Sau Ukraine, Mỹ quyết “nhúng tay” vào Trung Quốc?
Phóng viên OpEdNews Jeff Brown trong bài viết của mình đưa ra nhận định, sau các sự kiện ở Ukraine, người Mỹ đang nhắm tới mục tiêu mới Hồng Kông.
Phóng viên OpEdNews Jeff Brown trong bài viết của mình đưa ra nhận định, sau các sự kiện ở Ukraine, người Mỹ đang nhắm tới mục tiêu mới Hồng Kông.
“Mỹ đến tin tưởng về sự hiệu quả của cuộc cách mạng màu. Chiến thuật này thực sự phát huy ở Yugoslavia, Gruzia, Ukraine và một số quốc gia khác ở Trung Đông. Tuy nhiên ở Nga, Belarus và Venezuela, cách thức này không còn đem lại lợi thế cho Washington. Có lẽ, bây giờ, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) quyết định ra tay ở Hồng Kông”, tay viết Brown cho hay.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là vì sao CIA lại chọn Hồng Kông làm mục tiêu vào thời điểm này. Ông Brown tin tưởng rằng, các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hồng Kông có liên hệ trực tiếp với Quỹ Quốc gia hỗ trợ Dân chủ Mỹ (NED), vốn là tấm bình phong cho CIA. NED là tổ chức đã hoạt động nhiều năm ở Hồng Kông.
Những người biểu tình Hồng Kông tụ tập ở con phố Nathan, quận mua sắm sầm uất Mong Kok ngày 3/10.
Điểm cần lưu ý đó là tất cả các tổ chức phi chính phủ đó đều hoạt động ở những quốc gia từng chứng kiến các cuộc cách mạng màu. Nhằm tìm hiểu về các tấm bình phong này của CIA, ông Brown đưa một danh sách dài các tổ chức phi lợi nhuận do chính phủ Mỹ cung cấp tài chính đang hoạt động ở Nga.
Video đang HOT
Tuy nhiên, kể từ khi Quốc hội Nga thực hiện các hành động quyết đoán chống lại các tổ chức này, các quốc gia khác cũng đề cao cảnh giác hơn về vấn đề trên.
Ở Ukraine, những kẻ đạo diễn cuộc đảo chính đã buộc được những người trên quảng trường trung tâm ở Kiev không giải tán. Đồng thời, CIA đã tuyển mộ những phần tử cấp tiến vốn là những kẻ dân tộc chủ nghĩa Ukraine. Hàng ngày, CIA trả tiền cho chúng để chúng “tạo ra địa ngục”, mang đến sự hủy hoại và chết chóc. Tất cả những điều đó chính là một phần của kế hoạch trị giá 5 tỷ USD mà bà Victoria Nuland, hiện là Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, từng khoe khoang, ông Jeff Brown viết.
Quay trở lại trường hợp ở Hồng Kông, CIA đã cố gắng tìm ra một khe hở trong “vỏ bọc thép” của Trung Quốc. Những người dân địa phương (hầu như ở khắp mọi nơi) đều cảm thấy bất mãn với nạn tham nhũng trong hàng ngũ quan chức. Giới thanh niên tin rằng, các cuộc cách mạng có thể đẩy lùi nạn tham ô này.
“Các vấn đề về kinh tế, giáo dục và nghề nghiệp trong cuộc sống ở Hồng Kông gần đây thực sự nghiêm trọng”, ông Brown nói và CIA đang lợi dụng điều đó cho để phục vụ cho âm mưu của họ.
Chưa kể, ở Hồng Kông, dường như Mỹ có phần dễ ra tay hơn. Cụ thể, chính phủ Trung Quốc cam kết rằng, họ “sẽ không thay đổi lối sống” và hệ thống quản lý đối với đặc khu từng là thuộc địa Anh này cho tới năm 2047. Các nhà tài phiệt xứ Cảng thơm này cũng đang tác động không nhỏ tới đại bộ phận dân chúng nơi đây. Đây cũng là một đặc điểm tương đồng với Ukraine.
Người dân tập trung biểu tình ở Quảng trường Maidan, thủ đô Kiev.
Và theo ông Brown, nếu Bắc Kinh không buộc các tỷ phú Hồng Kông chia sẻ lợi ích với người dân ở tầng lớp lao động thì Mỹ sẽ biến điều đó trở thành “vết dầu loang”.
Và một khi tình hình ở đặc khu hành chính này lâm vào thế nghiêm trọng, giới lãnh đạo Bắc Kinh buộc lòng phải áp đặt lệnh thiết quân luật hay triển khai binh sĩ tới đây thì đó lại là “một thắng lợi tuyên truyền to lớn” của Mỹ.
Theo ông Brown, chính điều này người Mỹ đang tìm cách có được từ Vladimir Putin và vùng lãnh thổ ly khai miền đông Ukraine – cái có thể là “một thắng lợi tuyên truyền thế kỷ” đối với phương Tây. Việc đó được làm để phá hủy các mối quan hệ kinh tế và chính trị giữa Nga và châu Âu, và như vậy là bảo đảm rằng, châu Âu vẫn sẽ là một chư hầu vô định hình và ngoan ngoãn của Mỹ.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nghi ngờ về việc, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự ổn định của toàn đất nước Trung Quốc.
Theo_Kiến Thức
Tiết lộ mới về chương trình do thám của Mỹ
Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) có thể thu thập và khôi phục hàng tỷ cuộc thoại tại bất cứ quốc gia nào thông qua các chương trình đặc biệt, được coi là "cỗ máy thời gian" không giới hạn khả năng do thám của đặc vụ Mỹ. Đây là những thông tin mới nhất trong loạt bê bối tình báo do cựu nhân viên của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden tiết lộ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters
Tờ "The Washington Post" (Bưu điện Washington) số ra ngày 18/3 dẫn tài liệu của Snowden cho biết hai chương trình có tên MYSTIC và RETRO có thể kiểm soát toàn bộ cuộc thoại tại bất cứ quốc gia mục tiêu trong thời gian là một tháng. Trong thời gian này, MYSTIC với chức năng thu thập giọng nói cho phép NSA thu thập hàng tỷ cuộc thoại mỗi ngày, trong khi đó khả năng phục hồi dữ liệu của RETRO có thể giúp tình báo Mỹ tìm lại cuộc thoại bị xóa bỏ trước đó trong trường hợp cần thiết.
Theo yêu cầu của quan chức tình báo nước này, "The Washington Post" đã không tiết lộ chi tiết những nước nằm trong diện giám sát và những nước có thể là mục tiêu của giới chức an ninh Mỹ. Nếu các thông tin trên là chính xác, hai công cụ này có thể mang lại NSA quyền năng khổng lồ trong việc theo dõi và thu thập toàn bộ thông tin của các nước trên thế giới mà không gặp bất cứ rào cản nào. "The Washington Post" cho biết thêm hoạt động của MYSTIC và RETRO còn nhắm tới các cuộc thoại của chính người dân Mỹ.
Ngay lập tức, NSA ra thông cáo báo chí. Tuy không bình luận về thông tin mới này, song NSA tái khẳng định hoạt động tình báo của cơ quan này nằm trong khuôn khổ luật pháp cho phép, tôn trọng quyền riêng tư của công dân Mỹ cũng như người nước ngoài. NSA còn chỉ trích hành động tiết lộ và thu thập các công nghệ và công cụ do thám hợp pháp của Snowden, cho rằng việc này không chỉ gây tổn hại cho an ninh quốc gia mà còn phủ bóng đen lên quan hệ của Mỹ với nhiều nước, trong đó có cả các đồng minh gần gũi của Washington.
Trong một tuyên bố mới, Snowden, người hiện đang hưởng quy chế tạm trú ở Nga, tuyên bố sẽ tiếp tục công bố nhiều thông tin nhạy cảm trong thời gian tới.
Bất chấp mọi giải thích và biện minh của chính phủ, giới phân tích bày tỏ quan ngại phạm vi hoạt động không giới hạn của NSA đang đe dọa các quyền tự do và riêng tư của người Mỹ. Giải pháp nhanh nhất và hiệu quả hiện nay chính là áp đặt quy chế nhằm kiểm soát hoạt động do thám của giới tình báo nước này.
Theo Báo Tin tức
CIA không loại trừ khủng bố trong vụ máy bay Malaysia Người đứng đầu Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nói rằng ông không thể loại trừ khả năng khủng bố trong vụ máy bay Malaysia mất tích. Giám đốc CIA John Brennan. Ảnh: Reuters Giám đốc CIA John Brennan cho hay, một số người nhận trách nhiệm về vụ máy bay mất tích. Vì vậy, ông Brennan khẳng định không thể...