Sau vụ nổ ở Z121: Dừng xem xét cho phép đốt pháo
Sau sự cố nổ kho pháo hoa của Nhà máy Z121 làm ít nhất 24 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương, đại diện Bộ Công an cho biết chưa thể xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ thông qua việc cho phép bán rộng rãi sản phẩm pháo không tiếng nổ.
Trao đổi với Báo Người Lao Động sáng 15/10, Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục 7) – Bộ Công an, cho biết thời điểm này chưa thể xem xét tới việc cho phép bán rộng rãi các sản phẩm pháo hỏa thuật giải trí (pháo không tiếng nổ) của Nhà máy Z121, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng – Bộ Quốc phòng.
Thử nghiệm đốt pháo hoả thuật giải trí tại Nhà máy Z121
Sau vụ nổ kho pháo hoa kinh hoàng tại Xí nghiệp 4 Nhà máy Z121 đóng trên địa bàn hai xã Võ Lao và Khải Xuân, huyện Thanh Ba (tỉnh Phú Thọ) khiến ít nhất 24 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương dư luận càng có nhiều lý do để ngại về việc đảm bảo an toàn cháy nổ trong sản xuất, bảo quản các loại pháo hoa, pháo hỏa thuật giải trí.
Trước đó, Bộ Công an đã nhận được văn bản của Văn phòng Chính phủ đề nghị xem xét kiến nghị mới đây của Bộ Quốc phòng gửi Thủ tướng Chính phủ xung quanh việc xem xét cho phép Nhà máy Z121 được sản xuất, bán rộng rãi các sản phẩm pháo hỏa thuật giải trí ra thị trường.
Văn phòng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an rà soát lại các quy định của pháp luật hiện hành cũng như đặc điểm, mức độ an toàn cho người sử dụng đối với các sản phẩm pháo này. Trường hợp gặp khó khăn thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết.
Sản xuất pháo hoả thuật giải trí tại Nhà máy Z121
Video đang HOT
Lãnh đạo Nha may Z121 cho biết đơn vị này đang sản xuất trên 40 sản phẩm phao hoa, phao hỏa thuật giải trí theo mâu ma đươc chuyên giao công nghê, ky thuât cua nươc ngoai, chu yêu tư Nhât Ban va My. Nhà máy Z121 dự định xin phép bán rộng rãi khoảng 10 sản phẩm.
Cách đây không lâu các sản phẩm này đã được Viện Thuốc phóng- Thuốc nổ, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng thẩm định đạt tiêu chuẩn an toàn và nguy cơ cháy nổ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN1995). Lãnh đạo Nhà máy Z121 cho biết chỉ cần Bộ Công an sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2010 về quản lý và sử dụng pháo là đủ để bán rộng rãi các sản phẩm pháo không tiếng nổ.
Tuy nhiên do vấn đề này liên quan đến “pháo” – đang bị cấm sử dụng – nên rất nhạy cảm và cần phải xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ
Theo T.Kha
Tết này được dùng pháo hoa giải trí?
Sau cuộc hội thảo mới đây về sản xuất, kinh doanh pháo phát sáng (pháo không gây tiếng nổ) tại Nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) ở Phú Thọ, xuất hiện một số thông tin trên mạng cho rằng, Tết này người dân sẽ được đốt pháo.
Xung quanh vấn đề này, PV Tiền Phong có cuộc trao đổi với đại tá Nguyễn Trí Dũng (Phó Giám đốc Kỹ thuật Nhà máy Z121). Đại tá Dũng nói:
"Trước tiên ta phải hiểu đây chỉ đơn thuần là các sản phẩm pháo hoa giải trí, hoàn toàn không gây ra tiếng nổ mà chỉ thiên về nghệ thuật trình diễn ánh sáng. Nói là đốt pháo cũng đúng một phần vì cũng phải dùng đến lửa, nhưng tuyệt nhiên sản phẩm của chúng tôi không giống và không nhằm mục đích thay thế cho pháo nổ đã bị nhà nước cấm".
Đại tá Nguyễn Trí Dũng
Tại hội thảo, các đơn vị liên quan có quan điểm như thế nào về vấn đề này?
Hội thảo có sự tham gia của Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an), đại diện Vụ Nội chính - Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo Cục Hóa chất, Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Các ý kiến tại hội thảo đều rất ủng hộ sản phẩm của nhà máy, đưa pháo hoa giải trí vào phục vụ nhu cầu giải trí văn hóa, tinh thần lành mạnh của nhân dân.
Theo Nghị định 36/CP/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo và Thông tư số 08/2010/TT-BCA ngày 5/2/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 36 thì nhóm sản phẩm pháo phát sáng (pháo không gây tiếng nổ) không bị cấm. Hiện đã có nhiều sản phẩm pháo phát sáng đã được dùng trong sinh hoạt văn hóa như lễ cưới, sinh nhật, mừng thọ... Nhưng tất cả các sản phẩm hiện nay đều là sản phẩm không rõ nguồn gốc, không quản lý được chất lượng, được nhập lậu về và lưu thông trôi nổi trên thị trường.
Rõ ràng, nhu cầu vui chơi, giải trí trong nhân dân rất lớn. Nếu Nhà máy Z121 sản xuất loại pháo này, người dân sẽ được tiếp cận, tiêu thụ các mặt hàng có xuất xứ hàng hóa rõ ràng, chất lượng tốt, bảo đảm an toàn và các điều kiện bảo vệ môi trường.
Một loại pháo hoa giải trí của nhà máy
Hiện tại nhà máy sản xuất được bao nhiêu sản phẩm? Độ an toàn của các sản phẩm thế nào, thưa ông?
Hiện tại nhà máy chúng tôi sản xuất được gần 20 sản phẩm pháo hoa giải trí, có nhiều loại hấp dẫn đã được sử dụng trong nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hoá tập thể thời gian qua như: Ống phun nước bạc, tháp nến hạnh phúc, cánh hoa xoay, ống phun sao, ống chữ lửa, giàn phun sao trên xe đạp, ống phun viên rồng lửa, ngọn lửa nhấp nháy, đuốc lửa cầm tay màu đỏ...
Theo số liệu được đưa ra tại hội thảo, hằng năm các sản phẩm tương tự như pháo phát sáng (pháo không gây tiếng nổ) được người dân sử dụng không rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đều là hàng nhập lậu, với số lượng khoảng 100 tấn mỗi năm. Tình trạng này vừa gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát chất lượng, mức độ an toàn, vừa gây thất thu thuế cho Nhà nước.
Còn về độ an toàn thì hoàn toàn có thể yên tâm. Thực tế, nhà máy đã sản xuất được nhiều sản phẩm đòi hỏi độ chính xác và an toàn cao như hạt nổ cho nhiều loại vũ khí, các sản phẩm cho ngành khai thác khoáng sản... Đối với lĩnh vực pháo hoa, ngay từ đầu chúng tôi đã cử người sang Nhật Bản để học hỏi quy trình sản xuất, áp dụng công nghệ Nhật Bản vào sản xuất tất cả các sản phẩm của nhà máy.
Nhiều năm nay, nhà máy đã sản xuất nhiều loại pháo hoa trình diễn phức tạp để phục vụ những ngày lễ, tết của tất cả các tỉnh thành trên cả nước, chưa bao giờ để xảy ra sự cố kỹ thuật. Với các loại pháo hoa nghệ thuật, nhà máy đã chủ động xây dựng bộ tiêu chí an toàn gần như tuyệt đối cho các sản phẩm do nhà máy sản xuất.
Ông có thể so sánh với những sản phẩm đang trôi nổi trên thị trường?
Tôi nghĩ người tiêu dùng bây giờ thông thái lắm, với hai sản phẩm cùng loại thì nhất định người ta sẽ chọn sản phẩm có xuất xứ rõ ràng để dùng. Về chất lượng như đã nói ở trên tôi khẳng định là sản phẩm của nhà máy có chất lượng hơn hẳn. Còn về giá cả, chúng tôi đã tham khảo những sản phẩm trôi nổi trên thị trường. Sau khi tính toán, chúng tôi khẳng định sản phẩm của mình có thể cạnh tranh sòng phẳng với những sản phẩm trôi nổi, không rõ xuất xứ.
Nhà máy đã xuất khẩu pháo hoa đến những thị trường nào thưa ông?
Chúng tôi đã sản xuất pháo hoa trình diễn và xuất khẩu hơn 20 năm rồi. Thị trường chính của nhà máy là Nhật Bản, Mỹ và một số thị trường khó tính khác. Sản phẩm của chúng tôi được bạn hàng đánh giá rất cao và giá trị đơn hàng năm sau luôn cao hơn năm trước.
Để đưa những sản phẩm của nhà máy ra thị trường, theo ông còn những khó khăn gì?
Để đưa được pháo hoa giải trí ra thị trường chúng tôi còn đang vướng một số thủ tục và quản lý. Tổ chức hội thảo cũng là dịp để các bộ ngành liên quan hiểu được những sản phẩm của chúng tôi. Sau hội thảo, với sự ủng hộ của các bộ ngành và đặc biệt căn cứ trên nhu cầu hiện nay của xã hội, chúng tôi tiếp tục làm việc với các bộ ngành liên quan để sớm đưa sản phẩm ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Cảm ơn ông!
Theo 24h
Chính phủ sẽ xem xét "pháo không tiếng nổ" Bộ trưởng Vũ Đức Đam ngày 26/5 cho biết Chính phủ sẽ xem xét đề xuất cho đốt pháo hỏa thuật giải trí, song việc sửa quy định pháp luật không phụ thuộc hoàn toàn vào Chính phủ. Ngày 26/5, trả lời câu hỏi của báo chí về đề xuất cho đốt pháo hoa không tiếng nổ vào dịp Tết Nguyên đán tại...