Kiền Kiền, Đa Mây trong giai đoạn 2015 2020.
Bên cạnh nhiệm vụ cấp bách trước mắt là chống hạn và lo đời sống cho nhân dân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trong quá trình tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp, tỉnh, huyện, xã cần thảo luận kỹ lưỡng và đưa ra các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân thời gian tới trong điều kiện phải phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương cũng như bối cảnh phát triển sản xuất trong điều kiện hết sức khắc nghiệt về khí hậu, thời tiết của Ninh Thuận.
Thủ tướng dẫn chứng những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả ngay trong điều kiện nắng nóng, thiếu nước của Ninh Thuận như trồng táo, nho, ớt, chăn nuôi bò, dê, cừu, hay trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc, trồng bông, sản xuất tôm giống, sản xuất muối công nghiệp .v.v. và cho rằng chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi là một yêu cầu thực tế và cũng là cách để Ninh Thuận nhanh chóng thoát nghèo, thậm chí làm giầu.
"Ninh Thuận không có cách nào khác là phải đi lên từ chính tiềm năng, lợi thế đất đai, khí hậu của mình. Cái gì cũng có hai mặt khó khăn và thuận lợi. Vấn đề là biến khó khăn, thách thức thành cơ hội. Chúng ta có thể làm giầu ngay trên mảnh đất khó khăn này." Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Mỹ Hạnh
Theo_VnMedia
Miền núi Khánh Hòa thiếu nước sinh hoạt Tại nhiều địa phương miền núi tỉnh Khánh Hòa, nắng hạn dẫn đến thiếu nước sinh hoạt đã bắt đầu xuất hiện gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Người dân ở xã Ba Cụm Nam cho biết, xã nằm đầu nguồn của huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, nhưng chưa bao giờ người dân thiếu nước sinh hoạt vào thời...