Saudi Arabia duy trì vị thế sản xuất nước khử mặn lớn nhất thế giới
Theo Bộ Môi trường, nước và nông nghiệp Saudi Arabia, quốc gia này tiếp tục giữ vững vị thế nhà sản xuất nước khử mặn lớn nhất thế giới với tổng công suất đạt 4,19 triệu mét khối mỗi năm.
Bên cạnh đó, Saudi Arabia còn tự hào sở hữu mạng lưới đường ống dẫn nước lớn nhất toàn cầu, kéo dài 14.210 km với công suất hàng ngày lên tới 19,42 triệu mét khối.
Thành tựu này được chính quyền Saudi Arabia cho rằng là nhờ chiến lược quản lý nước toàn diện của quốc gia.
Quốc gia này hiện nắm giữ nhiều kỷ lục Guinness thế giới, bao gồm mạng lưới lưu trữ nước uống lớn nhất với công suất 8,9 triệu mét khối/ngày và cơ sở lưu trữ nước uống lớn nhất tại Riyadh, đạt công suất 4,79 triệu mét khối/ngày.
Saudi Arabia cũng dẫn đầu thế giới về các cơ sở sản xuất nước khử mặn đơn lẻ với sản lượng 2,99 triệu mét khối/ngày và bồn chứa nước lớn nhất tại Riyadh với dung tích 3 triệu mét khối.
Quốc gia này vận hành đơn vị bốc hơi nhiệt ( khử muối) lớn nhất thế giới tại Shuaiba, có công suất 92.000 mét khối/ngày, cùng nhà máy khử mặn di động lớn nhất toàn cầu với khả năng xử lý 50.000 mét khối/ngày. Đặc biệt, các nhà máy khử mặn tại đây đạt mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất thế giới, chỉ 2,271 kWh mỗi mét khối nước.
Trong năm qua, Công ty nước Quốc gia Saudi Arabia (NWC) đã hoàn thành 36 dự án dịch vụ nước trị giá 992 triệu Riyal, bao gồm: Xây dựng 894 km đường ống nước, xây 29 bể chứa nước với tổng dung tích 109.500 mét khối, thiết lập một cơ sở xử lý có khả năng xử lý 5.000 mét khối nước mỗi ngày.
Video đang HOT
Ngoài ra, các trạm bơm với tổng công suất 546.080 mét khối/ngày cũng được đưa vào hoạt động. Dự kiến, trước cuối năm 2025, NWC sẽ hoàn thành thêm 31 dự án trị giá 2,14 tỷ Riyal (580 triệu USD).
Trong lĩnh vực xử lý nước thải, Saudi Arabia đã hoàn thành 12 dự án trị giá 1,2 tỷ Riyal, bao gồm: Xây dựng 93 km đường ống dẫn nước thải, các nhà máy xử lý có khả năng xử lý tới 52.000 mét khối/ngày, trạm bơm với tổng công suất 277.700 mét khối/ngày.
Trong mùa hành hương Hajj năm 2024, hơn 45 triệu mét khối nước đã được cung cấp qua mạng lưới dài 5.000 km để phục vụ người hành hương. Hơn 75.000 xét nghiệm chất lượng nước được thực hiện, và các phản hồi của người dùng được quản lý qua ứng dụng Tarwiah cùng trung tâm kiểm soát thống nhất.
Công ty đối tác nước Saudi (SWP) cho biết các dự án của họ đạt tỷ lệ đóng góp nội địa trên 60% trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.
Ngoài ra, tổng cục thủy lợi nước này cho biết vượt mục tiêu tái sử dụng nước thải đã qua xử lý trong quý 3 với mức tăng 115%, đạt 390 triệu mét khối/năm, so với mục tiêu 181,19 triệu mét khối.
Tập đoàn chuyển đổi nước mặn (SWCC) của Saudi Arabia đã giành được nhiều bằng sáng chế công nghệ mới trong lĩnh vực chiết xuất muối, bảo vệ nguồn nước và hệ thống rửa hóa học trong quy trình khử mặn. Những thành tựu này được đán.h giá là cột mốc quan trọng trong việc đổi mới và phát triển bền vững ngành công nghiệp nước của Saudi Arabia.
Bế tắc với Israel, Saudi Arabia từ chối hiệp ước phòng thủ với Mỹ
Riyadh đã từ bỏ nỗ lực đạt được một hiệp ước phòng thủ toàn diện với Washington nhằm đổi lấy việc bình thường hóa quan hệ với Israel.
Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan (phải) trong cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Riyadh ngày 29/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Dẫn nguồn tin từ 2 quan chức Saudi Arabia và 4 quan chức phương Tây, hãng tin Reuters ngày 29/11 cho biết, Riyadh đã từ bỏ nỗ lực đạt được một hiệp ước phòng thủ toàn diện với Washington nhằm đổi lấy việc bình thường hóa quan hệ với Israel. Thay vào đó, nước này đang thúc đẩy một thỏa thuận hợp tác quân sự khiêm tốn hơn.
Trước đây, Riyadh đã tỏ ra mềm mỏng hơn về vấn đề thành lập Nhà nước Palestine, cho rằng một cam kết công khai từ Israel về giải pháp hai nhà nước có thể đủ để bình thường hóa quan hệ. Tuy nhiên, sau các cuộc tấ.n côn.g quân sự của Israel tại Gaza, Thái tử Mohammed bin Salman đã tái khẳng định điều kiện bình thường hóa với Israel là phải có bước tiến cụ thể trong việc thành lập Nhà nước Palestine, theo các nguồn tin từ Saudi Arabia và phương Tây.
Thỏa thuận quốc phòng được điều chỉnh
Thay vì một hiệp ước phòng thủ ràng buộc toàn diện, Saudi Arabia hiện đang đàm phán một thỏa thuận hợp tác quân sự mở rộng, tập trung vào các hoạt động tập trận chung, đào tạo và phát triển công nghệ quốc phòng. Hiệp ước kỳ vọng sẽ được ký kết trước khi ông Trump quay trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 tới.
Hiệp ước hiện đang được thảo luận sẽ bao gồm việc mở rộng các cuộc tập trận và diễn tập quân sự chung để giải quyết các mối đ.e dọ.a trong khu vực, chủ yếu là từ Iran. Nó sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các công ty quốc phòng của Mỹ và Saudi Arabia, với các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn sự hợp tác với Trung Quốc.
Thỏa thuận này sẽ thúc đẩy đầu tư của Saudi Arabia vào các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là phòng thủ thiết bị bay không người lái. Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện của mình tại Riyadh thông qua đào tạo, hậu cần và hỗ trợ an ninh mạng, và có thể triển khai một tiểu đoàn tên lửa Patriot để tăng cường phòng thủ tên lửa và răn đe tích hợp.
Mặc dù vậy, thỏa thuận mới sẽ không buộc Mỹ phải bảo vệ Saudi Arabia trong trường hợp bị tấ.n côn.g như các hiệp ước với Nhật Bản hay Hàn Quốc. Ông Abdelaziz al-Sagher, người đứng đầu Viện nghiên cứu Vùng Vịnh, nhận định: "Saudi Arabia sẽ đạt được một thỏa thuận an ninh cho phép tăng cường hợp tác quân sự và mua sắm vũ khí Mỹ, nhưng không phải một hiệp ước phòng thủ đầy đủ như mong muốn ban đầu|".
Khó khăn chính trị tại Israel
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vẫn coi bình thường hóa quan hệ với Saudi Arabia là bước ngoặt lịch sử. Tuy nhiên, ông đối mặt với sự phản đối gay gắt từ liên minh cầm quyền nếu thực hiện bất kỳ nhượng bộ nào đối với người Palestine, đặc biệt sau các vụ tấ.n côn.g ngày 7/10 của phong trào Hamas.
Trong khi đó, Saudi Arabia vẫn nhấn mạnh yêu cầu thành lập Nhà nước Palestine với thủ đô là Đông Jerusalem theo các thỏa thuận quốc tế. Một quan chức cấp cao Saudi Arabia cho biết: "Không thể hình dung một khu vực hòa nhập mà bỏ qua vấn đề Palestine. Quyền tự quyết của Palestine không thể bị từ chối".
Tương lai dưới thời ông Trump?
Việc ông Donald Trump quay lại Nhà Trắng thì có khả năng tình hình có thể sẽ thay đổi đáng kể. Ông Trump, một đồng minh thân cận của Thái tử Mohammed, có thể thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabia và Israel bất chấp các điều kiện liên quan đến Palestine.
Theo các nhà ngoại giao, ông Trump có thể đề xuất một lệnh ngừng bắ.n tại Gaza và hứa hẹn hỗ trợ Nhà nước Palestine mà không buộc Israel phải nhượng bộ thực chất.
Tầm nhìn chiến lược của Saudi Arabia
Saudi Arabia kiên quyết bảo vệ lập trường rằng hòa bình lâu dài trong khu vực chỉ có thể đạt được nếu quyền của người Palestine được công nhận đầy đủ. Thái tử Mohammed bin Salman cũng đã mạnh mẽ ch.ỉ tríc.h các hành động của Israel tại Gaza, gọi đây là "diệt chủng tập thể" trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Arab và Hồi giáo gần đây.
Trong tương lai, khả năng bình thường hóa quan hệ với Israel có thể được xem xét lại, nhưng chỉ khi các điều kiện về Gaza và chính phủ tại Israel thay đổi.
Tính toán chiến lược dầu mới của Saudi Arabia và tác động tiềm tàng với Nga Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ toàn cầu đang có nhiều biến động, Saudi Arabia có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế cho Nga bằng cách tăng cường sản xuất dầu, điều có thể đẩy giá dầu thô toàn cầu xuống mức thấp và gây khó khăn cho Moskva. Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman (phải) và Tổng...