Sau vụ bé trai rơi trụ bê tông, Đồng Tháp ra công văn khẩn về an toàn lao động
UBND tỉnh Đồng Tháp có công văn khẩn yêu cầu tăng cường công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình sau khi xảy ra vụ việc bé trai rơi ống trụ bê tông dẫn đến tử vong
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn khẩn về việc tăng cường công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn.
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua, công tác quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình đã được các cấp, các ngành, các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, nhà thầu quan tâm chỉ đạo, thực hiện chặt chẽ từ công tác thiết kế, tổ chức thi công đến việc theo dõi, kiểm tra giám sát công trình nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các vi phạm, sai phạm trong quá trình thi công.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số Chủ đầu tư và nhà thầu chưa quan tâm đúng mức, còn sự chủ quan trong công tác quản lý, giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường khu vực thi công; việc tổ chức kiểm tra, đánh giá các điều kiện an toàn, ổn định của công trình chưa chặt chẽ, đồng bộ dẫn đến thiếu an toàn trong thi công.
Lực lượng cứu hộ bé trai bị rơi xuống trụ bê tông công trình cầu Rọc Sen, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp
Để tăng cường công tác an toàn lao động, hạn chế tối đa sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, UBND Tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị là chủ đầu tư công trình xây dựng, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng công trình và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các quy định về an toàn lao động.
Video đang HOT
Đồng thời, chủ động tự kiểm tra, kịp thời phát hiện, khắc phục ngay những tồn tại, thiếu sót tại cơ quan, đơn vị mình.
Đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình xây dựng, UBND tỉnh yêu cầu phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định. Rà soát công tác tổ chức thi công, kịp thời chấn chỉnh và chỉ đạo các nhà thầu (tư vấn giám sát, thiết kế, thi công xây dựng) thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
Bé trai được xác định là đã tử vong và lực lượng chức năng vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp để đưa cháu bé lên
UBND tỉnh giao Sở Xây dựng phối hợp với các đơn vị khẩn trương yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu tổng rà soát, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy trình từ khâu thiết kế, thi công và giám sát thi công công trình; bảo đảm các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, hạn chế thấp nhất các yếu tố gây nguy hiểm đến tính mạng, gây hại đến sức khỏe người lao động và Nhân dân.
Kịp thời phát hiện những trường hợp không đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động trong công trình xây dựng hoặc cố ý sai phạm để chấn chỉnh và kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với các nhà thầu thi công xây dựng, phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình theo quy định. Trong đó, tổ chức lập kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trước khi thi công xây dựng công trình; tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với các công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng.
Chỉ đưa các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vào sử dụng tại công trường sau khi đã được kiểm định đảm bảo an toàn. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công…
Trước đó ngày 31-12-2022, tại công trình xây dựng cầu Rọc Sen (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) đã xảy ra vụ bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông sâu 35 m. Đến nay sau hơn 5 ngày lực lượng chức năng vẫn chưa thể đưa được cháu bé lên.
Hiện tổ chuyên gia Nhật Bản gồm 8 người cũng đã trực tiếp đến hiện trường tìm hiểu kỹ càng, tính toán chọn giải pháp tốt nhất để triển khai công tác sớm đưa bé lên.
Dự án cầu Kênh Rọc Sen thuộc Gói thầu số 14 dự án Xây dựng tuyến ĐT.857 đoạn QL.30 – ĐT.845 do sở GTVT Đồng Tháp làm chủ đầu tư và do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp được giao nhiệm vụ quản lý.
Nhà thầu thi công là Liên danh Công ty Cổ phần Công trình cầu phà thành phố Hồ Chí Minh – Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải Xây dựng Giao thông T&T: Công ty Cổ phần Công trình cầu phà thành phố Hồ Chí Minh.
Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải là đơn vị giám sát thi công.
Nhiều đơn vị chi viện giải cứu cháu bé bị lọt trong lòng cọc bê tông
Tại hiện trường, lực lượng cứu hộ và công binh Quân khu 9 đã chuẩn bị hệ thống neo để thực hiện việc nhổ cọc bê tông, tiến hành các biện pháp giải cứu cháu bé tại công trình cầu Rọc Sen.
Trưa 4/1, các lực lượng thi công, cứu hộ vẫn đang tích cực, khẩn trương công tác giải cứu cháu bé gặp nạn. Tất cả phương tiện, thiết bị, nhân lực được huy động tối đa cho công tác cứu hộ.
Lực lượng công binh Quân khu 9 đã chuẩn bị hệ thống neo để thực hiện việc nhổ cọc bê tông.
Lực lượng thi công, cứu hộ đã tạm dừng phương pháp khoan xoáy nước, tiếp tục tiến hành khoan guồng xoắn và đang thực hiện ở độ sâu đáy cọc bê tông khoảng 34 m.
Lực lượng thi công, cứu hộ tiếp tục tiến hành khoan guồng xoắn.
Do điều kiện địa chất phức tạp nên công tác cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Dự kiến sau khi hoàn thành công tác khoan làm mềm đất, lực lượng cứu hộ sẽ cho tiến hành nhổ cọc bê tông.
Công tác cứu hộ đang tiến hành với tinh thần rất khẩn trương.
Lực lượng cứu hộ túc trực xuyên suốt trong những ngày qua.
Trong sáng nay, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Ban quản lý Dự án Mỹ Thuận cùng các chuyên gia, lực lượng Công an, Quân đội đã được tăng cường hỗ trợ thêm cho công tác cứu hộ. Lãnh đạo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) cũng có mặt tại hiện thường.
Cứu bé trai lọt xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp: Thông tin mới nhất từ hiện trường Chiều 3/1, lực lượng cứu hộ đã làm sạch lượng bùn đất độ sâu 23m/35m trong lòng ống và tiếp tục sử dụng phương pháp guồng xoắn để mang đất đá ra ngoài.