Sau vụ giàn khoan HD 981: Trung Quốc ‘mất điểm’ trong mắt người dân
Trung Quốc không thu được dầu khi đưa giàn khoan vào Việt Nam và cái họ nhận được là cái nhìn thiếu thiện cảm của người dân trong nước và trên toàn thế giới.
Sau vụ giàn khoan HD 981: Trung Quốc ‘mất điểm’ trong mắt người dân
Trung Quốc mất điểm
Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew (một cơ quan nghiên cứu chiến lược uy tín của Mỹ) hồi tháng 6 vừa qua, chính quyền Trung Quốc bị nhìn nhận một cách tiêu cực ở Trung Đông, cũng như ở các nước châu Âu như Tây Ban Nha, Ba Lan, Ý Đức, Pháp và Hy Lạp. Tại Mỹ, 58% người được hỏi nói họ thiếu tin tưởng với chính quyền ông Tập Cận Bình
Nhưng nơi Trung Quốc mất điểm nhất là ở các nước láng giềng. 87% số người được hỏi ở Nhật nói rằng họ không tin tưởng hành động của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế. Đa phần dân ở nhiều nước châu Á (nơi Pew tiến hành khảo sát với người dân 44 quốc gia) đang lo lắng về tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc và e ngại rằng Bắc Kinh có thể đẩy khu vực vào chiến tranh.
Video đang HOT
Dân các nước đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc là những người bày tỏ lo ngại lớn nhất. Ở Philippines, 93% số người được hỏi nói rằng họ lo lắng Trung Quốc gây ra xung đột, con số đó ở Nhật Bản là 85%. Nhưng ngay cả ở Hàn Quốc, vốn có quan hệ ấm dần với Trung Quốc gần đây, cũng có 83% số người được hỏi chia sẻ mối lo ngại như vậy.
Mỹ ghi điểm tại châu Á
Khảo sát về cái nhìn thiện cảm với TQ và Mỹ ở các quốc gia
Do quan niệm cho rằng Trung Quốc là kẻ bắt nạt các nước láng giềng nên người dân các nước châu Á đã có tâm lý muốn gần gũi nước Mỹ hơn. Khảo sát cho thấy đa phần người dân của 8 trong số 11 quốc gia châu Á muốn Mỹ trở thành đồng minh số 1 của họ. Chỉ có ba quốc gia châu Á coi Mỹ như mối đe dọa lớn là Trung Quốc (tất nhiên), Malaysia và Pakistan. Trong số đó, Pakistan là đồng minh thân cận của Trung Quốc và đang có hiềm khích với Mỹ.
Bảng số liệu mà Pew đưa ra cho thấy tại Nhật, tâm lý thân Mỹ, lo ngại Trung Quốc dâng cao nhất. Chỉ có 7% người Nhật có cái nhìn tích cực về Trung Quốc trong khi số người dành cho Mỹ cái nhìn tích cực là 66%.
Tại Philippines, số người có đánh giá tích cực về vai trò của Mỹ lên đến 92% và chỉ có 38% có cái nhìn tích cực về Trung Quốc. Tại Ấn Độ, số người nhìn tích cực về Mỹ là 55% trong khi chỉ có 31% người được hỏi nhìn nhận vai trò tích cực của Trung Quốc. Tại Hàn Quốc, số người nhìn nhận vai trò tích cực của Mỹ cũng bỏ xa số người tin tưởng Trung Quốc (82% so với 56%).
Theo Xahoi
Học giả Mỹ: Trung Quốc mang giàn khoan đi nắn gân láng giềng
Việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan ra khỏi khu vực mà họ thăm dò trái phép trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, được Bộ ngoại giao Mỹ hoan nghênh. Tuy nhiên, các học giả Mỹ vẫn tỏ ý hoài nghi về ý đồ sau đó của Trung Quốc.
Trung Quốc rút giàn khoan chỉ là tạm thời
Bà Jennifer Richmond, người phụ trách vấn đề Trung Quốc của cơ quan dự báo chiến lược toàn cầu Stratfor rất uy tín tại Mỹ, tỏ ra rất thận trọng trước động thái dịch chuyển giàn khoan của Trung Quốc. Bà cho biết việc Trung Quốc rút giàn khoan chỉ là tạm thời và nó quay lại biển Đông chỉ là vấn đề thời gian.
"Bạn đã thấy giàn khoan đến rồi đi, nhưng bạn sẽ tiếp tục nhìn thấy chiến thuật kiểu này (trên biển Đông), nó không chỉ dành cho Việt Nam mà còn dành cho các nước khác như Philippines", bà Richmond phân tích.
Theo ý đó thì có thể thấy sau khi đem giàn khoan vào hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) nhằm khiêu khích Việt Nam thì sau đó, nó có thể dùng để đo phản ứng của Philippines hay bất kỳ quốc gia nào khác.
Và một ngày nào đó, nó cũng có thể di chuyển sâu hơn xuống phía Nam biển Đông vào vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, Brunei hay Indonesia miễn là nó bên trong đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vạch ra. Một tháng trước, Trung Quốc cũng triển khai một loạt giàn khoan trong đó có giàn hoạt động ngay gần đảo Đông Sa do Đài Loan (TQ) kiểm soát.
Giàn khoan không để khoan dầu
Nhiều người tin rằng Biển Đông là giàu trữ lượng dầu mỏ và khí đốt, nhưng bà Richmond tin rằng giàn khoan của Trung Quốc hoạt động vì mục đích khác. "Vấn đề với các láng giềng là một công cụ được Trung Quốc sử dụng để kêu gọi chủ nghĩa dân tộc. Không một người bình thường nào lại băn khoăn về chuyện các nước ASEAN là mối đe dọa? Nhưng giới chính trị có thể sử dụng điều này để phục vụ mục đích của họ", bà phân tích.
Do vậy, bà Richmond tin rằng nguy cơ tranh chấp ở Biển Đông sẽ không giảm đi trong thời gian tới. Hiện Trung Quốc và Philippines cũng có những căng thẳng lớn xung quanh vấn đề biển Đông. Đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự vạch ra ở biển Đông đã xâm phạm đặc quyền kinh tế của nhiều nước trong đó có Philippines.
Hai bên có tranh chấp tại bãi Scarborough vốn nằm trong khu vực 200 hải lý mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Philippines đã kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế nhờ phân xử vùng bãi cạn này nhưng Trung Quốc từ chối theo kiện.
Theo Một Thế Giới
Chuyên gia Nga lý giải Trung Quốc di chuyển giàn khoan Chuyên gia Nga cho rằng thái độ của Việt Nam đóng vai trò lớn khiến TQ di chuyển giàn khoan nhưng cũng cảnh báo TQ không từ bỏ dã tâm. "Thái độ Việt Nam đóng vai trò lớn" Theo tờ Tiếng nói nước Nga dẫn ý kiến của chuyên gia Dmitry Mosyakov, Viện Nghiên cứu phương Đông, ngoài lý do về mùa bão...