Saudi Arabia từ chối yêu cầu tăng sản lượng của Mỹ, dầu tăng trên 100 USD/thùng
Dầu tăng trên 100 USD/thùng sau khi Saudi Arabia từ chối đưa ra lời hứa liên quan đến việc tăng sản lượng dầu trong tương lai.
Một nhân viên trông coi cơ sở dầu mỏ của Saudi Aramco ở vùng Abqaiq – Ảnh: REUTERS
Ngày 18-7, hợp đồng giao dịch dầu (WTI) trên sàn New York Mercantile Exchange (NYMEX) đã tăng 5,1%, với giá 102 USD/thùng.
Khi kết thúc chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden vào tuần trước, các bộ trưởng Saudi Arabia khẳng định những quyết sách dầu mỏ sẽ được quyết định bởi logic thị trường và thỏa thuận với cácđối tác liên minh (OPEC ) .
Bộ trưởng dầu mỏ Iraq nói với Hãng tinBloombergrằng ông nhận thấy giao dịch dầu sẽ có giá trên 100 USD trong thời gian còn lại của năm.
Ông Dennis Kissler – phó chủ tịch cấp cao về giao dịch của BOK Financial (25 ngân hàng hàng đầu có trụ sở tại Mỹ) – cho biết sự phục hồi giá bán dầu của tuần này phần lớn được thúc đẩy từ đồng USD yếu hơn và thị trường chứng khoán tăng cao hơn.
“Saudi Arabia không có dấu hiệu nào về việc tăng sản lượng ngay lập tức, điều này cho thấy mức bán tháo của tuần trước có lẽ đã bị phóng đại quá mức” – ông nói thêm.
Video đang HOT
Giá dầu thô đã sụt giảm kể từ giữa tháng 6 do lo ngại về một cuộc suy thoái tiềm ẩn xé toạc thị trường hàng hóa, làm xói mòn lợi nhuận sau chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Tuần qua, giá dầu thế giới giảm mạnh, dù đã phục hồi phần nào trong phiên giao dịch ngày 15-7. Khép lại phiên này, giá dầu thô (WTI) giao tháng 8 tăng 1,9%, lên 97,59 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 9 tăng 2,1%, lên 101,16 USD/thùng. Nhưng tính chung cả tuần, giá dầu thô WTI giảm 6,9%, còn giá dầu Brent giảm 5,5%.
Tuy nhiên, Tổng thống Biden vẫn mong muốn được Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) bổ sung nguồn cung để hạ giá và dập tắt lạm phát.
OPEC và liên minh OPEC sẽ họp vào ngày 3-8 sau khi các thành viên đồng ý khôi phục nguồn cung cấp dầu thô đã bị tạm dừng trong đại dịch COVID-19.
Các nhà phân tích tại RBC (một trong những ngân hàng lớn nhất của Canada và thế giới) cho rằng Saudi Arabia và một số nhà sản xuất khác có khả năng thực hiện một đợt tăng nguồn cung khiêm tốn khác.
Ở những nơi khác, Libya đang trong quá trình khởi động lại các chuyến hàng chuyên chở dầu thô. Thủ tướng Abdul Hamid Dbeibah cho biết lượng xuất khẩu dầu của nước này đang trên đà phục hồi hoàn toàn sau nhiều tháng ngừng hoạt động.
Nhà sản xuất nhiên liệu lớn nhất Nam Phi tuyên bố việc cung cấp các sản phẩm dầu mỏ gặp bất khả kháng do sự chậm trễ trong việc giao dầu thô cho nhà máy lọc dầu Natref mà họ cùng sở hữu.
Nga tiến gần hơn tới việc cắt khí đốt cho châu Âu
Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã tuyên bố rơi vào tình trạng bất khả kháng đối với một số nguồn cung cấp khí đốt của mình cho châu Âu.
Theo Hãng tin Reuters, một lá thư từ Gazprom lập luận rằng tập đoàn không thể hoàn thành nghĩa vụ cung cấp khí đốt của mình vì những trường hợp “bất khả kháng”.
Điều khoản bất khả kháng được sử dụng để bảo vệ một doanh nghiệp khỏi các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của nó, có hiệu lực hồi tố đối với việc giao hàng bắt đầu từ ngày 14-6.
Bức thư đề cập đến nguồn cung cấp thông qua đường ống Nord Stream đến Đức, hiện đóng cửa để bảo trì theo kế hoạch.
Động thái này làm dấy lên lo ngại về nguồn cung khí đốt của Nga cho châu Âu sẽ bị cắt hoàn toàn.
Các 'nhân vật' kiểm soát 65% trữ lượng dầu và khí đốt thế giới khiến nhiều người bất ngờ
Theo một nghiên cứu mới công bố của Công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, phần lớn dầu mỏ và khí đốt hiện nay thuộc quyền kiểm soát của 7 công ty.
Từ năm 2011, có 2/3 lượng dầu và khí đốt được phát hiện từ các mỏ mới trên thế giới - Ảnh: DRILLER
Wood Mackenzie cho biết các công ty dầu khí quốc gia (NOCs) là những gã khổng lồ về kinh tế năng lượng, khi kiểm soát ít nhất 3.000 tỉ USD tài sản cùng việc sản xuất hầu hết dầu và khí đốt trên thế giới.
7 công ty dầu khí quốc gia hiện kiểm soát khoảng 65% trữ lượng dầu và khí đốt trên thế giới. Các công ty này bao gồm Saudi Aramco, QatarEnergy và Adnoc của Abu Dhabi; Rosneft và Gazprom của Nga; Công ty Dầu mỏ quốc gia Iran và PDVSA của Venezuela.
Theo các nhà phân tích của Wood Mackenzie, 7 công ty trên có thể tiếp tục sản xuất dầu và khí đốt với tốc độ hiện tại trong 40 - 60 năm tới và thậm chí lâu hơn nếu họ khai thác hết công suất dự phòng, trang tin OilPrice cho biết.
Kể từ năm 2011, có 2/3 trữ lượng dầu và khí đốt (tương đương 100 tỉ thùng) được phát hiện từ các mỏ mới trên thế giới, nằm dưới sự kiểm soát của 7 công ty NOCs, trong đó 4 công ty phải chịu lệnh trừng phạt từ một số nhà tiêu thụ dầu khí lớn nhất thế giới.
NOCs đang phải đối mặt thêm nhiều thách thức to lớn kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Để bớt phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt từ Nga, châu Âu và Mỹ đang hướng tới một mô hình kinh tế ít phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Tổ chức tư vấn năng lượng toàn cầu Ember cũng đưa ra lập luận, những thùng dầu và mét khối khí đốt từ nhiên liệu hóa thạch hiện nay sẽ trở thành những tài sản bị mắc kẹt trong tương lai.
Thực tế lại diễn biến khác. Trong vòng 3 tháng qua, châu Âu và Mỹ đang xem xét nghiêm túc việc khai thác lại nhiên liệu hóa thạch.
Dù vậy, các chính phủ ở châu Âu và Mỹ, hai trong số những khu vực tiêu thụ dầu khí lớn nhất trên toàn cầu, tin rằng việc tái tập trung vào nhiên liệu hóa thạch để đảm bảo an ninh năng lượng sẽ chỉ là "vấn đề ngắn hạn".
Theo họ, dầu, khí đốt, than đá chỉ cần thiết trong vài năm nữa, cho đến khi các nước xây dựng đủ công viên gió và trang trại năng lượng mặt trời.
Tuy nhiên, thêm một mâu thuẫn xuất hiện, khi châu Âu đã ký hợp đồng dài hạn với tập đoàn dầu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ, như một sự thừa nhận dầu và khí đốt rất có thể cần thiết trong không phải vài năm mà là vài thập kỷ tới.
4 quốc gia có tiềm năng giải quyết khủng hoảng nhiên liệu toàn cầu Trung Đông tăng công suất lọc dầu sẽ đủ để bù đắp lượng dầu Nga thiếu hụt khi lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu bắt đầu có hiệu lực. Nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Saudi Aramco, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN Công suất lọc dầu toàn cầu bị thu hẹp trong đại dịch COVID-19, làm bộc...