Sau vụ cô giáo tát học sinh gây sốc tại TPHCM: Có nên lắp camera giám sát?
Nghi ngờ con bị cô giáo đánh, phụ huynh lớp 2/11 Trường tiểu học Phan Chu Trinh (TP HCM) bí mật lắp camera đã phát hiện cô giáo tát, véo tai, mắng chửi học sinh. Từ sự việc này, nhiều phụ huynh băn khoăn, có nên lắp camera trong phòng học?
Cô giáo đang véo tai một học sinh
Trong 3 ngày 27,28 và 29/9, cô giáo chủ nhiệm lớp 2/11 Trường tiểu học Phan Chu Trinh (TP HCM) đã đánh, véo tai nhiều học sinh trong lớp. Sự việc được một phụ huynh học sinh bí mật gắn camera trong lớp học, sau khi được nhiều học sinh phản ánh các cháu bị cô giáo bạo hành. Trong 23 phút trích xuất từ máy quay cho thấy, cô giáo “ra tay” với rất nhiều học sinh, trong đó nhiều em bị véo tai ghì xuống, có em bị tát, đánh vào đầu.
Sự việc khiến nhiều phụ huynh bức cho rằng, “ cô giáo như mẹ hiền” lại hành xử với học sinh như vậy. Điều đáng nói, các em học sinh lớp 2 chỉ mới 7 tuổi và đang trong tháng đầu tiên của năm học. Sự việc vỡ lở, cô giáo trong clip đã bị đình chỉ. Lãnh đạo Sở GD&ĐT TP HCM khẳng định, hành động của cô giáo là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo, phải cho ra khỏi ngành giáo dục.
Trên các diễn đàn hội cha mẹ học sinh các trường, nhiều ý kiến cho rằng, việc lắp camera là cần thiết. Bởi, camera không chỉ giúp các nhà quản lý giám sát việc tổ chức dạy học của giáo viên mà còn nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh trong các tình huống khác. Hiện nay, một số trường ngoài công lập từ bậc mầm non đến phổ thông đã lắp camera để giám sát. Duy chỉ có hệ thống trường công lập, kể cả bậc mầm non cũng e ngại vấn đề lắp camera.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Trường An, phụ huynh học sinh ở quận Hoàng Mai cho rằng, nếu cô giáo không có hành xử sai trái với học sinh thì không ngại gì việc lắp camera giám sát lớp học. Còn giáo viên vẫn ngại, lo bị bắt lỗi chứng tỏ giáo dục chưa vì học sinh. Theo anh An, phụ huynh sẽ không lên tiếng về việc cô giáo phạt học sinh hư, học sinh phạm lỗi nhưng phải có phương pháp sư phạm chứ không đánh, chửi để học sinh sợ.
Một phụ huynh khác cho biết, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, cô giáo có hỏi ý kiến phụ huynh về việc đưa ra các hình thức xử phạt nhẹ nhàng nếu các con mắc lỗi và 100% phụ huynh đều giơ tay đồng tình. Theo cô giáo, trong học tập cô dùng hoa, mặt cười, mặt mếu và các lời nhận xét như: “Cô khen”; “Con cần cố gắng” ; “Con có tiến bộ”…tuy nhiên, trong quản lý lớp học gồm nhiều nội dung khác. Có em mới vào lớp 1, đang học bỗng dưng đứng dậy đi ra ngoài; có em nghịch luôn tay luôn chân; cũng có em không chịu ngủ trưa…
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, các trường học của các nước trên thế giới đa số đều lắp camera giám sát để quản lý học sinh cũng như nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trong trường học.
Ở Việt Nam hiện cũng đã có một số trường thực hiện việc này, đặc biệt là ở bậc mầm non, phụ huynh có nhu cầu giám sát xem hàng ngày con hoạt động thế nào, ăn, ngủ ra sao. Thông thường, phụ huynh sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi gửi con ở cơ sở giáo dục có camera giám sát.
Vì thế, TS Tùng Lâm cũng cho rằng, việc lắp camera trong trường học là cần thiết, giúp cho việc quản lý giáo dục thuận lợi hơn. Tuy nhiên, khi thực hiện các trường cần có sự đồng thuận của đội ngũ giáo viên. Bởi vì ngoài việc đảm bảo an toàn, an ninh cho học sinh, khi thầy cô dạy học có camera sẽ cảm thấy áp lực hơn, chưa kể, một số phụ huynh khi chưa hiểu về câu chuyện, phương pháp dạy học trên lớp mà chỉ xem qua màn hình dễ xảy ra bất hoà, gây thêm áp lực cho thầy cô giáo.
Theo Tiền phong
Học sinh tiểu học bị phạt đến mức nôn ói, phụ huynh yêu cầu xử lý nghiêm thầy giáo
Một giáo viên thể dục tiểu học ở Long An đã bị khiển trách vì phạt nhiều học sinh đứng lên ngồi xuống liên tục do quên mang dụng cụ học tập.
Chiều 2/5, ông Lê Văn Đức, Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Văn Dương (xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, Long An) trả lời Thanh Niên, cho biết vừa ký quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với thầy Nguyễn Việt Hưng, giáo viên thể dục, do vi phạm đạo đức nhà giáo.
Trường tiểu học Nguyễn Văn Dương, nơi xảy ra vụ việc (ảnh: Thanh Niên).
Trước đó, vào chiều 15/3, trong giờ học thể dục của thầy Hưng, em L.T.A.T, học sinh lớp 5/3, trường tiểu học Nguyễn Văn Dương đã quên mang trái cầu đá nên xin ra ngoài mua đem vào. Do vi phạm nội quy, thầy Hưng phạt em T. thụt đầu bằng cách hai tay nắm chặt tai và đứng lên, ngồi xuống giữa sân trường khoảng 20 lần. Cùng với em T. 12 em học sinh khác trong lớp cũng phải chịu hình phạt tương tự.
Sau khi tan học, phụ huynh em T phát hiện con có biểu hiện ngạt thở, mệt mỏi và nôn ói. Khi được hỏi đến, em kể lại bị thầy giáo phạt thụt đầu 100 cái. Bất bình, vị phụ huynh đã liên lạc với nhà trường để phản ánh vụ việc.
Theo Zing.vn, ngày 19/3, thầy Hưng đã tới nhà nữ sinh xin lỗi. Sau đó, Hội đồng sư phạm trường đã họp kiểm điểm thầy Hưng với hình thức phê bình rút kinh nghiệm. Vị hiệu trưởng cũng xác nhận rằng thầy giáo chỉ phạt các em thụt đầu 20 lần thay vì 100 lần như lời kể của em học sinh.
Không chấp nhận cách xử lý quá nhẹ, ngày 26/4, gia đình em T gửi đơn cho UBND xã Đức Hòa Đông, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đức Hòa tố cáo nhà trường cố tình bao che cho việc sai phạm của giáo viên thể dục, đề nghị xử lý nghiêm khắc thầy Hưng.
Phía nhà trường sau đó đã họp lại và đưa ra hình thức kỷ luật mới. Phía phụ huynh của học sinh cũng đã đồng ý hình thức khiển trách và rút đơn tố cáo thầy Hưng.
Bá Di (Tổng hợp)
Theo nguoiduatin
Sở GĐ-ĐT TPHCM: Cho "giáo viên véo tai, đánh học sinh" ra khỏi ngành Bà Bùi Thị Diễm Thu, PGĐ Sở Giáo dục- Đào tạo TPHCM khẳng định hành vi của cô giáo là sai phạm nghiêm trọng đến mức phải cho ra khỏi ngành. Liên quan đến vụ việc việc giáo viên chủ nhiệm lớp 2/11 trường Tiểu học Phan Chu Trinh, quận Tân Phú, TPHCM véo tai, đánh vào vai, đầu học sinh khiến phụ...