Sau Xin Chào, chủ quán cafe Trang đi tù vì xâm phạm chỗ ở của mình?
Bị cáo bị truy tố xét xử về hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân mà chỗ ở đó lại chính là nhà đất mà vợ chồng bị cáo đã vất vả làm lụng xây dựng nên, là chỗ ở duy nhất của cả gia đình.
Ngày 16/4/2016 TAND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tuyên phạt ông Bùi Văn Dần (chủ quán cafe Trang, tại khu 1, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân) 4 tháng tù giam và vợ ông là bà Nguyễn Thị Hoan cũng lãnh 4 tháng tù nhưng cho hưởng án treo cùng vì một tội danh: Xâm phạm chỗ ở của công dân.
Cafe trang và ngôi nhà bị cưỡng chế thi hành án.
Điều đáng nói, các bị cáo bị truy tố xét xử về hành vi xâm phạm chỗ ở mà chỗ ở đó lại chính là nhà đất mà vợ chồng bị cáo đã vất vả làm lụng xây dựng nên, là chỗ ở duy nhất của cả gia đình (bao gồm cả hai con của bị cáo).
Tuy nhiên, chỉ vì nhà đất này có liên quan đến việc thi hành án (THA) một bản án dân sự có nhiều dấu hiệu khuất tất mà một gia đình đang hạnh phúc, yên ổn trở nên tan đàn, xẻ nghé: Chồng thì đi tù, vợ đổ bệnh, các con không có nhà cửa, việc kinh doanh của gia đình gần như chấm dứt.
Quá trình tiếp cận hồ sơ vụ án để thông tin đến bạn đọc mặc dù gặp nhiều khó khăn, phức tạp tuy nhiên nhóm phóng viên đã tìm ra những manh mối rất lạ và đầy khó hiểu.
Cấp tập kê biên, cưỡng chế nhà chỉ vì món nợ 149 triệu
Trước đó, theo quyết định của Tòa tại một bản án dân sự khác, bà Nguyễn Thị Hoan phải trả cho nguyên đơn số tiền cả gốc và lãi là 149 triệu đồng.
Sau khi bản án dân sự này có hiệu lực, ngay lập tức cơ quan THA huyện Thọ Xuân cấp tập tiến hành kê biên, cưỡng chế THA ngồi nhà duy nhất của hộ gia đình ông Bùi Văn Dần và bà Nguyễn Thị Hoan.
Cụ thể, bản án dân sự về tranh chấp hợp đồng vay tài sản được tuyên vào ngày 20/7/2011. Chỉ chưa đầy 10 ngày sau đó, tức ngày 01/8/2011 Chi cục THA huyện Thọ Xuân đã ban hành Quyết định THA đối với bà Hoan.
Tiếp đó, ngày 19/8/2011 Chi cục THA huyện Thọ Xuân đã ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên, đồng thời ra kết hoạch cưỡng chế. Chỉ 5 ngày sau đó tức ngày 24/8/2011 Chi cục THA huyện Thọ Xuân đã tiến hành kê biên ngôi nhà mà gia đình ông Dần, bà Hoan và các con đang ở và kinh doanh cafe.
Sự sốt sắng, “nhiệt tình” có phần thái quá của Chi cục THA huyện Thọ Xuân đã khiến cuộc sống của gia đình ông Dần, bà Hoan đảo lộn, các thành viên trong gia đình hoảng loạn.
Sau khi kê biên khối tài sản chung của hộ gia đình ông Dần, Chi cục THA huyện Thọ Xuân ủy quyền cho một doanh nghiệp bán đầu giá khối tài sản kê biên. Và thế là một ngôi nhà hai tầng đang kinh doanh cafe được bán với giá 500 triệu đồng (mà theo phản ánh, nhận định của nhiều người thì nhà đất này chí ít cũng phải có giá khoảng 2 tỷ đồng).
Video đang HOT
Chưa dừng lại ở đó, quá trình xác minh, kê biên tài sản Chấp hành viên biết rõ tài sản là nhà đất nêu trên đang được thế chấp hợp pháp tại ngân hàng Agribank, là chỗ ở duy nhất của gia đình bà Hoan và là tài sản chung của hộ gia đình ông Dần, bà Hoan cùng các con.
Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, Chi cục THA huyện Thọ Xuân lại cố gắng “khép kín” các văn bản và quy trình để quyết “đè” nhà đất hàng tỉ đồng của người dân ra THA “chóng váng” chỉ vì khoản nợ 149 triệu, bất chấp người phải THA (bà Hoan) đã có đơn xin tạm hoãn THA vì lý do đang chữa bệnh.
Bản án hình sự nghiệt ngã
Cũng vì bất bình với việc thi hành của Chi cục THA huyện Thọ Xuân nên suốt từ giữa năm 2012 vợ chồng ông Dần và bà Hoan đã liên tục có những đơn khiếu nại, kêu oan gửi đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét.
Cũng trong thời gian đó, Chi cục THA huyện Thọ Xuân “bằng cách nào đó” đã rút sổ đỏ mà vợ chồng Hoan Dần thế chấp ở Ngân hàng Agribank để tách sổ đỏ, hợp thức hóa nhà đất nêu trên cho người mua nhà theo diện bán đấu giá.
Trên cơ sở đã xác lập giấy tờ nhà đất cho một người tên T, từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2016 Cơ quan CSĐT công an huyện Thọ Xuân, Viện kiểm sát nhân dân huyện Thọ Xuân đã khởi tố, truy tố vợ chồng Hoan, Dần về Tội xâm phạm chỗ ở của công dân…vì đã có hành vi không chịu ra khỏi nhà?
Một điều cũng khá khó hiểu là trong ngôi nhà đó còn có hai đứa con (một sinh năm 1988, một sinh năm 1990) nhưng đã “may mắn” không bị khởi tố cùng về tội danh trên. Mặc dù, cũng ăn ở, sinh hoạt tại đó.
Ngày 16/4/2016 TAND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tuyên phạt ông Bùi Văn Dần (chủ quán cafe Trang, tại khu 1, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân) 4 tháng tù giam và vợ ông là bà Nguyễn Thị Hoan cũng lãnh 4 tháng tù nhưng cho hưởng án treo cùng vi một tội danh: Xâm phạm chỗ ở của công dân.
Cơ quan chức năng lúng túng
Sau bản án sơ thẩm, ông Dần đi tù nhưng vẫn kêu oan. Bà Hoan thì đổ bệnh. Hai đứa con của gia đình dù đến tuổi trưởng thành nhưng cũng ngơ ngác chưa hiểu điều gì đã xảy ra với gia đình mình.
Với mong muốn pháp luật không làm oan người vô tội, với quyết tâm làm rõ vụ án này, chúng tôi đã tìm gặp những người trong cuộc và có liên quan đến vụ án để tìm hiểu.
Gặp chúng tôi, ông Hà Anh Tuấn, Chi cục trưởng THA huyện Thọ Xuân khẳng định: Việc THA là đúng pháp luật. Hồ sơ rất chi tiết và khép kín.
Ông Hà Anh Tuấn Chi cục trường THA huyện Thọ Xuân trao đổi với PV.
Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt dấu hỏi về việc tại sao bà Hoan có đơn xin tạm hoãn THA mà cơ quan THA vẫn tiến hành kê biên, cưỡng chế. Và tại sao không trả lời cho công dân biết là có hoãn hay không hoãn? Thì vị này có nói: “Có chứ, có thông báo mà”. Nhưng khi được yêu cầu xuất trình tài liệu chứng minh cho việc đó thì Chi cục trưởng Chi cục THA huyện Thọ Xuân không xuất trình được.
Tiếp đó, nhóm PV đặt dấu hỏi về việc tại sao tài sản kê biên là nhà ở duy nhất của gia đình và là tài sản chung của hộ gia đình mà cơ quan THA đã không yêu Tòa án phân chia theo đúng Điều 74 Luật THA thì ông này trình bày là đã thông báo đầy đủ cho chồng, con bà Hoan. Tuy nhiên, sau khi đợi 30 phút, chúng tôi cũng không nhận được văn bản chứng minh cho điều đó.
Cũng trong ngày 19/5 nhóm PV được gặp gỡ ông Nguyễn Đức Hạnh – Phó phòng Tài nguyên, môi trường huyện Thọ Xuân.
Phó Phòng TNMT Huyện Thọ Xuân: Nguyễn Đức Hạnh.
Ông khẳng định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc trường hợp tách thửa phải có chữ ký của các chủ đất liền kề và chỉ được cấp khi không có tranh chấp, không thuộc quy hoạch.
Tuy nhiên, khi được hỏi tại sao lại xóa thế chấp và làm sổ đỏ cho người khác khi mà ông Dần, bà Hoan liên tiếp có đơn thư kêu cứu các cấp chình quyền trong thời điểm đó? Việc cấp sổ đó có đúng trình tự, và đúng pháp luật không? thì ông Hạnh hẹn được trả lời sau.
Tiếp tục làm rõ sự việc, chúng tôi tìm gặp lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhanh huyện Thọ Xuân. Tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Thế Oanh, Phó giám đốc ngân hàng cho hay: Việc giải chấp trước thời hạn mặc dù khách hàng không vi phạm hợp đồng tín dụng là do “sức ép từ phía cơ quan THA”? Luật của THA &’to hơn” luật của ngân hàng?
Đến khi PV đặt câu hỏi về việc theo quy định pháp luật nào mà Ngân hàng cho phép cơ quan THA giải chấp thay khách hàng khi khách hàng chưa đồng ý? Tại sao lại giao sổ đỏ mà ngân hàng đang “giữ” theo hợp đồng tín dụng cho bên THA thì vị giám đốc này cũng không trả lời được.
Hàng loat các băn khoăn, khó hiểu liên quan đến các hành động, việc làm của cơ quan có thẩm quyền huyện Thọ Xuân, Ngân hàng Agribank chi nhánh Thọ Xuân vẫn chưa được giải đáp, khiến chúng tôi càng lo lắng về số phận của một công dân khi vụ án hình sự cũng dần được “khép lại”.
Nhóm PV sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Nhóm PV
Theo_Người Đưa Tin
Hợp đồng thiếu chủ thể giao kết: Tòa vẫn tuyên bấp chấp pháp luật?
Mặc dù đại diện Viện kiểm sát cùng cấp đã chỉ ra những sai phạm nghiêm trọng về tố tụng và nội dung của Tòa án cấp sơ thẩm thế nhưng, TAND tỉnh Hà Giang vẫn tuyên án một cách đầy khó hiểu.
Câu chuyện về tính hợp pháp của hợp đồng thế chấp liên quan đến tài sản chung của Hộ gia đình dưới đây sẽ khiến nhiều ngỡ ngàng về cách áp dụng pháp luật của Tòa án. Bởi lẽ, lâu nay nhiều người vẫn nghĩ tài sản chung của Hộ gia đình có giá trị lớn sẽ phải do các thành viên đủ năng lực hành vi dân sự đồng ý thì mới được giao dịch.
Ngày 22/4/2016 TAND tỉnh Hà Giang đưa vụ án kinh doanh thương mại, tranh chấp về hợp đồng tín dụng giữa một bên là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Hà Giang một bên vay tài sản và người thứ ba (là người dùng tài sản bảo đảm thế chấp để bảo lãnh cho khoản vay).
Tại bản án cấp sơ thẩm, TAND Thành Phố Hà Giang đã buộc người vay tài sản phải trả nợ cho Ngân hàng Agribank. Đồng thời, buộc bên thế chấp (bảo lãnh) tài sản cho bên vay phải bị xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên vay không thể thanh toán khoản nợ.
Thế chấp quyền sử dụng đất của Hộ gia đình phải được tất cả các thành viên đủ năng lực hành vi dân sự đồng ý (ảnh minh họa).
Điều đáng nói, tài sản thế chấp là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chung của Hộ gia đình nhưng khi ký hợp đồng thế chấp lại chỉ có duy nhất hai thành viên trong gia đình ký, các thành viên khác không hề biết và không được tham gia.
Tòa án cấp sơ thẩm khi giải quyết vụ án cũng đã không thông báo, triệu tập đầy đủ Người có quyền và nghĩa vụ liên quan để xem xét và đảm bảo quyền lợi cho họ.
Chính vì vậy, tại phiên tòa cấp Phúc Thẩm, đại diện viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đã chỉ rõ những sai phạm tố tụng nghiêm trọng liên quan đến việc không triệu tập Người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Đồng thời, có những phân tích, khẳng định hợp đồng thế chấp quyền sử dụng giữa bên có tài sản bảo đảm và Ngân hàng Agribank là không tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật dân sự 2005 và quy định của Luật đất đai 2003.
Trong phần phân tích của mình, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang cho rằng, giao dịch được thực hiện vào năm 2012 khi luật đất đai 2003 vẫn có hiệu lực pháp luật. Như vậy, căn cứ vào Điều 146, Nghị định 181/2004NĐ/CP hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003 thì: Thế chấp quyền sử dụng đất của Hộ gia đình phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong Hộ gia đình thống nhất và kí tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở đó, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử hủy một phần bản án có liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm để chuyển hồ sơ cho tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại.
Tuy nhiên, không hiểu vì sao, bất chấp những nhận định có căn cứ pháp luật trên của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Hà Giang vẫn khăng khăng cho rằng: Cấp sơ thẩm có vi phạm tố tụng nhưng không làm thay đổi đến bản chất của vụ án. Do đó, bác kháng cáo của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Bản án của TAND tỉnh Hà Giang khiến rất nhiều Hộ gia đình hoang mang khi mà tài sản chung của gia đình có thể định đoạt bởi chủ Hộ hoặc thành viên khác mà không cần sự đồng ý của tất cả thành viên gia đình. Điều này vô hình chung làm tê liệt các quy định về chế định Hộ gia đình của Bộ luật dân sự và đi ngược với quy định của Luật đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn.
Dễ tạo tiền lệ xấu "Theo Điều 108 của Bộ luật dân sự 2005 thì tài sản là quyền sử dụng đất là tài sản chung của gia đình. Và Điều 109 của Bộ luật này đã ghi nhận: Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của Hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý. Việc Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang tuyên án như vậy là trái với quy định pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên trong Hộ gia đình. Bản án này sẽ tạo tiền lệ xấu trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung của gia đình" Luật sư Nguyễn Văn Đạt, Đoàn luật sư TP. Hà Nội Quan trọng đó có phải là tài sản chung Việc ai đóng góp như thế nào vào khối tài sản chung của hộ gia đình chỉ có giá trị làm căn cứ khi tài sản đó được đem ra chia. Còn khi giao dịch liên quan đến thế chấp, bảo lãnh thì quyền của các thành viên, chủ thể tham gia giao dịch là như nhau. Tài sản đúng tên Hộ gia đình thì các thành viên đều phải đồng ý thì mới có quyền giao dịch chứ không có nghĩa là ai đóng góp nhiều thì có quyền giao dịch. Việc quy định tài sản chung của hộ gia đình phải có sự đồng ý của các thành viên đủ 15 tuổi trở lên nhằm bảo đảm những tài sản có giá trị lớn tồn tại giúp duy trì cuộc sống ổn định của gia đình. Chẳng hạn, bố mẹ là người đóng góp chính cho tài sản chung có giá trị lớn của gia đình. Nhưng không thể tự ý định đoạt quyền sử dụng đất nếu con đã đủ 15 tuổi. Nếu cho phép định đoạt kiểu này thì đứa con sẽ ra đường ở hay sao? Nhất định, phải có sự đồng ý của con. Thạc sĩ luật học, Nguyễn Thị Hằng (Hà Nội)
Nhất Phiến - Băng Tâm
Theo_Người Đưa Tin
Bức tường rào bị đập phá và sự quyết liệt ở vụ án "nồi da nấu thịt" Mảnh đất tranh chấp và đang được xem xét giải quyết, song Long lại thuê người đập phá bức tường rào của gia đình cậu ruột. Và dù giá trị tài sản bị hủy hoại không lớn nhưng những người thân thích trong gia đình này vẫn không muốn "nhìn thấy mặt nhau". Bị cáo kêu oan, bị hại dọa tự thiêu tại...