Sau Văn Hậu & Văn Lâm, cầu thủ Việt Nam xuất ngoại nên tới nước nào?
Bóng đá Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu cầu thủ nhưng môi trường nào được đánh giá là thuận lợi nhất cho những Quang Hải & Văn Đức, nếu họ muốn xuất ngoại?
Mặc dù những cầu thủ HAGL như Công Phượng và Xuân Trường xuất ngoại thất bại nhưng tín hiệu tích cực từ Văn Lâm và phần nào là Văn Hậu cho thấy cơ hội thi đấu bên ngoài lãnh thổ vẫn là không ít cho các cầu thủ Việt Nam. Tin đồn Quang Hải và Phan Văn Đức được CLB Consadole Sapporo tại Nhật Bản liên hệ cho thấy điều đó.
Đang có tin đồn Văn Đức được mời sang Nhật chơi bóng
Dù vậy những trường hợp được xuất ngoại sang tận châu Âu như Văn Hậu là rất hiếm hoi và không phải CLB nào cũng dễ dàng trao cơ hội cho các ngoại binh châu Á, nhất là ở những giải VĐQG có quy chế ngoại binh khắt khe. Chính giải Eredivisie có những quy định nhằm buộc các CLB phải trọng dụng cầu thủ nội, do vậy mà cơ hội của Văn Hậu trụ lại ở Heerenveen không phải là lớn.
Vậy những giải đấu nước ngoài nào không những sẽ đón chào cầu thủ Việt Nam mà còn có quy chế ngoại binh thuận lợi? Các giải đấu châu Âu khi tuyển mộ cầu thủ châu Á thường nhìn vào các giải VĐQG chất lượng chuyên môn cao như J-League hay K-League nên cơ hội đi châu Âu của cầu thủ Việt Nam thực ra chỉ cao khi đã trải nghiệm các giải này, và đó lại là hai giải đang có quy chế ngoại binh ưu ái cho các nước Đông Nam Á.
Hồi tháng 4/2019, giải K-League công bố kể từ năm 2020 họ sẽ cho phép các CLB sử dụng 5 ngoại binh trong đó có 1 suất cho cầu thủ ASEAN. Trong khi đó J-League không giới hạn ngoại binh nhưng đội hình đăng ký thi đấu mỗi trận chỉ được chọn 5 cầu thủ.
Tuy nhiên những ai đến từ 9 quốc gia đối tác của giải đấu (Việt Nam, Thái Lan, 5 nước Đông Nam Á khác, Iran và Qatar) sẽ không bị tính là ngoại binh (tức về lý thuyết một CLB J-League có thể tung ra đội hình không có người Nhật nào nếu các cầu thủ đều đến từ Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Myanmar hay Qatar).
Chanathip Songkrasin trong màu áo Consadole Sapporo. Anh là cầu thủ ASEAN nhưng thực tế không bị tính là ngoại binh ở J-League
Ngoài Hàn Quốc và Nhật Bản thì chỉ có 2 giải VĐQG khác ưu ái ngoại binh ASEAN vì đều ở Đông Nam Á. Thai League cho các CLB tới 4 suất cầu thủ Đông Nam Á và hiện 16 CLB ở giải này đang có trong biên chế của họ 24 cầu thủ ASEAN. Giải còn lại, Liga Super Malaysia, chỉ có 1 suất cho cầu thủ ASEAN và còn yêu cầu chỉ các cầu thủ ASEAN đã chơi tối thiểu 30 trận cho ĐTQG mới được tự do ký hợp đồng, số còn lại phải trình lên cho Hiệp hội bóng đá Malaysia xem xét.
Video đang HOT
Do vậy mà hiện ở châu Á chỉ có giải J-League, K-League và Thai League là những giải VĐQG có quy chế để các CLB tích cực tuyển mộ cầu thủ Việt Nam. Đây là những giải đấu tốt hơn V-League về quy mô và tài chính, nên nếu chưa thể vươn tới trời Âu thì đó sẽ là những điểm đến không tồi cho các ngôi sao Việt Nam muốn xuất ngoại.
Theo Q.D (Khám Phá)
Trước Văn Hậu, các cầu thủ Việt Nam đã ra mắt thế nào khi xuất ngoại?
Sau những nỗ lực và cố gắng, Đoàn Văn Hậu đã có màn ra mắt chính thức đầu tiên trong màu áo Heerenveen, ở trận đấu với Roda JC thuộc khuôn khổ KNVB Cup. Nhân dịp này, chúng ta hãy cùng GOAL nhìn lại các màn ra mắt của cầu thủ Việt Nam khi xuất ngoại trong màu áo các câu lạc bộ!
1. Lê Công Vinh - Leixoes | Primeira Liga 2009-10
Công Vinh là một trong số ít cầu thủ Việt Nam có màn ra mắt CLB nước ngoài "tử tế". Cụ thể, ngày 4/10/2009, trong khuôn khổ vòng 7 giải VĐQG Bồ Đào Nha, chân sút xứ Nghệ được ban huấn luyện CLB Leixoes điền tên vào đội hình chính trong cuộc đọ sức với Uniao Leiria.
Trận này, thủ quân ĐT Việt Nam khi đó đá trọn 90 phút, góp công giúp đội nhà giành chiến thắng 3-2 trước đối thủ. Về phầ mình, Công Vinh có hai cơ hội để tự mình ghi bàn song đều bỏ lỡ. Sau trận này, tiền đạo xứ Nghệ chỉ ra sân thêm 3 lần nữa cho Leixoes (2 ở Cúp Quốc gia), trước khi chia tay lặng lẽ vào cuối năm 2009.
2. Lê Công Vinh - Consadole Sapporo | J2 League 2013
Chuyến xuất ngoại lần thứ hai của Công Vinh diễn ra suôn sẻ hơn khi anh tìm được môi trường phù hợp với khả năng - đó là CLB Consadole Sapporo tại J2 League.
Nhận được sự tin tưởng từ lãnh đạo CLB và ban huấn luyện, ngày 21/8/2013, Công Vinh chính thức ra sân trong màu áo đội bóng mới ở cuộc đối đầu với đối thủ Ehime. Anh vào sân ở phút 85 và không có đủ thời gian để tạo ra dấu ấn. Mặc dù vậy, đây vẫn có thể xem là cú hích đáng kể cho tiền đạo xứ Nghệ trong hành trình chứng minh bản thân sau đó.
5 tháng ở Nhật, Vinh ra sân 9 trận tại J2 League, ghi 2 bàn - trở thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên ghi bàn tại một giải đấu của Nhật Bản.
3. Lương Xuân Trường - Incheon United | K League 1 - 2016
Sau khi chứng kiến và ấn tượng với những phẩm chất kĩ thuật của tiền vệ sinh năm 1995, CLB Incheon United đã đặt vấn đề chiêu mộ Lương Xuân Trường (dưới dạng cho mượn) với HAGL, và được chấp thuận. Thương vụ chính thức hoàn tất vào ngày 28/12/2015
Tuy nhiên phải đến gần 5 tháng sau đó, "chàng Híp" mới có lần đầu ra mắt CLB mới trong cuộc đối đầu Gwangju FC chiều 22/5/2016. Anh thi đấu 60 phút và để lại dấu ần là những đường chuyền phát động tấn công ấn tượng. Mặc dù đội nhà thất thủ 0-1, nhưng màn trình diễn của Xuân Trường ở lần đầu khoác áo đội 1 Incheon United vẫn được đánh giá khá cao.
Sang năm 2017, Xuân Trường chuyển từ Incheon United sang Gangwon FC dưới dạng hợp đồng cho mượn thời hạn 1 năm.Thời gian này được đánh giá không mấy thành công với tiền vệ người Tuyên Quang khi anh dành phần lớn thời gian trên băng ghế dự bị. Xuyên suốt mùa giải 2017, anh chỉ ban huấn luyện Gangwon tin dùng đúng 3 trận (2 ở K League và 1 ở Cúp Quốc gia).
Đến cuối năm 2017, tuyển thủ họ Lương kết thúc hợp đồng và trở về khoác áo HAGL.
4. Lương Xuân Trường - Buriram United | Thai League 1 - 2019
Đầu năm 2019, Lương Xuân Trường tiếp tục xuất ngoại khi chuyển từ HAGL sang Buriram United dưới dạng hợp đồng cho mượn thời hạn 1 năm. Tiền vệ người Tuyên Quang có trận ra mắt đầu tiên khi cùng Buriram chạm trán Nakhon Ratchasima trong trận giao hữu vào ngày 17/2. Anh được xếp đá chính ngay từ đầu và chơi tổng cộng 64 phút, với dấu ấn là một số đường chuyền sáng nước cho đồng đội.
6 ngày sau trận này, Xuân Trường tiếp tục có trận ra mắt chính thức ở Thai League khi cùng Buriram chạm trán Chonburi. Trận này, anh thi đấu không thành công và phải rời sân ngay phút 53.Tính tổng cộng, trong 4 tháng chinh chiến nơi xứ người, Xuân Trường được thi đấu đúng 9 lần, với 6 trận ở giải quốc nội và 3 trận ở AFC Champions League. Dấu ấn để lại là một pha đá phạt thành bàn tại vòng 9 trong trận gặp Nakhon Ratchasima và một kiến tạo ở vòng bảng cúp châu Á.
5. Đặng Văn Lâm - Muangthong United | Thai League 1 - 2019
Sau Xuân Trường, tới lượt Đặng Văn Lâm có trận bắt chính trong màu áo Muangthong United, khi cùng đội nhà đối đầu với Prachuap ở vòng 1 Thai League 2019. Thật không may cho Lâm "Tây" và đồng đội khi dù chơi khá tốt nhưng họ vẫn bất ngờ để thua đối thủ với tỷ số sát nút 1-0.
Bàn thắng duy nhất của đội khách diễn ra trên chấm 11m. Văn Lâm dù đoán đúng hướng sút nhưng không thể cản phá thành công. Ngoài pha này, anh còn ít nhất 2 lần cứu thua ấn tượng.
Tại Thai League 2019, thủ thành Việt kiều bắt chính đủ 30/30 trận cho Muangthong, góp công lớn giúp đội nhà cán đích ở vị trí thứ 5 chung cuộc.
6. Đoàn Văn Hậu - Heerenveen | KNVB Beker - 2019-2020
Sau rất nhiều chờ đợi, Văn Hậu cuối cùng cũng được ban huấn luyện Heerenveen trao cơ hội xuất hiện trong màu áo đội một. Khoảnh khắc đặc biệt này xảy ra ở phút 89 trong trận đấu tại vòng 1/16 KNVB Beker giữa Heerenveen và Roda JC.
Thời gian thi đấu ngắn ngủi không thể giúp hậu vệ 20 tuổi thể hiện được quá nhiều điều. Dấu ấn duy nhất để nói về Văn Hậu trận này có lẽ là... tấm thẻ vàng ở phút 90 2 (tức chỉ 3 phút sau khi xuất hiện). Sau cột mốc này, nhà vô địch SEA Games 30 được kì vọng sẽ có thêm nhiều lần được trao cơ hội đá chính cùng Heerenveen.
Theo PV (Goal/VN)
Ông Park điểm huyệt bóng đá Việt HLV Park Hang-seo đã chia sẻ về nguy cơ khủng hoảng cầu thủ chủ chốt và chưa sẵn sàng cho những cái đích cao hơn của nền bóng đá Việt Nam. Cách đây sáu năm, VFF đã từng đưa ra chiến lược đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 nhưng phải đến khi có HLV Park Hang-seo thì những giấc mơ mới phần...