Sau vụ gây rối tại Bình Dương: Sát cánh cùng doanh nghiệp vượt khó
Sau vụ gây rối tại Bình Dương làm các doanh nghiệp (DN) bị thiệt hại về tài sản, tất cả các ban ngành tỉnh Bình Dương đã sát cánh, tìm mọi cách giúp DN nhanh chóng khôi phục, ổn định sản xuất.
Niềm tin đã trở lại
Hơn 95% DN bị ảnh hưởng tại Bình Dương đã trở lại ổn định sản xuất
Liên tiếp các đoàn công tác của tỉnh Bình Dương được thành lập để xuống địa bàn, trực tiếp nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn cho các DN. Gần đây nhất, ngày 27/5, đoàn công tác do Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm cùng đại diện các sở, ban, ngành, thị xã Thuận An đã đến thăm hỏi, động viên và tìm hiểu tình hình tại một số DN trên địa bàn bị ảnh hưởng sau vụ gây rối vừa qua.
Có mặt tại Công ty TNHH Giày Thông Dụng (100% vốn nước ngoài, P.An Phú, TX.Thuận An), đoàn công tác đã lắng nghe những chia sẻ, tâm tư của ông Tsai Hun Lie – Tổng Giám đốc Công ty này. Theo ông Tsai Hun Lie, sau sự cố xảy ra, công ty đã thông báo cho cơ quan chức năng, người lao động (NLĐ) tạm ngưng hoạt động để ổn định tình hình. “Sau khi tiếp xúc với cơ quan chức năng và nghe thông tin cụ thể, tôi rất tin tưởng vào những chính sách hỗ trợ của tỉnh Bình Dương và của Chính phủ Việt Nam. Tôi mong muốn giữ lại 4.500 công nhân để tiếp tục sản xuất” – ông Tsai Hun Lie chia sẻ.
Sau khi nghe những trình bày của Tổng giám đốc Công ty TNHH Giày Thông Dụng, đoàn công tác khẳng định trong thời gian tới, các sở, ngành và TX.Thuận An sẽ tích cực hỗ trợ công ty giải quyết vấn đề về các khoản lương, chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho công nhân của công ty. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cũng đang kết hợp với công ty thống kê, giải quyết thỏa đáng cho NLĐ.
Chủ tịch nước gặp gỡ các nhà đầu tư nước ngoài, hiện các DN đã tin tưởng vào chính phủ Việt Nam và sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh Bình Dương
Trong một đợt tiếp xúc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương để bàn về hướng xử lý, khắc phục hậu quả sau vụ gây rối vào ngày 13/5, ông Chang Liang Ping, Tổng Giám đốc Công ty TNHH May mặc quốc tế Viet Hsing (100% vốn nước ngoài, P.Bình Chuẩn, TX.Thuận An) tâm sự: “Là người Đài Loan và đã sinh sống ở Việt Nam 23 năm nay, dự án Viet Hsing đã có mặt 20 năm, tôi yêu mến đất nước, con người Việt Nam như quê hương thứ 2 của mình. Công nhân Việt Nam rất cần cù, thông minh và chịu khó. Do vậy, khi xảy ra sự cố, tôi vẫn tin tưởng vào sự hỗ trợ kịp thời từ chính quyền các cấp, những chính sách của tỉnh sẽ giúp công ty sớm ổn định sản xuất”.
Video đang HOT
“Trong những lúc khó khăn nhất, nhiều nhân viên và công nhân Việt Nam đã giúp đỡ, gắn bó với tôi nên không có lý do gì tôi bỏ họ cả. Tôi sẽ tiếp tục đầu tư lâu dài, nhất là mảnh đất Bình Dương đã gắn bó với tôi gần 20 năm nay”, ông Chang Liang Ping khẳng định.
Sát cánh cùng DN
Chủ tịch nước cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương đến thăm DN sau vụ gây rối
Sau khi nghe những kiến nghị của đại diện các công ty, đoàn công tác, lãnh đạo UBND tỉnh đã ghi nhận và chỉ đạo các sở, ban, ngành nhanh chóng có hướng hỗ trợ cụ thể cho công ty để nhanh chóng ổn định tình hình sản xuất. Những đề xuất, kiến nghị của công ty, tỉnh sẽ có hướng hỗ trợ kịp thời, nhất là lương của NLĐ, các chính sách BHXH, BHTN, chia sẻ những khó khăn và mong muốn công ty.
“Sau sự cố đáng tiếc xảy ra, lãnh đạo tỉnh đã nhanh chóng đề ra các giải pháp hỗ trợ DN, ổn định tình hình. Chính sách nào vượt thẩm quyền, UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo của Trung ương để tạo điều kiện tốt nhất cho các DN sớm khắc phục hậu quả, ổn định tình hình sản xuất. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 95% DN bị ảnh hưởng hoạt động trở lại bình thường. Hầu hết DN tin tưởng vào các chính sách hỗ trợ của tỉnh về miễn, giảm, giãn thuế đất, thuế DN; ưu tiên hỗ trợ DN bị ảnh hưởng nhập khẩu máy móc khôi phục sản xuất. Đối với các DN gặp khó khăn về giấy tờ, thủ tục trong quá trình khôi phục sản xuất, tỉnh tạo điều kiện hết khả năng để hỗ trợ DN hoàn tất hồ sơ trong thời gian sớm nhất” – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm khẳng định.
Các chế độ liên quan đến người lao động đang được tỉnh Bình Dương nhanh chóng xử lý
Ông Huỳnh Đình Trí, Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Dương cho biết, trong số 600 DN báo cáo bị thiệt hại, có 44 đơn vị chịu thiệt hại nặng, 22 đơn vị bị đốt cháy nhà xưởng, văn phòng. Hơn 10 ngày qua, cán bộ thuế phải làm ngày đêm, kể cả thứ 7, Chủ nhật để hỗ trợ hướng dẫn khấu trừ thuế thu nhập đầu vào, thực hiện các thủ tục hỗ trợ về mặt hóa đơn…
“Dự toán tiền thuế được giao của Bình Dương năm 2014 là 21 nghìn tỷ đồng. Do sự cố xảy ra, ngành thuế tỉnh chắc chắn khó đạt chỉ tiêu đề ra. Với tình hình vừa qua, gánh nặng thu thuế tăng thêm 16-18% chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thu ngân sách. Trước mắt việc triển khai hỗ trợ cho DN kịp thời là cần thiết nhất. Bên cạnh đó sẽ ưu đãi thuế cho các DN được áp dụng theo trường hợp thiên tai, hỏa hoạn” – ông Trí chia sẻ.
Trung Kiên
Theo Dantri
Bầu Kiên quyết liệt tố thanh tra viên không tuân thủ pháp luật
Tại phiên tòa sáng nay (27/5), bầu Kiên tiếp tục gây sốc khi nhận định "Kết quả giám định của thanh tra viên là không đầy đủ, không chính xác, không tuân thủ pháp luật".
Mặc dù chiều qua, HĐXX đã tuyên bố kết thúc phần xét hỏi. Tuy nhiên, do các luật sư tiếp tục gửi đơn đề nghị nên phần xét hỏi lại được tiếp tục.
Cũng tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Huỳnh Quang Tuấn cho biết: "Đối với việc ủy thác nhân viên đi gửi tiền, tôi cho rằng đó là hoạt động sai theo điều 106 Luật Tô chưc tin dung 2010 và điều lệ của ACB. Đấy là suy nghĩ của tôi vào thời điểm 2013 khi Cơ quan điêu tra hỏi tôi, sau khi vụ Huyền Như xảy ra rồi. Tôi cho rằng câu trả lời lúc đấy có thể gây ra hiểu lầm. Hôm nay tôi xin nói lại, đó là ý kiến cá nhân tôi khi trả lời kiểm soát viên. Tôi xin rút lại ý kiến này. Việc đúng hay sai thì do cơ quan chức năng quyết định".
Trả lời HĐXX bị cáo Pham Trung Cang cho biết: "Tư ngày 31/12/2010, tôi từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT ACB sang làm việc ở Eximbank, từ đó về sau tôi không nhận được báo cáo nào và chỉ đạo điều gì ở ACB. Việc ACB mất tiền trong vụ án Huyền Như, tôi cũng không được báo cáo, sau đó đi họp ở Ngân hang Nha nươc tôi mới được nói cho biết. Tôi cũng không biết ban điều hành còn thực hiện việc gửi tiền hay không sau khi tôi đi".
Bầu Kiên va đông pham tai phiên xet xư ngay 27/5.
Trả lời về vấn đề này, đại diện Ngân hang Nha nươc nhấn mạnh: "Việc cấp tín dụng theo luật các tô chưc tin dung cũ và mới không thay đổi nhiều. Việc cấp tín dụng khác, có một số văn bản về cho vay, bảo lãnh, thanh toán, còn các hoạt động khác tuân theo điều 127, 128 Luật các tô chưc tin dung khi tính hạn mức cho vay một khách hàng thì cộng cả cho vay trái phiếu nhưng không vượt quá 25% vôn điêu lê của tô chưc tin dung Tất cả các tô chưc tin dung không được thực hiện bất kỳ nghiệp vụ nào chưa được cấp giấy phép".
Như phiên tòa xét xử chiều qua (26/5), bà Đặng Ngọc Lan cho biết: Công ty B&B do ba lam Tông Giam đôc không nhận được văn bản nào của cơ quan thuế về việc nộp thuế sai quy định.
Trả lời vấn đề này, đai diên Cục Thuế Ha Nôi cho hay: "Năm 2009, B&B không có vấn đề gì về thuế, nhưng đây là cơ quan điêu tra phát hiện ra công ty này trốn thuế chứ không phải do cục thuế phát hiện. Điều này đang cần được chứng minh. Bộ Công an đã có công văn gửi Bộ Tài chính và giám định viên".
Được phép của HĐXX, bị cáo Kiên lên tiếng quyết liệt: "Như tôi đã nói, ý kiến của Chi Cục thuế là không phù hợp với chức năng nhiệm vụ của môt chi cục thuế. Kết quả giám định của thanh tra viên là không đầy đủ, không chính xác, không tuân thủ pháp luật. Cho đến nay, B&B vẫn không nhận được văn bản nào của cơ quan thuế về việc nộp thuế sai quy định. Tôi cho rằng văn bản kết luận thanh tra của ông Phó Cục trưởng Cục Thuế Ha Nôi là văn bản pháp quy, vẫn có hiệu lực cho đến bây giờ. Trong quá trình quyết toán của B&B, Cục thuế HN đã xin ý kiến Tổng cục Thuế và được trả lời bằng văn bản. Tôi đề nghị Tổng cục Thuế và Cục thuế HN bổ sung 2 văn bản trả lời này vào hồ sơ vụ án".
Bầu Kiên cho rằng, kết quả giám định của thanh tra viên là không chính xác, không tuân thủ pháp luật.
Tiếp lời bị cáo Kiên, bà Đặng Ngọc Lan - Tông Giam đôc B&B nhấn mạnh: "Nếu có vấn đề vi phạm về thuế, theo nhận thức cá nhân của tôi, cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn cho doanh nghiêp để bổ sung".
Bên cạnh đó, bầu Kiên cũng khẳng định: "Tôi chỉ báo đúng nội dung của Nghị quyết là thường trực HĐQT của ACB cấp hạn mức 700 tỷ cho ACBS lựa chọn cổ phiếu để đầu tư. Việc lựa chọn danh mục đầu tư thuộc thẩm quyền của Hội đồng đầu tư ACBS, nếu thấy cần thiết thì sẽ trình với tôi.
Theo bầu Kiên, việc ACI và ACI Hà Nội mua cổ phiếu ACB là quyết định với tư cách chủ tịch HĐQT, không liên quan đến ACB và ACBS".
Trả lời câu hỏi của HĐXX, bầu Kiên liên tục khẳng định: "Tôi không liên hệ với VietBank và KienLongbank nên không biết nguồn tiền nào để mua trái phiếu và tôi cũng không nhận được khuyến cáo của PWC về việc đầu tư cổ phiếu ACB của ACBI".
Theo Đời sống Pháp luật
Mở đường cho doanh nghiệp... "chết" Tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động, giải thể, phá sản phải đi chung với cơ chế kiểm soát chặt chẽ, chế tài đủ mạnh để xử lý đơn vị cố tình vi phạm. Theo số liệu của Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), trong 4 tháng đầu năm 2014, cả nước...