Saudi Arabia nhận “quả đắng” từ Châu Âu sau vụ giết nhà báo
Vụ giết hại nhà báo Jamal Khashoggi trong lãnh sự quán Saudi Arabia là “quái dị” – Thủ tướng Đức Angela Merkel nói, tuyên bố không bán vũ khí cho Riyadh chừng nào vụ việc chưa rõ ràng.
Nhà báo Jamal Khashoggi. Ảnh: RT/AFP
“Sự việc phải được làm sáng tỏ. Chừng nào sự việc chưa rõ ràng, sẽ không có xuất khẩu vũ khí nào đến Saudi Arabia. Tôi đảm bảo rằng đây là quyết định chắc chắn” – RT dẫn lời Thủ tướng Merkel phát biểu hôm 22.10.
Trước đó 1 ngày, bà Merkel cũng tuyên bố về “nhu cầu cấp bách điều tra rõ những gì đã xảy ra với Khashoggi”, lên án vụ giết hại nhà báo này bằng những ngôn từ mạnh nhất.
Bình luận của bà Merkel về việc Đức từ chối bán vũ khí cho Saudi Arabia được xem là quan trọng bởi Berlin đã chấp thuận xuất khẩu vũ khí sang Riyadh trị giá 416 triệu euro trong năm nay, đưa Saudi Arabia trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 2 của Đức sau Algeria.
Cùng ngày 22.10, Đức kêu gọi các nước EU khác theo gương mình ngừng bán vũ khí cho Saudi Arabia sau vụ sát hại nhà báo Khashoggi.
Video đang HOT
Đức, Pháp và Liên minh Châu Âu EU yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng về những gì đã xảy ra. “Thông tin có sẵn về sự việc trong lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul là không đủ” – bà Merkel nói trong tuyên bố chung với Ngoại trưởng Heiko Maas.
Sau nhiều lần bác bỏ, Saudi Arabia cuối tuần qua đã thừa nhận rằng Khashoggi chết trong một cuộc ẩu đả bên trong lãnh sự quán ở Istanbul. Tuy nhiên, Ngoại trưởng nước này Adel al-Jubeir nói với Fox News hôm 21.10 rằng Riyadh không biết nhà báo bị giết như thế nào và thi thể ở đâu.
Trong khi Đức dừng xuất khẩu vũ khí cho Saudi Arabia, Mỹ dường như không thể làm điều tương tự. Tổng thống Donald Trump nhiều lần tuyên bố, ông hy vọng Washington có thể giữ hợp đồng bán vũ khí trị giá 450 tỉ USD cho Saudi Arabia, viện dẫn đây là khoản tiền lớn mang lại nhiều công ăn việc làm, và có nhiều cách khác để trừng phạt Saudi Arabia nếu nước này thực sự đứng sau cái chết của nhà báo Khashoggi.
NGỌC VÂN
Theo Laodong
Thổ Nhĩ Kỳ doạ sẽ nói toạc sự thật vụ sát hại nhà báo Saudi Arabia
Thổ Nhĩ Kỳ doạ sẽ tiết lô hết các chi tiết vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị ám sát sau khi Saudi Arabia lần đầu tiên thừa nhân ông đã bị giết trong lãnh sự quán nước này ở Istanbul.
Môt nhà báo Indonesia giơ ảnh ông Khashoggi trong cuôc biểu tình trước cửa sứ quán Saudi Arabia ở Jakarta hôm 19.10. Ảnh: Reuters
"Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiết lô hết những gì đã xảy ra" - ông Omer Celik, phát ngôn viên của đảng cầm quyền Công lý và Phát triển (AKP) nói, theo hãng tin Anadolu.
"Không môt ai phải nghi ngờ về điều đó. Chúng tôi không kết tôi ai trước nhưng chúng tôi không chấp nhân bất cứ điều gì để che đây vụ viêc này."
Thổ Nhĩ Kỳ cho đến giờ chỉ còn thiếu nước đổ cho Saudi Arabiađã gây ra vụ ám sát. Các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng họ có bằng chứng âm thanh và hình ảnh cho thấy ông Khashoggi bị môt nhóm điêp viên Saudi giết hại bên trong tòa lãnh sự và chăt chân tay.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ tuần này đưa những chi tiết rùng rợn về những gì được cho là những phút cuối cùng của ông Khashoggi.
Hồi đầu tuần, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ nói họ có thông tin về môt nhóm gồm 15 người, nghi là điêp viên của Saudi Arabia, những người bay đến và đi khỏi Istanbul đúng hôm nhà báo mất tích.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói chuyên với Vua Salman của Saudi tối 19.10, và hai bên đồng ý sẽ tiếp tục hợp tác trong cuôc điều tra.
Vương quốc Saudi Arabia chịu áp lực lớn phải giải thích viêc ông Khashoggi biến mất sau khi ông bước vào lãnh sự quán ở Istanbul hôm 2.10 để lấy giấy tờ cho lễ cưới sắp tới của mình.
Cho tới ngày 19.10, Saudi phủ nhân có thông tin về tung tích của ông và khẳng định ông còn sống khi rời khỏi tòa lãnh sự.
Sau đó, vương quốc này nói môt cuôc ẩu đả đã nổ ra giữa ông Khashoggi, người không được chính phủ Saudi ưu ái, và môt số người găp ông trong tòa lãnh sự, dẫn đến cái chết của ông - theo BBC. Quốc gia này nói cuôc điều tra đang được tiến hành, và tới giờ 18 người Saudi đã bị bắt.
Các quan chức ẩn danh nói với hãng tin Anh Reuters và tờ the New York Times rằng người Saudi không biết thi thể của nhà báo ở đâu sau khi nó được giao cho môt "công tác viên địa phương" để tẩu tán.
Ngoài viêc bắt giữ người, hai quan chức cao cấp của Saudi cũng đã bị sa thải vì vụ viêc này - phó giám đốc tình báo Ahmad al-Assiri và ông Saud al-Qahtani, phụ tá cao cấp cho Thái tử Mohammed Bin Salman.
Chính quyền Saudi hiên vẫn chưa đưa ra bằng chứng để chứng minh cho lời giải thích của họ.
Các nhà quan sát đang đăt câu hỏi liêu các đồng minh phương Tây của Saudi Arabia có bị thuyết phục bởi "lời kể" của nước này, và liêu nó có thuyết phục được họ không đưa ra các biên pháp trừng phạt không.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói chuyên xảy ra là "không chấp nhân được" nhưng viêc Saudi bắt giữ môt số người là "bước đầu" quan trọng.
Theo Laodong
Quốc tế kêu gọi điều tra toàn diện và minh bạch vụ nhà báo mất tích Vụ mất tích của nhà báo Jamal Khashoggi đã gây chấn động thế giới và phần nào ảnh hưởng tới hình ảnh của Saudi Arabia. Dù Saudi Arabia ngày 20/10 lên tiếng thừa nhận nhà báo Jamal Khashoggi đã bị chết ngay trong lãnh sự quán nước này ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, song vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa...