Sau vụ 2 người giúp việc bị hành quyết, Indonesia ngưng xuất khẩu lao động
Indonesia sẽ ngưng đưa thêm lao động sang 21 quốc gia ở Trung Đông. Quyết định đưa ra sau khi có 2 phụ nữ Indonesia bị hành quyết ở Ả Rập Xê Út khiến Jakarta hết sức tức giận, AFP đưa tin.
Nhiều người Indonesia tập trung để chuẩn bị bay sang Ả rập Xê Út làm giúp việc – Ảnh: Reuters
Lệnh ngưng xuất khẩu lao động sẽ sớm có hiệu lực và ảnh hưởng đến các nước vốn đang là thị trường xuất khẩu lao động chính của Indonesia như Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Qatar, Bahrain và Ai Cập, Bộ trưởng Nhân lực Indonesia Hanif Dhakiri cho biết hôm 5.5.
“Theo điều luật, chính phủ có quyền ngưng bố trí việc làm cho công nhân Indonesia ra nước ngoài nếu công việc đó làm mất giá trị nhân phẩm và lòng tự tôn dân tộc”, hãng thông tấn nhà nước Antara của Indonesia dẫn lời Bộ trưởng Dhakiri.
Hầu hết những người xuất khẩu lao động Indonesia sang Trung Đông là phụ nữ giúp việc. Quyết định ngưng xuất khẩu lao động của Indonesia là vô thời hạn. Tuy nhiên, những người đang làm việc tại 21 nước chịu tác động của lệnh cấm sẽ vẫn được phép ở lại làm việc, theo AFP.
Video đang HOT
Jakarta từ lâu đã lên án tình trạng người giúp việc Indonesia bị đối xử tệ và đã quyết định ngưng đưa lao động sang Trung Đông mà không hề đưa ra lời cảnh báo chính thức nào.
Ả Rập Xê Út hôm 15.4 đã hành quyết bằng cách chặt đầu một nữ giúp việc 47 tuổi người Indonesia tên Siti Zainab. Cô bị buộc tội đánh chết người chủ thuê mình là bà Noura al-Morobei vào năm 1999.
Gia đình của Siti Zainab, nữ giúp việc Indonesia bị hành quyết, cùng bức ảnh của cô tại nhà riêng ở huyện Bangkalan, tỉnh Đông Java, Indonesia – Ảnh: AFP
Ả Rập Xê Út vẫn thi hành án dù trước đó một tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Indonesia đã lên tiếng xác nhận Zainab có thể mắc bệnh tâm thần và hành động của cô chỉ để tự vệ khi bị người chủ ức hiếp. Trước khi bị bắt ở Ả Rập Xê Út, Zainab từng gửi 2 bức thư cho tổ chức này và tố cáo mình bị ngược đãi.
Hai ngày sau đó, Ả Rập Xê Út tiếp tục hành quyết một nữ giúp việc Indonesia khác là Karni Binti Medi Tarsim, 37 tuổi. Cô bị kết tội vì giết chết một đứa trẻ 4 tuổi vào năm 2013. Bộ ngoại giao Indonesia đã triệu đại sứ Ả Rập Xê Út sau 2 vụ hành quyết.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Căng thẳng Indonesia - Úc: Dẫu giận vẫn phải thương
Thủ tướng Úc Tony Abbott đã triệu hồi đại sứ ở Indonesia về nước và tạm ngừng mọi tiếp xúc song phương ở cấp bộ trưởng.
Thủ tướng Úc Tony Abbott (trái) tay bắt mặt mừng với Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại lễ nhậm chức của ông Widodo hồi cuối năm 2014. Bức ảnh được post trên Twitter của ông Abbott.
Quyết định này nhằm phản ứng việc Tổng thống Indonesia Joko Widodo khước từ đề nghị khoan hồng đối với những công dân Úc vừa bị Jakarta xử tử về tội buôn lậu ma túy. Mức độ phản ứng của Úc mạnh về ngoại giao nhưng không phải là hiếm trong quan hệ giữa các quốc gia.
Trong khi ông Widodo kiên định quan điểm thì cách xử lý của ông Abbott có phần thiếu khôn khéo. Tổng thống Widodo duy trì thái độ không khoan nhượng vì nhu cầu đối nội và thể hiện bản lĩnh lãnh đạo. Thủ tướng Abbott lại gắn việc xin ân xá với chuyện Úc cứu trợ nhân đạo sau thiên tai ở Indonesia như thể nhắc nhở về trách nhiệm phải trả ơn và trả giá. Vì thế, bên cạnh chuyện pháp lý quốc tế, nhân đạo và bảo hộ công dân, vụ việc bỗng dưng còn trở thành chuyện thể diện quốc gia.
Hiện quan hệ Indonesia - Úc đang xấu đi nhưng với mức độ giới hạn về thực chất lẫn thời gian. Indonesia là đối tác quá quan trọng đối với Úc nên về lâu dài nước này không thể không tìm cách thúc đẩy quan hệ. Chống khủng bố và giải quyết vấn đề người nước ngoài nhập cư trái phép, hợp tác về quân sự - an ninh song phương cũng như với cả khu vực Đông Nam Á mà Indonesia là nền kinh tế lớn nhất đều là những vấn đề lớn động chạm trực tiếp tới tương lai của Úc.
Những trắc trở cũ đã dịu bớt tác động nhưng chưa được xử lý ổn thỏa và dứt điểm, sự tin cậy lẫn nhau vẫn còn rất mong manh. Cho nên tuy rất "giận", nhưng Úc vẫn phải "thương" Indonesia.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Mỹ ngừng cấp visa cho người giàu Trung Quốc Mỹ vừa cấp hết số thị thực đầu tư định cư (EB-5) năm thứ hai liên tiếp trước "làn sóng" đơn xin xét visa từ giới nhà giàu Trung Quốc. 90% người nộp đơn xin định cư ở Mỹ theo diện đầu tư năm ngoái có quốc tịch Trung Quốc - Ảnh: Reuters CNN ngày 15.4 đưa tin Bộ Ngoại giao Mỹ vừa...