Sau vụ ‘cô gái nhiễm Covid-19′, sân bay Tân Sơn Nhất những nơi bạn nhớ để mắt
Dịch Covid-19 phức tạp, nhiều nơi trang bị nước rửa tay sát khuẩn ở khu vực đông người. Đi ra nơi công cộng như sân bay Tân Sơn Nhất, trong vai hành khách có khá nhiều khu vực bạn phải thao tác bằng tay, do vậy cần phải để mắt sau khi thực hiện thao tác để tự bảo vệ bản thân phòng dịch Covid-19.
Nhiều người không mang khẩu trang khi check-in – Như Võ
Giữa mùa dịch Covid-19, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không của người dân, du khách quốc tế dù có ở mức thấp điểm nhưng vẫn đang diễn ra mỗi ngày.
Hành trình một vòng trái đất của nữ doanh nhân – bệnh nhân thứ 34 nhiễm Covid-19
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM), ở các khu vực đón và tiễn khách vòng ngoài chưa thấy các bảng nhắc nhở cũng như hướng dẫn hành khách có các biện pháp tự bảo vệ an toàn sức khỏe.
Trong khu vực check-in, một số người không mang khẩu trang. Các khu vực vòng ngoài hầu hết có nhiều điểm mà hành khách phải sử dụng tay để thao tác và tiếp xúc, tiếc rằng chưa thấy có bình rửa tay sát khuẩn để hành khách sử dụng.
Các ki-ốt để khách check-in online với màn hình cảm ứng là bề mặt rất nhiều hành khách tiếp xúc khi thực hiện thủ tục xuất vé. Có lẽ, hành khách đến sân bay nên tự trang bị gel rửa tay khô và rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với những đồ vật này.
Ở quầy check-in lấy vé tại các ki-ốt tự động, bạn cần phải chú ý bởi không có sẵn bảng hướng dẫn phòng dịch. Đây là nơi thực hiện thao tác bằng tay khá nhiều nhưng không có sát nước sát khuẩn sẵn do vậy bạn nên đeo găng tay hay mang sẵn nước rửa tay sát khuẩn để vệ sinh sau khi thực hiện thao tác. Chú ý đứng khoảng cách an toàn với người thực hiện phía trước – Như Võ
Chạm tay vào màn hình để thực hiện thao tác xong nhớ rửa tay sạch sẽ, cẩn thận
Xe đẩy hành lí qua tay rất nhiều người sử dụng. Do vậy nếu sử dụng xong bạn nên vào nhà vệ sinh rửa tay liền hoặc dùng nước rửa tay mang theo – Như Võ
Hành khách và tiếp viên giữ khoảng cách an toàn ở quầy thủ tục. Quầy check-in hành khách thường xếp hàng nối tiếp nhau trong khoảng cách gần do vậy nhớ nên đeo khẩu trang để bảo vệ – Như Võ
Ở nơi tập trung du khách đến từ nhiều quốc gia, nhà vệ sinh tại sân bay cũng là nơi có nguy cơ lây lan Covid-19 rất lớn. Riêng các nhà vệ sinh ở sân bay Tân Sơn Nhất thì được bố trí hệ thống vòi rửa tay tự động và có xà phòng luôn được đổ đầy trong các bình.
Các tay nắm cửa nhà vệ sinh được xem là nơi có nguy cơ lây lan virus do vậy tốt nhất vẫn nên rửa tay sau khi đã chạm vào các chốt khóa này – Như Võ
Nhà vệ sinh ở sân bay có xà phòng rửa tay – Như Võ
Theo Thanh niên
Một ngư dân ở Trường Sa lặn sâu 30m trong gần 1 giờ đồng hồ bị nguy kịch
Sau khi lặn ở độ sâu khoảng 30m trong vòng 1 giờ đồng hồ, một ngư dân đánh bắt cá trên đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) đã rơi vào tình trạng nguy kịch và sau đó phải điều trực thăng từ đất liền ra đảo đưa nạn nhân vào đất liền điều trị.
Trưa nay (6.3), chiếc trực thăng EC225 (Binh đoàn 18, Bộ Quốc phòng) đã đưa 2 ngư dân đến sân bay Tân Sơn Nhất để chuyển về Bệnh viện Quân y 175 điều trị - Ảnh: C.M
Trưa nay (6.3), chiếc trực thăng EC225 (Binh đoàn 18, Bộ Quốc phòng) đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP. HCM) đưa 2 bệnh nhân bệnh nặng từ đảo Song Tử Tây và đảo An Bang (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) về Bệnh viện Quân y 175 để điều trị.
Trong đó, nặng nhất là bệnh nhân Nguyễn Tẩn (sinh năm 1967), ngư dân trên đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) bị bại yếu chân phải, nguy cơ tắc mạch, hoại tử ruột và chân phải, suy thận tiến triển; còn bệnh nhân còn lại là anh Huỳnh Tấn Vinh (sinh năm 1984), ngư dân trên đảo An Bang ( quần đảo Trường Sa) bị dập thận phải độ 3, dập gan độ 2.
Bệnh nhân được vận chuyển ra xe cấp cứu để đưa về bệnh viện điều trị - Ảnh: C.M
Bệnh viện Quân y 175 cho biết, vào lúc 19 giờ 43 phút ngày 5.3, chấp hành mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, Binh đoàn 18 cử trực thăng EC225 cùng tổ cấp cứu đường không của Bệnh viện Quân y 175 cùng ê kíp cấp cứu thực hiện bay cấp cứu ra huyện đảo Trường Sa.
Tại Bệnh xá đảo Song Tử Tây, các y bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 ghi nhận, bệnh nhân Tẩn bị hội chứng giảm áp, bại yếu chân phải, nguy cơ tắc mạch, hoại tử ruột và chân phải, suy thận tiến triển; còn bệnh nhân Vinh bị dập thận phải độ 3, dập gan độ 2.
Bệnh nhân được đưa lên xe cấp cứu của Bệnh viện Quân y 175 để chuyển đến bệnh viện - Ảnh: C.M
Theo thông tin ban đầu, vào ngày 4.3, bệnh nhân Tẩn thực hiện cú lặn ở độ sâu 30m trong vòng 1 giờ đồng hồ, sau khi lên mặt nước bệnh nhân đau nhức, bất lực vận động chân phải, đau ngực và khó thở. Bệnh nhân được nhanh chóng chuyển đến bệnh xá đảo Song Tử Tây. Lúc này, bệnh nhân Tẩn bị hội chứng giảm áp, bại yếu chân phải, nguy cơ tắc mạch, hoại tử ruột và chân phải, suy thận tiến triển.
Bệnh nhân đang được các y bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 tiến hành điều trị - Ảnh: C.M
Riêng bệnh nhân Vinh trong lúc đang đánh bắt cá trên đảo An Bang bất ngờ bị té ngã đập bụng vào nền tàu từ độ cao 2m. Kết quả siêu âm cho thấy bệnh nhân bị dập thận phải độ 3, dập gan độ 2.
Trước tình trạng khá nặng và nguy kịch của bệnh nhân, các y bác sĩ ở Bệnh xá trên đảo đã tiến hành hội chẩn trực tuyến và nhờ sự tư vấn của các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175. Sau đó, các bác sĩ quyết định chuyển bệnh nhân vào đất liền để điều trị.
Hồ Quang
Theo Một thế giới
4 cách phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa dịch Covid-19 Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mùa - "thời điểm vàng" cho những virus, vi khuẩn sinh sôi. Đừng quên những cách sau đây để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình khỏi Covid-19. Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm: Từ khoảng tháng 12 năm trước cho đến hết tháng 3 năm sau là thời gian xuất hiện nhiều...