Saudi Arabia nêu điều kiện cắt giảm sản lượng dầu mỏ
Trước thềm cuộc họp không chính thức của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự kiến diễn ra tại Algeria trong tuần tới, Saudi Arabia đã cam kết cắt giảm sản lượng dầu thô của nước này với điều kiện Iran cũng nhất trí “đóng băng” sản lượng trong năm nay.
Theo hãng tin Reuters, đề xuất trên được Saudi Arabia đưa ra trong tháng 9 này, song hiện vẫn chưa rõ Iran có nhất trí hay không.
Theo đề xuất trên, Riyadh sẵn sàng cắt giảm sản lượng xuống mức tương đương các mức hồi đầu năm, đổi lại Tehran cũng sẽ phải “đóng băng” sản lượng hiện ở mức khoảng 3,6 triệu thùng/ngày.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, nhờ nhu cầu cải thiện hơn trong mùa Hè, sản lượng dầu thô của Saudi Arabia đã tăng đáng kể lên 10,63 triệu thùng/ngày trong tháng 8, sau khi đạt mức cao kỷ lục 10,67 triệu thùng/ngày trong tháng 7 vừa qua.
Video đang HOT
Trong giai đoạn từ tháng 1-5/2016, quốc gia vùng Vịnh này đã khai thác trung bình khoảng 10,2 triệu thùng/ngày.
Theo các nguồn tin, các đồng minh vùng Vịnh của Saudi Arabia trong OPEC là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar và Kuwait dự kiến sẽ tham gia bất kỳ đề xuất cắt giảm nào nếu các nước thành viên OPEC đạt được thỏa thuận liên quan đến vấn đề sản lượng, đặc biệt khi Saudi Arabia – nhà sản xuất lớn nhất trong OPEC – cam kết mức cắt giảm lớn nhất nhằm vực dậy giá dầu vốn đã giảm mạnh trong thời gian qua.
Do giá dầu sụt giảm mạnh, Riyadh và các đồng minh vùng Vịnh đã thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” sau một thập kỷ chi tiêu hào phóng nhờ vào các nguồn thu khổng lồ từ dầu mỏ.
Khi tác động tiêu cực của giá dầu rẻ ngày càng lớn và gây áp lực lên vấn đề ngân sách của Saudi Arabia, thì cả Riyadh và Tehran đều phát đi tín hiệu rằng họ sẵn sàng thể hiện sự linh hoạt hơn để cứu vãn giá dầu.
Tuy nhiên, nỗ lực đầu tiên nhằm hướng tới một thỏa thuận sản lượng toàn cầu đã sụp đổ vào tháng 4 vừa qua khi Iran tuyên bố không tham gia bất kỳ thỏa thuận sản lượng nào cho tới khi quốc gia Trung Đông này lấy lại được thị phần và đạt mức sản lượng khoảng 4 triệu thùng/ngày như thời điểm trước khi bị cấm vận.
Theo Soha News
Điểm báo quốc tế sáng 27/4: Saudi Arabia vạch đường kinh tế không dầu
Một trong những tâm điểm báo chí quốc tế sáng 27/4 chính là Saudi Arabia - nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới - sẽ tồn tại mà không cần quá phụ thuộc vào dầu mỏ.
Saudi Arabia - nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới - sẽ tồn tại mà không cần quá phụ thuộc vào dầu mỏ. Đây là nội dung đáng chú ý mới được công bố trong kế hoạch mang tên "Tầm nhìn Saudi Arabia 2030". Theo đó, Riyadh sẽ tập trung cải cách kinh doanh và đầu tư để đa dạng hóa nguồn thu, cùng với đó là tạo ra nhiều triệu việc làm mới, tăng cường sự tham gia của kinh tế tư nhân.
Rõ ràng, với việc giá dầu lao dốc từ 110 USD/thùng vào năm 2014 xuống chỉ còn khoảng 40 USD/thùng trong năm 2016, nền kinh tế phụ thuộc gần 90% nguồn thu vào vàng đen như Saudi Arabia đang đứng trước sức ép lớn phải cải cách. Nhưng "liệu kế hoạch tham vọng của quốc gia vùng vịnh này có trở thành hiện thực?" là câu hỏi được nhiều tờ báo đặt ra.
* Thời báo tài chính của Anh nhìn nhận: Tong kế hoạch này, biện pháp gây chú ý nhất là việc phát hành ra công chúng 5% cổ phiếu của Tập đoàn dầu khí nhà nước Saudi Aramco và thành lập quỹ đầu tư lớn nhất thế giới với quy mô 2.000 tỷ USD. Mục đích là nhằm tăng nguồn thu từ các hoạt động phi dầu mỏ lên 100 tỷ USD vào năm 2020.
* Tờ Người bảo vệ của Anh gọi đây là "cuộc cải tổ kinh tế lớn nhất kể từ khi Saudi Arabia được thành lập". Tờ báo phân tích: Phải mất nhiều năm kế hoạch thúc đẩy nguồn thu từ các hoạt động phi dầu mỏ mới có tác động. Do đó, việc cắt giảm chi tiêu và tăng đầu tư nước ngoài sẽ là biện pháp chính để kiểm soát tài chính của Saudi Arabia.
* Nhật báo phố Wall nhìn nhận, động thái này thể hiện tham vọng của Saudi Arabia tạo ra một quỹ đạo kinh tế mới cho đất nước trong kỷ nguyên dầu mỏ giá rẻ.
* Tờ Tin tức Arab lạc quan khi cho rằng: "Một tương lai tươi sáng đang đợi Saudi Arabia". Theo tác giả bài viết, kế hoạch này bao gồm một loạt nhân tố then chốt và sáng kiến sẽ đưa Saudi Arabia sánh ngang với các nền kinh tế phát triển trên thế giới.
Trái lại, chuyên trang phân tích Stratfor tỏ ra khá khắt khe khi đánh giá: "Tầm nhìn 2030 không vạch rõ các bước đi cụ thể để thực hiện mục tiêu quốc gia hay một kế hoạch hành động cho các nhà quản lý tài chính hay đầu tư ngân hàng. Thay vào đó, tầm nhìn của Saudi Arabia lại nghiêng về củng cố các cam kết xã hội. Đó là lời hứa với người dân rằng hoàng gia đang tiếp tục thực hiện những cam kết của mình ngay cả khi dầu mỏ, xương sống của nền kinh tế Saudi Arabia đang mất đi sức hút. Kế hoạch này liệu có thuyết phục được người dân quốc gia vùng Vịnh này? Câu trả lời vẫn chưa rõ ràng".
Theo_VTV
OPEC quyết không cứu giá dầu Nhiều khả năng OPEC không cắt giảm sản lượng dầu tại cuộc họp vào tháng 6/2016 trong bối cảnh sẽ là quá sớm để nhận định về mức tăng sản lượng dầu của Iran. Thông tin trên được nguồn tin từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết. Theo đó, các nước OPEC như Saudi Arabia cũng muốn thử...