Saudi Arabia xây dựng tổ hợp lọc hóa dầu trị giá 10 tỷ USD tại Trung Quốc
Thỏa thuận này cũng làm nổi bật sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Saudi Arabia và Nga trong việc cung cấp dầu thô cho Trung Quốc.
Logo của Saudi Aramco tại cơ sở dầu mỏ ở Abqaiq, Saudi Arabia ngày 12/10/2019. Ảnh: REUTERS
Theo trang tin Oilprice.com ngày 27/3, Saudi Aramco, công ty dầu mỏ và khí đốt quốc gia của Saudi Arabia có kế hoạch xây dựng một tổ hợp lọc và hóa dầu trị giá 10 tỷ USD ở Trung Quốc nhằm tận dụng nhu cầu nhiên liệu và hóa chất ngày càng tăng của quốc gia này.
Đây là thỏa thuận lớn nhất được công bố kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Saudi Arabia vào tháng 12 năm ngoái, nơi ông Tập kêu gọi giao dịch dầu mỏ bằng đồng nhân dân tệ, một động thái sẽ làm suy yếu sự thống trị của đồng USD trong thương mại toàn cầu.
Tổ hợp này sẽ có công suất 300.000 thùng dầu thô mỗi ngày, Aramco cho biết trong một thông cáo báo chí. Công ty khổng lồ của Saudi Arabia sẽ cung cấp 201.000 thùng mỗi ngày cho cơ sở này.
Dự án sẽ được thực hiện với sự hợp tác giữa Aramco và hai công ty Trung Quốc. Công trình xây dựng sẽ bắt đầu vào nửa cuối năm nay, với dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2026.
Video đang HOT
“Dự án quan trọng này sẽ hỗ trợ nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc đối với các sản phẩm nhiên liệu và hóa chất. Nó cũng đại diện cho một cột mốc quan trọng trong chiến lược mở rộng hạ nguồn đang diễn ra của chúng tôi ở Trung Quốc và khu vực rộng lớn hơn, vốn là động lực ngày càng quan trọng đối với nhu cầu hóa dầu toàn cầu”, quan chức của Aramco, Mohammed Al Qahtani nêu rõ.
Thông báo trên diễn ra sau khi Aramco vào tháng 12 năm ngoái được cho là đã ký một thỏa thuận với Sinopec của Trung Quốc để xây dựng một nhà máy lọc dầu và hóa dầu với công suất 320.000 thùng/ngày ở Trung Quốc, một lần nữa nhấn mạnh vai trò chính của công ty này trong tiêu thụ dầu toàn cầu.
Đầu tư vào lọc dầu và hóa dầu là ưu tiên hàng đầu của Aramco khi tập đoàn của Saudi Arabia tìm cách đảm bảo nhu cầu dài hạn cho sản phẩm chính của mình, ngay cả khi họ tiếp tục mở rộng công suất lọc dầu tại địa phương.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và các nhà dự báo khác, đầu tư vào hóa dầu là một lựa chọn tốt trong dài hạn trong ngành dầu mỏ trong bối cảnh nhu cầu dầu mỏ đối với nhiên liệu vận tải giảm.
IEA đã dự đoán rằng hóa dầu sẽ chiếm hơn một phần ba trong tăng trưởng nhu cầu dầu vào năm 2030, tăng lên 50% nhu cầu vào năm 2050 khi vận tải được điện khí hóa.
Tuy nhiên, nếu quá trình điện khí hóa giao thông vận tải toàn cầu dự kiến không diễn ra ở quy mô dự kiến, thì nhu cầu hóa dầu cao hơn này sẽ đơn giản được thêm vào tổng nhu cầu dầu mỏ, bao gồm cả nhiên liệu vận tải.
Trung Quốc là điểm đến đáng chú ý nhất cho các dự án hóa dầu mới: nước này là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và là một trong ba nước tiêu thụ mặt hàng này hàng đầu.
Theo hãng tin Reuters, thỏa thuận mới trên cũng làm nổi bật sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Saudi Arabia và Nga trong việc cung cấp dầu thô cho Trung Quốc.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moskva do cuộc xung đột ở Ukraine đã buộc Nga phải chuyển dầu ra khỏi châu Âu và bán với giá chiết khấu cao cho các thị trường khác, trong đó có Trung Quốc.
Tham vọng của Trung Quốc đưa đồng NDT 'thế chân' USD trong giao dịch dầu mỏ sẽ thành công?
Trong một nỗ lực thúc đẩy vai trò của đồng nhân dân tệ (NDT) trên thị trường năng lượng toàn cầu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/12 đã đề xuất trước các nhà lãnh đạo vùng Vịnh rằng Trung Quốc muốn mua dầu và khí đốt bằng tiền tệ nước mình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - GCC ở Riyadh, Saudi Arabia ngày 9/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Giới quan sát nhận định Bắc Kinh đang khẩn trương để đạt được tham vọng thiết lập chỗ đứng đồng tiền của nước mình trên thị trường quốc tế với mục đích cuối cùng là làm suy yếu gọng kìm của đồng USD trong hoạt động thương mại thế giới.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hoàn thành chuyến công du lịch sử tới Saudi Arabia. Tại đây, hai quốc gia đã nhất trí hợp tác về các vấn đề cùng quan tâm. Đây là chuyến đi thứ ba ra ngoài Trung Quốc của ông Tập Cận Bình kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào cuối năm 2019.
Trong chuyến công du, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục nhập khẩu một lượng lớn dầu từ các quốc gia Arab vùng Vịnh và mở rộng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng, đồng thời nói thêm rằng trong tương lai, các quốc gia này sẽ hợp tác hơn nữa trong việc phát triển dầu khí thượng nguồn. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đề cập đến "tận dụng tối đa Sàn giao dịch dầu mỏ và khí đốt quốc gia Thượng Hải như một nền tảng để thực hiện thanh toán bằng đồng NDT trong giao dịch dầu mỏ".
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin của Saudi Arabia, hiện "vẫn chưa là thời điểm thích hợp để dùng đồng nhân dân tệ thanh toán trực tiếp mặt hàng mà Trung Quốc nhập khẩu". Hầu hết tài sản và dự trữ của Saudi Arabia đều bằng USD, bao gồm hơn 120 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ mà Riyadh nắm giữ. Bên cạnh đó, giống như các loại tiền tệ vùng Vịnh khác, đồng riyal của Saudi Arabia được neo giá bằng đồng USD. Không chỉ vậy, bất kỳ động thái nào của Saudi Arabia nhằm loại bỏ đồng USD trong giao dịch dầu mỏ sẽ là một động thái chính trị gây chấn động, điều mà Riyadh trước đây đã đe dọa khi đối mặt với khả năng bị luật pháp Mỹ thách thức và có thể khiến các thành viên OPEC vướng vào các vụ kiện chống độc quyền.
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã chủ trì hai hội nghị thượng đỉnh Arab với sự có mặt của nhà lãnh đạo Trung Quốc. Tại 2 hội nghị, Saudi Arabia thể hiện rõ mối quan tâm thiết lập các quan hệ đối tác ngoài mối quan hệ chặt chẽ với phương Tây.
Cũng trong chuyến công du lần này của ông Tập Cận Bình, cả Trung Quốc và Saudi Arabia đều muốn gửi thông điệp mạnh mẽ tới phương Tây. Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm mối quan hệ của Riyadh và Washington đang trong tình thế mong manh, cùng với việc Mỹ lên án Saudi Arabia liên quan loạt vấn đề, bao gồm vấn đề nhân quyền, chính sách năng lượng và gián tiếp ủng hộ Nga.
Các chuyên gia lưu ý Mỹ nên cảnh giác trước mức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở vùng Vịnh. Trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh và Riyadh đã đồng ý tăng cường quan hệ kinh tế. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cho biết chuyến thăm của ông báo trước một kỷ nguyên mới trong quan hệ, bày tỏ hy vọng hội nghị thượng đỉnh các nước Arab sẽ trở thành "sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Trung Quốc - Arab".
Về phần mình, khi tham gia cuộc hội đàm ngày 9/12, Thái tử Mohammed cũng bày tỏ về một "giai đoạn quan hệ mới mang tính lịch sử với Trung Quốc". Phát ngôn này hoàn toàn là một sự tương phản rõ rệt với các cuộc gặp có phần ngượng nghịu giữa Mỹ và Saudi Arabia cách đây 5 tháng khi Tổng thống Joe Biden tới Riyadh. Khi được hỏi về mối quan hệ của Riyadh với Washington trước sự nồng ấm dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Ngoại trưởng Faisal bin Farhan Al Saud cho biết Saudi Arabia sẽ tiếp tục hợp tác với tất cả các đối tác và không coi đây là một trò chơi có tổng bằng 0 - một trò chơi mà bên thắng được hưởng lợi bằng đúng phần thua của bên còn lại.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Robert Mogielnicki, một học giả cấp cao tại Viện Các quốc gia vùng Vịnh Arabia ở Washington, cho biết: "Mối quan tâm về năng lượng vẫn là ưu tiên hàng đầu và là trung tâm của các mối quan hệ. Chính phủ Trung Quốc và Saudi Arabia cũng sẽ tìm cách hỗ trợ các bên tham gia lĩnh vực công và tư để tiến tới các thỏa thuận thương mại và đầu tư. Sẽ có nhiều sự hợp tác hơn về khía cạnh công nghệ, điều có thể khiến Washington lo ngại".
Iran, Saudi Arabia xúc tiến cuộc gặp cấp ngoại trưởng Ngày 26/3, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud, trong đó thảo luận về việc tổ chức cuộc gặp song phương trong những ngày tới. Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian (phải) và Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan (trái), ngày 23/3. Ảnh: IRNA/TTXVN Theo...