Sau vô-lăng, những thói xấu nên bỏ
Hãy là người lịch thiệp khi ngồi sau vô lăng, dù có thể chẳng ai biết bạn là ai giữa phố phường đông đúc.
Khiếm nhã với người đi bộ
Chẳng người đi bộ nào thấy thích thú với việc nấn ná ở giữa đường gây cản trở giao thông. Hầu như tất cả đều cố gắng qua đường thật nhanh, hết mức có thể. Vì vậy, bạn đừng thiếu kiên nhẫn đến mức bấm còi inh ỏi để thúc giục họ rảo bước hoặc cố tìm cách lách qua. Hãy dành cho người đi bộ đủ thời gian và không gian cần thiết để sang đường.
Bám đuôi xe khác quá sát
Gần như bám dính cản sau của chiếc xe chạy trước sẽ không giúp bạn tới chỗ cần đến nhanh hơn, đặc biệt là khi đang tắc đường. Một số người có thể tự tin rằng mình lái chắc tay đủ mức cần thiết để bám sát đuôi xe khác với khoảng cách chỉ đút vừa chiếc iPod Nano, nhưng hãy nhớ rằng trừ phi bạn có thể kiểm soát vạn vật khách quan, thì kỹ năng lái của bạn không bao giờ là đủ.
Hãy thư giãn. Đích đến của bạn chẳng chạy đi đâu cả, nó sẽ vẫn ở đó dù bạn có giữ khoảng cách với đuôi xe trước 6mm hay 6m. Bạn cần giữ khoảng cách an toàn phòng trường hợp lái xe phía trước mất kiểm soát.
Chạy xe quá chậm
Bạn có thể cho rằng như vậy an toàn hơn, nhưng sẽ không hay chút nào nếu bạn chạy xe với tốc độ dưới giới hạn tối thiểu. Các kỹ sư đã phải làm đủ mọi nghiên cứu và tính toán để đảm bảo rằng, với điều kiện thời tiết và đường sá cho phép, bạn có thể lái xe an toàn ở giới hạn tốc độ ghi trên biển báo.
Không phải cứ lái chậm là an toàn. Đôi khi việc chạy xe quá chậm trên đường cũng tiềm ẩn những nguy cơ. Xe bạn có thể trở thành chướng ngại vật nguy hiểm trên đường với các xe khác. Một lời khuyên không mới, nhưng luôn hữu ích: hãy lái xe trong giới hạn tốc độ tối thiểu và tối đa.
Video đang HOT
Chiếm hai chỗ đậu xe
Dù xe bạn có mới và bóng bẩy đến mấy, nó cũng không có đặc quyền chiếm hai chỗ trong bãi đậu xe. Như vậy là khiếm nhã. Nếu bạn thấy xe của mình cần có chỗ đậu thật rộng rãi, hãy tìm một bãi đậu vắng vẻ, thay vì chiếm tới 2 chỗ ở một nơi đất chật, xe đông.
Luôn bật đèn pha
Nếu bạn đang lái xe một mình trên đường tối, hãy bật đèn pha (chùm sáng mạnh, chiếu ngang và xa) để đảm bảo an toàn. Nhưng nếu thấy có xe chạy ngược chiều, hoặc nếu bạn đang lái xe trên đường được chiếu sáng tốt, hãy chuyển sang đèn cốt (ánh sáng chiếu chúc xuống mặt đường, tầm phát sáng ngắn hơn) để không làm chói mắt lái xe ngược chiều.
Nếu bị ánh đèn pha của bạn làm chói mắt, lái xe chạy ngược chiều có thể bị mất kiểm soát trong chốc lát đủ để đâm trực diện vào xe bạn.
Trong trường hợp bạn đến gần xe phía trước chạy cùng chiều và định vượt, hãy chuyển sang đèn cốt để lái xe phía trước không bị chói mắt, vượt xong rồi hãy chuyển về đèn pha nếu cần thiết.
Thêm một lời khuyên, nếu bạn đang định lắp bộ đèn xenon “siêu sáng” cho xe, hãy cân nhắc lại vì sự an toàn của bản thân và người đi đường.
Không cho xe khác vượt
Hãy nhớ dù là đường nội đô hay cao tốc thì cũng không phải đường đua, vì thế bạn chẳng giành được giải gì khi ngang ngạnh không cho xe khác vượt. Nếu có ai đó thực sự cần vượt, hãy để họ vượt.
Bấm còi inh ỏi
Một số tài xế cảm thấy cần phải “khiển trách” những lái xe phía trước không tuân theo tín hiệu giao thông, bằng cách nhấn còi một cách thiếu kiên nhẫn, như khi đèn đã chuyển xanh mà các xe trước di chuyển quá chậm, hoặc có xe đậu vào phần đường ưu tiên rẽ phải khi đèn đỏ. Trong nhiều trường hợp, đúng là những người tham gia giao thông khác hơi vô ý, nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh, bấm một hai tiếng còi là đủ. Đừng tự khiến bản thân stress thêm khi cứ bấm còi inh ỏi đầy bực tức.
Bật nhạc quá to
Hẳn nhiên là việc này có thể giúp bạn thu hút sự chú ý trên phố, nhưng đa số sẽ kèm theo sự khó chịu. Nếu bạn thực sự có nhu cầu nghe nhạc, và nghe với âm lượng lớn, hãy nâng kín cửa kính, giới hạn âm thanh chỉ trong cabin, đừng làm phiền những người đi đường khác. Thêm vào đó, hãy lưu ý rằng việc mở nhạc quá to có thể gây nguy hiểm nếu bạn không thể nghe thấy tiếng còi xe khác và mất tập trung.
Lười bật xi-nhan
Có lẽ ai cũng biết công dụng của đèn xi-nhan, nhưng không phải ai cũng sử dụng đúng mọi nơi mọi lúc. Nhiều khi bạn định rẽ phải/trái khi đang chạy sát lề phải/trái và nghĩ rằng không cần thiết bật xi-nhan. Không hẳn. Hãy luôn bật xi-nhan khi chuẩn bị rẽ để các xe khác biết bạn định chuyển hướng, vì không ai lường trước được những tình huống bất ngờ.
Nhật Minh
Theo Askmen
Khi sự ghen tị núp bóng "đạo đức"
"Sao không đi từ thiện mà lại thế này thế kia", câu cửa miệng của họ luôn là vậy. Lối so sánh quá thiển cận mà chẳng hiểu sao vẫn tồn tại trong một bộ phận những người trẻ.
"Sao không làm từ thiện?!"
Trong một cuộc thi Pet, chủ nhân (hầu hết đang thuộc tuổi teen) hào hứng mang thú nuôi dễ thương của mình đến "đọ sắc" với hàng trăm chú cún, mèo khác. Phần để khoe, phần muốn giao lưu với những bạn nuôi chó mèo và cùng có lòng thương yêu động vật giống mình. Chẳng ai để ý đến tính chất là một cuộc thi, mà đều coi như hội chợ "khoe" Pet cưng, được giao lưu với những chú cún Alaska, Husky, Lạp sườn... đáng yêu thật vui vẻ.
Tuy thế, cuộc vui vẫn gờn gợn vài hạt sạn, mà đáng buồn ở chỗ sạn lại đến từ những kẻ chẳng liên quan gì đến thi Pet, khéo cũng chẳng bao giờ kiên nhẫn nuôi nổi một chú cún hay con mèo trong nhà. Hạt sạn đến vì một thói quen rất thường tình: ghen ăn tức ở. Tại sao phải ghen tức với một cuộc thi cực thông thường, dễ mến và được đông đảo teen ủng hộ đến vậy? Câu trả lời đơn giản là vì... tính nó vậy, chuyện gì mình không làm được, vượt quá khả năng của mình thì cứ ghen tức vậy thôi. Và lại quay về câu hỏi muôn thủa, xuất hiện phần lớn ở bất cứ cuộc thi từ nhan sắc, đến trò chơi, đến chương trình ca nhạc, đến cả cuộc thi cho chó mèo: "Sao không làm từ thiện mà cứ tổ chức thi thố?","Sao cứ phải khoe chó đắt tiền thế, tiền mua chó sao không đi giúp đỡ người nghèo"... Sao không thế này, sao không thế kia, nhưng tựu chung đều là "Sao không làm từ thiện ấy!". Trăm ngàn ví dụ để rồi dẫn đến câu hỏi cũ rích, chẳng qua chỉ biện minh cho sự ghen tị đang núp bóng vấn đề rất đạo đức: làm từ thiện.
Từ thiện là một khái niệm rất rõ ràng và đạo đức, nhưng lại hay bị mập mờ giữa những kẻ ghen tức và đạo đức giả. Ví dụ, ở một cuộc thi nào đó diễn ra với mục đích trong sáng, có ý nghĩa về văn hóa, thì lại không thể không có những kẻ vạch lá tìm sâu và lôi vài câu đại loại như "Tiền tổ chức thi sao không đem làm từ thiện, giúp đỡ những mảnh đời nghèo khó? Thật tốn tiền, lãng phí, chơi nổi"... Đáng buồn là lời nhận xét "Sao không, sao không..." ấy xuất phát toàn từ những kẻ "loser" toàn tập, cả đời có lẽ vẫn chưa góp được đồng tiền nào vào quỹ phúc lợi, gửi được bộ quần áo nào giúp đỡ đồng bào lũ lụt, mua được bao gạo hay gói mỳ nào giúp trẻ em cơ nhỡ... nhưng lại rất hay "kém miếng khó chịu".
Thói ghen tức đội lốt "đạo đức", thực ra chỉ là trò hề của những "loser" yếu kém (Ảnh minh họa)
Chỉ ngồi một chỗ, bực tức vì nhiều sự kiện vui vẻ, trẻ trung đang diễn ra trước mắt mà mình chẳng thể tham gia, và cứ thế gán 2 chữ "từ thiện" vào sau mỗi câu ghen tức của mình. Thi Pet, người ta đem chó mèo đến giao lưu với người nuôi Pet và yêu thương động vật khác, chứ đâu để khoe vài con chó tiền triệu? Nuôi chó mèo là sở thích cá nhân, liên quan gì tới làm từ thiện, vậy mà phải so sánh và gán bằng được cho "cái tội": "Nuôi chó tiền triệu sao không làm từ thiện?". Lối so sánh quá thiển cận, chẳng hiểu sao vẫn tồn tại trong cộng đồng người trẻ. Không liên quan đến mình mà vẫn cứ phải "kém miếng khó chịu", ấy thế mới thật là tài!
Thói xấu đang bị tẩy chay
Cách đây vài tháng, cái tin một game thủ bỏ 1,5 tỷ đồng để đổi một danh hiệu ảo trong game gây sôi sục trong cư dân mạng, nhất là giới chơi game. Người chơi mê game và chấp nhận bỏ ra số tiền lớn chắc hẳn có gia cảnh khá giả, nhưng tạm thời không bàn đến bởi đó là sở thích, là cuộc sống riêng của mỗi người. Không ít đại gia trong làng game sẵn sàng bỏ ra vài tỉ đồng chỉ để mua một accout yêu thích.
Thế nhưng, cái sự bỏ ra nhiều tiền chỉ để đổi danh hiệu ảo của một game thủ, lại quá ảnh hưởng đến cuộc sống của những kẻ rỗi hơi, chuyên ghen ăn tức ở. Nực cười ở chỗ chả có mối liên quan gì đến người ta, nhưng họ sẵn sàng ngồi cả ngày comment chửi bới, khinh miệt game thủ vì "Tại sao bỏ ra nhiều tiền cho 1 thứ ảo đến thế, thà tiền đó để giúp người nghèo, làm từ thiện còn hơn"... Nhiều chú còn ác miệng đến mức khẳng định "Chắc là bố mẹ nó rút tham ô nên mới phung phí đến thế!". Những comment ghen tức ngày càng tăng level, và kiểu gì cũng phải gán thêm vế "từ thiện" vào, kiểu gì cũng phải có!
Ngay lập tức, một luồng thông tin khác lên tiếng phản đối. Một độc giả comment "Muốn được như người ta thì cố mà giàu vào rồi làm từ thiện nhé. Người ta có tiền mua cái gì chả được, tiền của ông đấy à mà kêu như đúng rồi? Đừng cứ vào topic game để ăn tục nói phét. Đã làm được cái gì mà hơi tí là lôi từ thiện, phải làm việc gì có ích cho đời ra nói người khác? Người ta làm từ thiện phải khoe cho ông biết sao?"... Các comment khác cũng với nội dung tương tự, đã khiến những kẻ phiến diện, ghen tức hết đất biểu diễn.
Chỉ cần đọc qua cũng thấy khó chịu với những kẻ chỉ chăm chăm chê người trên mạng, sẵn sàng ngồi cả ngày để comment, lướt web rồi chê lấy chê để và không quên đặt câu hỏi về từ thiện. Trong khi đó, đố ai thấy được họ bỏ đồng nào trong túi ra cho người ăn xin trên phố, hay góp được xu nào trong quỹ lớp, quỹ trường mỗi khi có đợt từ thiện? Ấy vậy mà rất hăng hái nói đến từ thiện ở trên mạng. Chính vì sự vô lý, lệch lạc trong suy nghĩ kiểu này mà không ít người phải lên tiếng tẩy chay thói đạo đức giả.
Xem ra, cộng đồng mạng nói chung cũng đã "miễn dịch" với thói ghen tị đạo đức giả. Bởi vì ai cũng hiểu rằng, không thể chuyện gì cũng có thể gán cho việc làm từ thiện, vốn là một công việc đầy lòng nhân ái, với ý nghĩa giúp đỡ những mảnh đời khó khăn. Việc đánh đồng sự ghen tức cá nhân vào ý nghĩa tốt đẹp đó, chẳng phải tự khẳng định sự lố bịch, xấu xí của mình hay sao?
Theo PLXH
Ngô Kiến Huy và những bí mật chưa bao giờ kể Chàng ca sĩ "Mưa sao băng" thường rất hay ngủ nướng, hay đến những quán trà mỗi khi buồn và từng khóc rất nhiều khi bị mất một con chó... - Kỷ niệm nhớ nhất mà mỗi lần nghĩ lại Huy vẫn còn thấy rất xấu hổ? - Đó là hồi học lớp 7, khi Huy có cảm tình với cô bạn gái...