Sau vụ Trường Gateway, Đà Nẵng ra văn bản siết hoạt động xe đưa đón học sinh
UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành công văn số 6036/UBND-SGTVT, yêu cầu các sở, ngành chức năng và các địa phương tăng cường công tác quản lý bảo đảm an toàn giao thông đối với xe ô tô đưa đón học sinh trên địa bàn TP.
Xe đưa đón trẻ đến trường của trường Gateway
Cụ thể, UBND TP giao Sở GD&ĐT chỉ đạo tất cả các cơ sở giáo dục, từ bậc mầm non đến trung học phổ thông, có tổ chức đưa đón học sinh đến trường bằng xe ô tô, phải lựa chọn đơn vị kinh doanh vận tải có đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định pháp luật; ghi rõ trong hợp đồng vận chuyển giữa cơ sở giáo dục và đơn vị kinh doanh vận tải những yêu cầu, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan về an toàn giao thông, bảo vệ sức khỏe cho học sinh khi ngồi trên xe và khi lên, xuống xe ô tô;
Các sơ sở giáo dục có biện pháp giám sát, quản lý chặt chẽ đối với hoạt động đưa đón học sinh, sinh viên của đơn vị mình; Tập huấn, hướng dẫn lái xe và người đưa đón học sinh các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo an toàn giao thông; yêu cầu các cơ sở giáo dục đào tạo chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với các đơn vị kinh doanh vận tải đã được cấp giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định; các phương tiện trong quá trình hoạt động phải đảm bảo về niên hạn sử dụng, đăng kiểm và được cấp phù hiệu xe kinh doanh vận tải theo quy định.
Đặc biệt, trên xe phải có người chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra danh sách, duy trì trật tự, vệ sinh và hướng dẫn, nhắc nhở học sinh thực hiện các quy định và kỹ năng an toàn khi ngồi trên xe và khi lên, xuống xe ô tô.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT có trách nhiệm thống kê danh sách xe ô tô của các cơ sở giáo dục (xe nội bộ) và xe ô tô của các đơn vị vận tải đã hợp đồng với các cơ sở giáo dục để đưa đón học sinh; rà soát, thống kê danh sách xe ô tô thường xuyên đưa đón học sinh đến trường của các đơn vị vận tải,.. gửi về Sở GTVT để phối hợp kiểm tra,theo dõi và chấn chỉnh, xử lý vi phạm.
Ngoài ra, UBND TP giao UBND các quận, huyện phối hợp Sở GD&ĐT tổ chức kiểm tra, rà soát các trường học sử dụng các xe ô tô hợp đồng đưa đón học sinh, yêu cầu các cơ sở giáo dục và đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện đầy đủ quy định về an toàn giao thông đối với phương tiện, người lái; chỉ đạo Phòng Giáo dục tăng cường kiểm tra việc đưa đón học sinh theo quy định; chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động đưa đón học sinh bằng xe ô tô.
Đối với UBND các phường, xã sẽ có trách nhiệm kiểm soát tình hình vận chuyển đưa đón học sinh bằng xe ô tô chở khách đối với các cơ sở giáo dục cấp tiểu học, mầm non, nhà trẻ.
UBND TP Đà Nẵng yêu cầu Công an TP có trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông; đặc biệt kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động đưa đón học sinh bằng ô tô theo quy định; tổ chức công tác tuyên truyền pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho các trường học.
Theo VietTimes
Khẩn trương sửa chữa hư hỏng đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa lũ 2019
Để bảo đảm an toàn giao thông trong mùa mưa bão và lũ lụt còn diễn biến phức tạp từ nay tới cuối năm, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị liên quan chỉ đạo khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, khắc phục hư hỏng đường bộ.
Sửa chữa hư hỏng đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa lũ 2019 (Ảnh minh họa)
Cụ thể, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ, các Sở Giao thông vận tải (GTVT); các Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án BOT;... chủ động đề ra các giải pháp cụ thể, tăng cường kiểm tra, theo dõi, sớm phát hiện các hư hỏng đường bộ để kịp thời xư lý.
Bên cạnh đó, các đơn vị quản lý đường và nhà thầu bảo dưỡng phải cập nhật ngay thông tin hư hỏng vào " Nhật ký tuần đường ", hồ sơ quản lý đường, các phần mềm GOV.ONE và các công cụ lưu trữ quản lý đường khác.
Đối với nhà thầu quản lý bảo dưỡng đường bộ nếu không thực hiện đúng hợp đồng, tiêu chuẩn bảo dưỡng, quy trình bảo trì, Thông tư 04/2019/TT-BGTVT về tuần đường và tuần kiểm đường bộ, thì phải kiên quyết xử lý hành chính, xử lý tài chính (trừ tiền), báo cáo để Tổng cục ĐBVN xem xét cấm hoặc trừ điểm khi lựa chọn thực hiện các gói thầu sau này.
Đối với đơn vị, cá nhân thuộc Cục, Sở, Doanh nghiệp làm chủ dự án (chủ sở hứu hoặc người quản lý sử dụng công trình) thì các cơ quan, đơn vị này phải tự xử lý tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ.
Đặc biệt, Tổng cục đường bộ Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải hoàn thành sửa chữa trong phạm vi 2 ngày đối với hư hỏng đường ô tô cao tốc. Riêng các hố sâu hơn 10 cm phải dặm vá ngay bằng vật liệu để khắc phục mất an toàn giao thông do xe chạy tốc độ cao trên cao tốc.
Phải sửa chữa bằng kết cấu mặt đường hiện hữu hoặc theo tiêu chuẩn quy định, thời gian hoàn thành trong phạm vi 3 - 5 ngày đối với quốc lộ, riêng các hố sâu trên 10 cm không để tồn tại quá 1 ngày (trường hợp đặc biệt chưa khắc phục được hố sâu thì phải có biện pháp cảnh báo).
Trường hợp mặt đường xuất hiện hư hỏng nhưng trời mưa trên các quốc lộ phải sử dụng kết cấu chống được nước hoặc dùng cấp phối đá dăm, đá dăm tiêu chuẩn, cấp phối cuội sỏi để lấp vào các hố lún lõm, ổ gà để đảm bảo giao thông tạm.
Khi hết mưa trong 3 - 5 ngày phải hoàn thành việc sửa chữa (cắt, dùng máy nén khí làm khô miếng vá, tưới dính bám, vá, lu lèn móng mặt đường) như kết cấu hiện hữu hoặc theo tiêu chuẩn quy định.
Nếu xảy ra những hư hỏng lớn như sạt, lở nền đường, ta luy dương, ta luy âm và các hư hỏng khác do thiên tai thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT của Bộ GTVT quy định về công tác phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai trong ngành đường bộ.
Đối với các gói thầu sửa chữa trên đường đang khai thác, Tổng cục đường bộ Việt Nam đề nghị các nhà thầu triển khai thi công nhanh, gọn, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
Nếu không thực hiện biện pháp đảm bảo giao thông phải trừ một phần hoặc toàn bộ dự toán chi phí "hạng mục chung" tùy theo mức độ vi phạm, đồng thời kiên quyết xử lý nhà thầu vi phạm.
Theo Congluan
TP.HCM: Tài xế phản đối vì nhầm tưởng Grab tăng phí sử dụng ứng dụng Một số tài xế GrabBike tụ tập phản đối vì nhầm tưởng Grab tăng phí sử dụng ứng dụng, tuy nhiên Grab cho biết công ty chỉ thu hộ thuế. Trong hai ngày 26, 27/8, một số tài xế GrabBike tụ tập tại văn phòng Grab ở Quận 10, Quận 7 (TP.HCM) để phản đối, cho rằng Grab tăng mức phí sử dụng...