Saudi Arabia ghi nhận đóng góp kỷ lục của kinh tế phi dầu mỏ vào GDP
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 14/3, Bộ Kinh tế và Kế hoạch Saudi Arabia báo cáo hoạt động kinh tế phi dầu mỏ đã đóng góp 50% vào Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) của quốc gia Trung Đông này trong năm 2023, ghi nhận mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
Du khách xem cuộc đua lạc đà tại Khalis, cách thành phố Jeddah, Saudi Arabia khoảng 85 km về phía đông bắc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo, lĩnh vực kinh tế phi dầu mỏ đóng góp tổng trị giá 453 tỷ USD vào GDP của Saudi Arabia trong năm 2023, nhờ sự tăng trưởng liên tục trong đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu. Hoạt động đầu tư phi chính phủ đạt hiệu quả chưa từng thấy trong 2 năm qua, có tốc độ tăng trưởng 57%, với tổng giá trị cao lịch sử là 255 tỷ USD trong năm 2023.
Nghệ thuật và giải trí dẫn đầu sự tăng trưởng trong hoạt động kinh tế phi dầu mỏ, tăng hơn gấp đôi về giá trị trong năm 2021-2022. Các hoạt động khác như lưu trú, ăn uống, dịch vụ vận tải, kho bãi đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh lần lượt là 77% và 29%.
Sự tăng trưởng của các hoạt động kinh tế phi dầu mỏ trong năm 2023 hết sức đặc biệt xét về sự đa dạng trong đóng góp và động lực tăng trưởng.
Các dịch vụ xã hội như y tế và giáo dục ghi nhận mức tăng trưởng 10,8%, giao thông và truyền thông ở mức 3,7%, trong khi thương mại, nhà hàng và khách sạn ở mức 7%.
Dịch vụ, được thể hiện bằng chi tiêu của khách du lịch, đã ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục là 319% trong hai năm qua, cho thấy tác động rõ nét của chiến lược biến Saudi Arabia thành một điểm đến du lịch và giải trí toàn cầu, cũng như thúc đẩy quá trình đa dạng hóa kinh tế.
Tăng đóng góp của các hoạt động kinh tế phi dầu mỏ trong tổng GDP là mục tiêu chính của chiến lược Tầm nhìn Saudi 2030 của Saudi Arabia, nhằm đạt được một nền kinh tế thịnh vượng nhờ đa dạng hóa các động cơ tăng trưởng ngoài lĩnh vực dầu mỏ.
Saudi Arabia kêu gọi các nỗ lực chung nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường dầu
Trong bài phát biểu được ghi hình gửi tới hội nghị thường niên Baker Hughes 2024 diễn ra tại Florence, Italy ngày 29/1, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy các nỗ lực chung nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường dầu mỏ, đồng thời cho rằng việc ổn định thị trường năng lượng không phải là trách nhiệm của riêng Saudi Arabia.
Một cơ sở khai thác dầu tại khu vực al-Khurj, phía nam thủ đô Riyadh của Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Abdulaziz khẳng định: "Saudi Arabia và các đối tác luôn chủ động hỗ trợ sự ổn định của thị trường dầu mỏ, nhưng chúng tôi cho rằng việc đảm bảo sự ổn định của thị trường dầu mỏ quốc tế không phải là trách nhiệm của riêng Saudi Arabia, mà là nghĩa vụ của tất cả các đối tác trên thị trường dầu mỏ toàn cầu". Ông Abdulaziz cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của quốc gia Trung Đông này với tư cách là nhà cung cấp năng lượng chủ chốt của thế giới.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia cho hay tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới phụ thuộc vào các nỗ lực đảm bảo chuỗi cung ứng năng lượng an toàn và đáng tin cậy.
Người đứng đầu Bộ Năng lương Saudi Arabia cho rằng các sự kiện, chẳng hạn như cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng ở nước này hồi tháng 9/2019 và đại dịch COVID-19, đòi hỏi phải có "các biện pháp đặc biệt". Tuy nhiên, ông khẳng định Saudi Arabia luôn nỗ lực hết mình vì lợi ích của thị trường năng lượng toàn cầu và nền kinh tế thế giới.
Ông Abdulaziz cũng lưu ý Saudi Arabia đã thực hiện một bước đi quan trọng hướng tới việc xây dựng một tương lai bền vững hơn bằng cách đưa ra sáng kiến kết hợp chuyển đổi năng lượng với chương trình năng lượng bền vững để đạt được mục tiêu toàn cầu là giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường sử dụng năng lượng sạch. Ông Abdulaziz nói thêm mục đích của sáng kiến này là thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng và có trật tự để đảm bảo thế giới đạt được các mục tiêu toàn cầu, cho rằng việc đạt được các mục tiêu đó đòi hỏi sự phối hợp và các nỗ lực chung.
Dự báo thế giới 2024: Những yếu tố định hình kinh tế Mỹ Theo trang Business Insider, năm 2023 chứng kiến kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ và có thể sẽ sớm đạt mục tiêu "hạ cánh mềm". Lạm phát đã giảm đáng kể trong bối cảnh việc làm tăng trưởng ổn định và đầu tư sản xuất tăng đột biến. Vận chuyển hàng hóa tại Cảng Long Beach ở Los Angeles, bang California, Mỹ....